Chi tiêu công giáo dục một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chi tiêu công giáo dục đến phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển (Trang 29 - 34)

2.4.1. Chi tiêu công giáo dục ở Mỹ

Mỗi năm Chính phủ Mỹ chi tiêu cho giáo dục với một khoản ngân sách 5 - 6% trong tổng GDP, nếu quy đởi ra tiền thì đây là một khoản chi rất lớn mà không phải quốc gia nào cũng làm được. Nhờ những chính sách đúng đắn của Chính phủ Mỹ trong việc đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo, do đó nước Mỹ tạo ra một đội ngũ các nhà tri thức có trình độ chun mơn cao và sự phát triển vượt bậc, đi

trước trong lĩnh vực khoa học, công nghệ. Nền giáo dục của Mỹ gặt hái được nhiều thành tựu rất cao với quy mơ lớn và có những bước tiến dài.

Năm 2014, Mỹ dành 5% trong tổng GDP của cả nước chi cho giáo dục (UNDP, 2018). Hệ thống giáo dục Mỹ phần lớn được cung cấp do khu vực công và được tài trợ từ 3 cấp độ: cấp độ liên bang, tiểu bang và địa phương. Trẻ em là đối tượng đặc biệt, Hiến pháp Mỹ quy định giáo dục trẻ em là bắt buộc. Trẻ em là đối tượng rất quan trọng, vì là nguồn lực tương lai của nước Mỹ (xem bảng 2.1).

Để phát triển giáo dục hiệu quả và tồn diện, khơng những đầu tư cho các cấp, ngành học mà còn phải đảm bảo thu nhập cho người lao động trong ngành giáo dục để họ dành tồn bộ tâm trí cho giáo dục. Mức lương trung bình năm 2015 của một giáo viên tiểu học có 10 năm kinh nghiệm là 55.037 USD World Bank (2018) và con của họ được hưởng giáo dục miễn phí đến hết trung học.

Để hỗ trợ sinh viên theo học đại học Chính phủ Mỹ có nhiều chương trình cho vay vốn; sinh viên vay vốn liên bang có nghĩa vụ thanh tốn 15% thu nhập hàng tháng của họ cho đến khi hết khoản vay, nếu chưa trả hết nợ trong thời hạn 25 năm thì số nợ cịn lại sẽ được miễn, quy định này được thực thi từ năm 2014.

Bảng 2.1: Chi tiêu của chính phủ cho giáo dục ở một số nước trên thế giới

Tên nước Tỷ lệ (%/GDP) Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Armenia 2,8 2,7 2,2 2,8 2,8 Bahrain 2,6 2,5 2,5 2,7 2,7 Belarus 5,0 5,0 4,8 4,8 5,0 Colombia 4,4 4,9 4,7 4,5 4,5 Costa Rica 6,7 6,8 6,9 7,1 7,1 El Salvador 3,3 3,4 3,4 3,5 3,5 Guatemala 3,0 2,8 2,9 3,0 2,8 Iran 3.2 3.1 2.8 2.8 3.4

Jamaica 6,1 6,3 6,0 5,5 5,3 Kenya 5,5 5,4 5,3 5,3 5,4 Malaysia 5,7 5,5 5,2 5,0 4,8 Maldives 3,8 3,8 3,5 4,5 4,3 Mauritius 3,4 3,6 4,9 4,9 5,0 Mongolia 5,2 4,9 4,7 4,2 5,2 New Zealand 7,2 6,7 6,4 6,3 6,4 Pakistan 2,1 2,5 2,5 2,7 2,5 Peru 2,9 3,3 3,7 4,0 3,8 Saint Lucia 3,6 4,3 4,3 4,4 5,7 Sri Lanka 1,5 1,6 1,9 2,2 3,5 Togo 4,7 4,7 4,9 5,2 5,1

Nguồn: Human Development Data (1990 - 2017) - UNDP, 2018

2.4.2. Chi tiêu công giáo dục ở Nhật Bản

Giáo dục của Nhật Bản được được xếp vào hàng đầu Châu Á, mặc dù vậy chi tiêu của Chính phủ Nhật Bản cho giáo dục khơng nhiều. Nhìn vào con số trung bình của tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục so với tởng chi tiêu của Chính phủ các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) là 12,9% thì Nhật Bản xếp ở mức thấp thứ hai là 9,1%, chỉ sau Italy ở mức 8,6%.

Chính phủ Nhật đã thay đởi cách phân phối ngân sách cho các độ tuổi. Nhiều nguồn lực dần được chuyển sang thế hệ trẻ với những kế hoạch cung cấp thêm tài trợ cho giáo dục mầm non. Đảng Dân chủ Tự do của Thủ tướng Shinzo Abe đang xem xét đưa ra kế hoạch giảm chi phí của các hộ gia đình dành cho giáo dục. Theo chương trình này, sinh viên có thể mượn tiền từ Chính phủ để trang trải học phí trong những năm học đại học. Các sinh viên bắt đầu trả nợ Chính phủ khi thu nhập của họ vượt qua ngưỡng tối thiểu.

Bên cạnh đó, chương trình học bởng đa dạng của Chính phủ Nhật đang cung cấp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp nhằm tạo cơ hội giáo dục bình đẳng trên

cả nước. Sinh viên từ các hộ gia đình có thu nhập thấp được hưởng giáo dục miễn phí tại các trường đại học quốc gia với khoản đầu tư của Chính phủ trị giá 800 tỷ Yên dành cho chương trình.

Ở Nhật Bản trường tư thục chiếm 80% số lượng các trường đại học ở quốc gia này và học phí lên tới 1,2 triệu n/năm gần gấp đơi chi phí học tập tại một trường đại học công. Theo OECD, Nhật Bản là quốc gia có sự bình đẳng giáo dục cao nhất thế giới. Tuy nhiên, ở cấp đại học, những sinh viên hạn chế về điều kiện tài chính họ có thể chọn theo học ở những trường chi phí học tập phù hợp nhưng chất lượng thấp hơn hoặc vay từ Chính phủ để trang trải chi phí học tập ở các trường tư. Để giúp sinh viên sau khi ra trường có thể nhanh chóng trả các khoản nợ Chính phủ, Bộ Giáo dục Nhật Bản hỗ trợ họ bắt đầu các dự án khởi nghiệp hay sử dụng kiến thức và kĩ năng từ bậc đại học để tìm được mơi trường làm việc tốt.

Thành công của Nhật Bản trong giáo dục là niềm tin mang tính truyền thống rằng thành cơng trong học tập đều có thể đạt được đối với tất cả học sinh. Chính phủ Nhật Bản phân quyền cho các địa phương chủ động đưa ra các chính sách cơng bằng để thu hút các giáo viên chất lượng cao về giảng dạy đồng thời dành trách nhiệm ra quyết định về giáo dục cho các trường học .

2.4.3. Chi tiêu công giáo dục ở Singapore

Singapore là một trong những quốc gia được đánh giá có nền giáo dục tốt nhất, nơi có học sinh thơng minh nhất thế giới. Đi cùng với điều đó, chi phí trong lĩnh vực giáo dục tại Singapore cũng rất đắt đỏ. Trong năm tài khố 2017, Chính phủ Singapore quyết định tăng chi phí cho giáo dục lên đến 12,9 tỷ đô Singapore (gấp đôi so với năm 2015; tương đương 9,3 tỷ USD), chiếm 17% tổng chi tiêu của Chính phủ Singapore. Khoản chi này vừa dùng để trả lương cho giáo viên, đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giảng dạy và dùng để hỗ trợ cho học sinh có quốc tịch Singapore.

Theo khảo sát của HSBC Holdings Plc, có trụ sở chính tại London (Anh), Singapore đứng thứ ba trên thế giới về số tiền đầu tư cho mỗi học sinh từ tiểu học lên đến bậc đại học (ước gần 80.000USD), chỉ sau Hồng Kông và Các Tiểu vương

quốc Ả Rập thống nhất. Phần lớn chi phí học tập của học sinh Singapore được Chính phủ chi trả, người học chỉ phải đóng khoản học phí rất thấp. Năm 2017, Chính phủ Singapore trợ cấp khoảng 435.100 học sinh bậc tiểu học và THCS, đồng thời hỗ trợ 80.100 sinh viên đang học đại học và sau đại học. Vấn đề chi phí đắt đỏ cho giáo dục ở Singapore không đáng quan ngại đối với phụ huynh học sinh, chỉ vì họ muốn con cái của mình được thụ hưởng một nền giáo dục tốt nhất để trang bị cho tương lai của chúng và là niềm tự hào góp phần xây dựng đất nước phát triển thịnh vượng của con cái họ.

Kể từ khi lập quốc hơn 50 năm trước, giáo dục luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu của cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu - kiến trúc sư trưởng của đất nước Singapore, nhằm tạo ra nguồn nhân lực kế cận có chất lượng cao. Đây là một yếu tố quan trọng làm thay đổi Singapore, từ một làng chài nhỏ bé trở thành một con rồng của Châu Á, là nền kinh tế phát triển và nằm trong top 10 quốc gia giàu có nhất thế giới hiện nay. Nói cách khác, Singapore chi mạnh tay cho giáo dục là chiến lược để xây dựng “một dân tộc thông minh”.

Singapore đang nỗ lực chuyển nền kinh tế trở thành câu lạc bộ công nghệ cao, trong đó bao gồm chương trình “quốc gia thơng minh”, trang bị cho học sinh những kỹ năng của nền kinh tế số.

2.4.4. Chi tiêu công giáo dục ở Hàn Quốc

Hàn Quốc đã minh chứng cho sự thay đổi số phận của một đất nước, của mỗi cá nhân và gia đình họ thơng qua việc giáo dục. Giáo dục quyết định đến năng lực sản xuất tạo ra của cải cho xã hội, bản thân và gia đình. Giáo dục giúp cho cuộc sống con người tốt đẹp hơn, cạnh tranh cơng bằng và sống có ln lý.

Văn hóa trọng thị giáo dục đã có ở Hàn Quốc từ thế kỷ IX, để được đứng vào hàng ngũ quan lại họ phải thi tuyển cạnh tranh. Vào thời kỳ bị Nhật Bản chiếm đóng, người dân Hàn Quốc có tiêu ngữ “Biết nhiều là sức mạnh. Phải học thì mới sống được” làm kim chỉ nam trong cuộc sống. Hàn Quốc được giải phóng vào năm 1945 và nhanh chống trở thành “quốc gia học tập”, “tổ chức học tập”. Người Hàn

Quốc rất xem trọng việc học tập của con em họ, dù nghèo khó họ vẫn khơng tiếc chi tiêu cho giáo dục kể cả bán tất cả tài sản mà họ có.

Vai trị của giáo dục ln được Chính phủ Hàn Quốc đề cao đối với nền kinh tế và xã hội. Quá trình phát triển kinh tế là một quá trình học hỏi khơng ngừng của đất nước này. Sẽ khó mà thụ hưởng được thành quả của sự phát triển kinh tế nếu không quý trọng giá trị của giáo dục và sự học hỏi

Năm 2015, Chính phủ Hàn Quốc dành 5,1% trong tởng GDP của cả nước chi cho giáo dục (UNDP, 2018). Chi tiêu cho giáo dục của Hàn Quốc thấp hơn so với các nước công nghiệp phát triển, để thực hiện cơng nghiệp hố, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư cho giáo dục phở thơng để có nguồn nhân lực lành nghề đáp ứng tốt nhu cầu cơng việc. Chính phủ có xu hướng gia tăng chi tiêu cho giáo dục và chú trọng đầu tư nhiều hơn vào khu vực nông thôn để đáp ứng nhu cầu đổi mới nông thôn. Phổ cập trung học là quy định bắt buộc đối với cơng dân Hàn Quốc và chi phí học tập do chính phủ chi trả. Chính phủ Hàn Quốc có những chính sách để thu hút nhân tài làm việc cho ngành sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động chi tiêu công giáo dục đến phát triển nguồn nhân lực ở các nước đang phát triển (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)