5.3.1. Tăng quy mô chi tiêu công cho giáo dục trong tổng chi NSNN
Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới”. Giáo dục góp
phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, là chìa khóa, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục được ưu tiên đầu tư và đầu tư cho giáo dục được xếp vào đầu tư phát triển.
Trong xu thế hiện nay các quốc gia hướng đến xây dựng nguồn nhân lực vững chắc cho tăng trưởng kinh tế, do đó chi tiêu cơng cho giáo dục ln ưu tiên và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu chi NSNN, tùy đặc điểm của mỗi quốc gia nhưng nhìn chung tỷ lệ chi cho giáo dục thường cao hơn những khoản chi khác và không thể thiếu. Chi tiêu cơng cho giáo dục là nguồn tài chính cơ bản, chủ yếu để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục của quốc dân. Chi NSNN cho giáo dục tạo điều kiện ban đầu, đồng thời là tiền đề để các tầng lớp dân cư tham gia vào giáo dục cũng như giúp điều phối cơ cấu của tồn ngành.
Chi tiêu cơng cho giáo dục với vai trò là hạt nhân trong chi tiêu giáo dục của một quốc gia. Để có nền tảng giáo dục tốt tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên và người quản lý. Bên cạnh đó để thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, chế độ trợ cấp đối với những đối tượng khó khăn và những cơ chế ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực phục vụ trong ngành giáo dục cần phải có nguồn kinh phí để thực hiện.
“Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu” của UNESCO (2016) đã khuyến nghị các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục. Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam ln duy trì mức chi NSNN cho giáo dục ở mức xấp xỉ 20% trong tổng chi NSNN, tương đương 5% GDP. Tuy nhiên tính trên con số tuyệt đối thì tương đối nhỏ và mức bình quân chi cho mỗi học sinh, sinh viên của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước. Mức chi bình quân cho một sinh viên trong năm 2016
của một số nước; Việt Nam: 700 USD, Malaysia: 2.505 USD, Nhật Bản: 7.390 USD, Hồng Kông: 10.325 USD, Chi Lê: 2.747 USD, Canada: 15.971 USD (UNDP, 2018).
Vì vậy, chính phủ cần phải thu hút các nguồn lực và cân đối các khoản chi NSNN để tăng quy mô chi cho giáo dục đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nhanh và bền vững (Hình 5.1).
Hình 5.1: Chi NSNN cho lĩnh vực GD & ĐT giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
5.3.2. Thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục
Trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp, nhà nước cần đẩy mạnh thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho giáo dục nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. Để huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục cần tăng quyền tự chủ cho các trường trong việc huy động và quản lý nguồn thu, trên cơ sở áp dụng cơ chế thị trường, thực hiện cạnh tranh lấy hiệu quả giáo dục làm thước đo.
tâm bỏ vốn, có chính sách miễn giảm thuế, giảm tiền thuê đất, tạo môi trường trường cạnh tranh giữa các trường trong và ngồi cơng lập, giữa các trường do nhà đầu tư trong nước và nước ngồi. Từ đó người dân có nhiều quyền lựa chọn môi trường học tập cho con cái họ phù hợp và mang lại hiệu quả. Thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục là sự gia tăng trường ngồi cơng lập, giảm các trường công, giảm khu vực công trong dịch vụ dân sự; thu hút nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục (Hình 5.2).
Hình 5.2: Trung bình nguồn NSNN và xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã nhận được sự quan tâm lớn của xã hội, cần tiếp tục phát huy những ưu điểm để cùng với hệ thống giáo dục cơng lập góp phần vào đởi mới giáo dục. Việc mở rộng và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục sẽ là điều kiện tốt để nền giáo dục ở các nước đang phát triển tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm và tạo ra môi trường cạnh tranh trong giáo dục, các cơ sở giáo dục tồn tại và phát triển bắt buộc phải có những thay đởi qua đó giúp nâng cao chất lượng.
nhân có thể làm thì nhà nước hạn chế tham gia dành phần NSNN để đầu tư vào những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người…và những đối tượng khó khăn cần phải có sự trợ giúp của nhà nước. Qua đó nhà nước tranh thủ được sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực giáo dục tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội, đồng thời điều tiết và làm giảm khoảng cách chất lượng giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn.
Qua số liệu thống kê cho thấy, việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả. Cụ thể, trong giai đoạn 2013 - 2017 trung bình nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo chỉ bằng 2% NSNN chi cho giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách đột phá để thu hút nguồn lực ngoài ngân sách tham gia đầu tư vào giáo dục như; chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách miễn, giảm thuế, chính sách về giao đất, cho thuê đất…
5.3.3. Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực chi tiêu công giáo dục
Thực hiện phân bổ nguồn lực chi tiêu công cho giáo dục một cách rõ ràng, minh bạch và có tính dự báo nhằm giúp các cơ sở giáo dục lập kế hoạch chủ động trong việc sử dụng kinh phí. Xây dựng khung pháp lý quy định rõ mức phân bổ để các đơn vị chủ động xây dựng dự tốn và kế hoạch sử dụng kinh phí, giao quyền chủ động cho các đơn vị được phép thực hiện điều chỉnh khi cần thiết trên cơ sở trần dự toán được giao. Quy về một đầu mối phân bổ ngân sách, tránh tình trạng nhiều cơ quan nhà nước được quyền phân bổ làm phân tán nguồn lực và gây khó khăn trong việc phối hợp thực hiện các ưu tiên.
Phân bổ chi NSNN cho giáo dục theo hình thức “khốn” để tạo tính chủ
động cho đơn vị sử dụng ngân sách trong việc lập kế hoạch, quyết định chi tiêu, lựa chọn những ưu tiên và vấn đề tiết kiệm trong quá trình thực hiện. Áp dụng cơ chế phân bổ theo hiệu quả đầu ra dựa trên kết quả thực hiện các thỏa thuận thành tích, các mục tiêu đạt được hay kết quả đánh giá chất lượng. Xây dựng biện pháp đảm bảo tính chế tài, tính trách nhiệm trong cam kết thành tích, tính chất lượng và hiệu quả trong chi tiêu công giáo dục. Ngồi định mức phân bở chung
nhà nước nên dành riêng một phần ngân sách, để phân bở cho các trường có thành tích tốt nhằm khuyến khích kết quả đạt được.
Phân định rõ cơ cấu tổ chức và thẩm quyền phân bổ NSNN cho giáo dục theo hướng phi tập trung, tiến đến hạn chế phân bở kinh phí dựa vào cơ quan chủ quản, xây dựng các tổ chức đệm độc lập mang tính pháp lý, khơng mang tính quyền lực, làm chức năng phân bở kinh phí và cân bằng lợi ích trong chi tiêu cơng. Trách nhiệm của chính phủ là xây dựng hệ thống quản trị hiệu quả và minh bạch hệ thống tài chính, tạo điều kiện thuận lợi để cơ quan công quyền và người dân cùng tham gia giám sát đối với những khoản NSNN phân bổ cho giáo dục nhằm mang lại hiệu quả cao.
5.3.4. Nâng cao trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công giáo dục
Bên cạnh việc gia tăng nguồn vốn đầu tư cho giáo dục cần phải có một cơ chế kiểm sốt chặt chẽ những khoản chi tiêu cơng cho giáo dục, tránh những thất thốt, tham nhũng, lãng phí. Xu hướng chung để kiểm soát những khoản chi tiêu công cho giáo dục là công khai, minh bạch và đảm bảo sự tham gia của các bên liên quan cùng giám sát trong q trình phân bở, sử dụng ngân sách.
Chấp hành nghiên các quy định về công khai, minh bạch xuyên suốt từ khâu lập dự toán, phân bở dự tốn, sử dụng dự tốn và quyết toán những nội dung chi tiêu. Công khai về quản lý và sử dụng tài sản công, các khoản mua sắm trang thiết bị và đầu tư cơ sở hạ tầng, thu chi tài chính, chất lượng đào tạo, chế độ báo cáo định kỳ và giải trình đột xuất khi có u cầu của cơ quan chức năng về những vấn đề có liên quan đến chi tiêu.
Quy định trách nhiệm pháp lý rõ ràng, cụ thể để xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu, chủ tài khoản, kế toán khi xảy ra sai phạm. Khuyến khích kiểm tốn độc lập để minh bạch những thơng tin về nguồn vốn NSNN đầu tư cho giáo dục được sử dụng có đúng mục đích, để thất thốt, lãng phí, tham nhũng hay khơng và nâng cao trách nhiệm giải trình sử dụng ngân sách đối với những cá nhân, tở chức có liên quan.
có liên quan phải thực hiện nghiên các quy định về công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của những cá nhân, tổ chức có liên quan đến sử dụng NSNN. Xây dựng định mức chi tiêu rõ ràng, cụ thể để làm cơ sở pháp lý cho cơ quan kiểm soát chi NSNN chuẩn chi đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức và từ chối những khoản chi sai quy định, thu hồi hồn trả ngân sách. Bên cạnh đó cần phải nâng cao hiệu quả cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm tốn, giám sát của cơ quan công quyền và mở rộng quyền giám sát của người dân trong việc sử dụng NSNN đầu tư cho giáo dục.
Tóm tắt Chương 5: Dựa vào kết quả nghiên cứu từ Chương 4, trong phần
này chủ yếu đưa ra kết quả nghiên cứu và hàm ý chính sách, ngồi ra xem xét đến thực trạng của những nước đang phát triển để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu cơng cho giáo dục.
KẾT LUẬN 1. Tóm tắt nội dung của luận văn
Luận văn tập trung nghiên cứu mối quan hệ giữa lý thuyết và thực tế về tác động của chi tiêu công giáo dục đối với sự phát triển nguồn nhân lực ở 43 nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 - 2016. Bằng phương pháp ước lượng GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu cơng cho giáo dục có tác động cùng chiều với nguồn nhân lực. Ngồi ra trong q trình phân tích, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thu nhập bình quân đầu người, mức độ đơ thị hóa, tỷ lệ dân số dưới 15 t̉i, tỷ lệ sinh viên học đại học đã có tác động cùng chiều lên nguồn nhân lực, trong khi đó tỷ lệ học sinh trên giáo viên có tác động ngược chiều với nguồn nhân lực.
Từ thực trạng nguồn nhân lực của các nước đang phát triển để đáp ứng điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện hóa đất nước và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên mọi lĩnh vực, qua kết quả nghiên cứu, luận văn kiến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục để phát triển nguồn nhân lực.
2. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
Có rất nhiều nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực hay vốn con người. Tuy nhiên, do giới hạn của dữ liệu nghiên cứu, luận văn chỉ sử dụng một số ít biến được thu thập từ 43 nước đang phát triển trong thời gian 15 năm. Trong nghiên cứu này nguồn nhân lực chỉ giới hạn xem xét ở khía cạnh vốn giáo dục (trí lực) chưa xem xét đến vốn sức khỏe (thể lực), bên cạnh đó số biến kiểm sốt đưa vào mơ hình cịn hạn chế.
3. Hướng nghiên cứu tới
Đề tài nghiên cứu tiếp tục hoàn thiện theo hướng mở rộng dữ liệu, đồng thời xem xét thêm vấn đề vốn sức khỏe, đưa thêm vào mơ hình nghiên cứu một số biến như đầu tư của tư nhân cho giáo dục, tỷ lệ gia tăng dân số, thu nhập của giáo viên và một số biến khác.
Danh mục tài liệu tiếng Việt
Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính 2018. Dương Thị Bình Minh, 2005. Tài chính cơng. Hà Nội: Nhà xuất bản Tài
chính.
Quốc hội Việt Nam, 2005. Luật Giáo dục 2005. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
Sử Đình Thành và Đồn Ngun Vũ, 2015. Chi tiêu cơng, vốn con người và tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu các quốc gia đang phát triển. Tạp chí Phát triển kinh tế, số 26 (4), trang 25-45.
Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh, 2008: Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
Danh mục tài liệu tiếng Anh
Alvina S. I., & Muhammad W. S., 2013. Does Public Education Expenditure Cause Economic Growth ? Comparison of Developed and Developing Countries.
Pakistan Journal of Commerce and Social Sciences, 7 (1), 174-183.
Arellano, M., & Bond, S., 1991. Some tests of specification for panel data: Monte Carlo evidence and an application to employment equations. The review of
economic studies, 58(2), 277-297.
Baldacci, E,.Clements, B,. Gupta, S,.& Cui, Q., 2008. Social spending, human capital and growth in developing coutries. Word Development, 36(8),
1317-1341.
Baldacci, Mr Emanuele, et al., 2004. Social spending, human capital, and growth in developing countries: Implications for achieving the MDGs. International
Monetary Fund, No. 4-217.
Barro, R. and X. Sala-I-Martin., 1995. Economic Growth, (New York:
Bloom, D., & Canning, D., 2003. The health and poverty of nations: from theory to practice. Journal of Human Development, 4(1), 47-71.
Busemeyer, M., 2007. Determinants of public education spending in 21 OECD democracies, 1980 - 2001. Journal of European Public Policy, 14(4), 582– 610.
Clements, B., 2002. How Efficient is Education Spending in Europe.
European Review of Economics and Finance, 1(1), 3-26.
Dyson, T., 2010: Population and Development: The Demographic Transition.
London and New York: Zed Books.
Friedman, M., 1962. The role of government in education. In Capitalism and freedom (Chapter 6). Chicago, IL: University of Chicago Press.
Galor, O., & Moav, O., 2004. From physical to human capital accumulation: Inequality and the process of development. The Review of Economic Studies, 71(4), 1001-1026.
Glewwe, P., & Ilias, N., 1996. The determinants of school attainment in Sub- Saharan Africa: a case study of Ghana. Journal of International Development, 8,
395-413.
Grob, U., & Wolter, S. C., 2007. Demographic change and public education spending: A conflict between young and old ?. Education Economics, 15(3), 277- 292.
Gupta, S., Clements, B., & Tiongson, E., 1998. Public spending on human development. Finance and Development, 35, 10-13.
Hanushek, E.A., 2013. Economic growth in developing countries: The role of human capital. Economics of Education Review, 37, 204-212.
Kennedy, P., 1992. A Guide to Econometrics. 3d ed. Cambridge, MA: The MIT Press.
Khattak, N.U.R & J. Khan., 2012a. The Contribution of Education to Economic Growth: Evidence from Pakistan. International Journal of Business and
Social Science, 3 (4), 145-151
Li, H., & Liang, H., 2010. Health, education, and economic growth in East Asia. Journal of Chinese Economic and Foreign Trade Studies, 3(2), 110-131.
Lucas, R., 1988. On the Mechanics of Economic Development. Journal of