Từ kết quả ước lượng bảng 4.12, nghiên cứu phân tích các biến có ý nghĩa trong mơ hình nghiên cứu như sau:
- Biến độ trễ của nguồn nhân lực (L.EDU), với tác động cùng chiều và ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nhập học của năm trước tăng 1% kết quả dẫn đến năm sau tăng 0.908% với điều kiện các yếu tố khác không đổi.
- Biến tỷ lệ chi tiêu công cho giáo dục (EDUS), với kết quả nghiên cứu cho thấy ở mức ý nghĩa thống kê 5% với điều kiện các yếu tố khác không đổi khi tỷ lệ chi tiêu cơng cho giáo dục trên GDP tăng 1% thì tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và THPT tăng 0.011%. Điều này cho thấy chi tiêu của chính phủ cho giáo dục có tác động tích cực trực tiếp đến phát triển nguồn nhân lực. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của (Baldacci và cộng sự, 2008)
- Thu nhập thực bình qn đầu người (INCO), có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và tác động cùng chiều với nguồn nhân lực. Hệ số hồi quy 0.0038, hệ số hồi quy dương của INCO cho thấy nếu thu nhập thực bình quân tăng 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi dẫn đến nguồn nhân lực tăng 0.0038%. Vì vậy, các nước cần phải thu hút các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế qua đó tăng thu nhập cho người dân để họ đầu tư vào giáo dục. Kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Galor và Moav (2004), nghiên cứu tìm thấy bằng chứng khi thu nhập gia tăng người dân có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào giáo dục.
- Tỷ lệ dân số dưới 15 t̉i (PO15), có tác động cùng chiều với nguồn nhân lực, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi tăng 1% dẫn đến nguồn nhân lực tăng tương ứng 0.0099%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết luận của Mingat và Tan (1992), nghiên cứu cho thấy cấu trúc t̉i của dân số có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập học.
- Tỷ lệ học sinh đối với giáo viên (QUA), tác động ngược chiều với nguồn nhân lực, ở mức ý nghĩa thống kê 1% hệ số hồi quy âm của (QUA) chỉ ra rằng nếu tăng tỷ lệ của học sinh trên mỗi giáo viên lên 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ dẫn đến tỷ lệ nhập học của học sinh giảm tương ứng 0.0156%. Điều đó cho thấy chất lượng giáo dục sẽ giảm, vì mỗi giáo viên sẽ phải đảm nhận nhiều học sinh hơn. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với kết luận của Hanushek (2013).
- Tỷ lệ dân thành thị (URBA), tác động cùng chiều với nguồn nhân lực, có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, hệ số hồi quy dương của (URBA) cho thấy nếu tỷ lệ dân số thành thị tăng 1% với điều kiện các yếu tố khác không đổi sẽ tác động đến tỷ lệ nhập học của học sinh tăng tương ứng 0.0079%. Kết quả cho thấy phù hợp với nghiên cứu của Moretti (2004), nghiên cứu kết luận rằng thu nhập và dân trí ở khu vực thành thị cao hơn dẫn đến tỷ lệ nhập học có xu hướng thường cao hơn.
- Tỷ lệ sinh viên học đại học trong độ tuổi (BSEM), kết quả nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều với nguồn nhân lực ở mức ý nghĩa thống kê 5%, hệ số hồi quy dương tương đương 0.0022, điều đó cho thấy khi các yếu tố khác không đổi tỷ lệ sinh viên học đại học tăng 1% dẫn đến kết quả nguồn nhân lực tăng 0.0022%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Tsai và cộng sự, 2010). Tsai và cộng sự (2010) cho thấy giáo dục đại học giữ vai trò quan trọng đối với nguồn nhân lực và tác động đến tăng trưởng.
- Tỷ lệ trẻ tử vong dưới 5 t̉i (HEAL), kết quả nghiên cứu khơng có ý nghĩa thống kê. Kết quả của bài nghiên cứu này phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Sử Đình Thành và Đồn Ngun Vũ, 2015).
Tóm tắt Chương 4: Nội dung chính trong chương này chủ yếu thực hiện các
kiểm định mô hình nghiên cứu để đưa ra kết quả, phân tích mối quan hệ giữa chi tiêu công giáo dục và nguồn nhân lực. Kết quả cho thấy chi tiêu công giáo dục; thu nhập thực bình quân đầu người; tỷ lệ dân số dưới 15 tuổi; tỷ lệ dân thành thị; tỷ lệ học sinh trên giáo viên; tỷ lệ sinh viên học đại học đều có tác động đến nguồn nhân lực.
Kết quả nghiên cứu với các ước lượng được thực hiện gồm có: mơ hình hồi quy OLS, mơ hình hồi quy (FEM) và mơ hình hồi (REM). Để có mơ hình phù hợp cho bài nghiên cứu tác giả đã thực hiện một số kiểm định lựa chọn mơ hình, đồng thời kiểm định các khuyết tật có trong mơ hình đó và các giải pháp khắc phục những khuyết tật tồn tại của mơ hình để có kết quả đáng tin cậy.
CHƯƠNG 5_KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1. Kết luận
Bằng phương pháp ước lượng GMM sử dụng cho dữ liệu bảng (panel data) của 43 nước đang phát triển trong giai đoạn 2002 - 2016. Nghiên cứu kiểm tra hiệu ứng tác động của chi tiêu công giáo dục lên nguồn nhân lực dựa trên mơ hình lý thuyết tăng trưởng nội sinh.
Một số kết quả được phát hiện như sau:
- Chi tiêu cơng cho giáo dục có tác động tích cực đến đến tỷ lệ nhập học của học sinh tiểu học, trung học cơ sở và THPT, đều này cho thấy chi tiêu cơng có vai trị quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực.
- Có sự khác biệt về tỷ lệ nhập học giữa khu vực thành thị so với nông thôn, người dân thành thị thường có thu nhập và trình độ dân trí cao hơn ở nơng thơn do đó họ đầu tư nhiều hơn cho việc học tập.
- Thu nhập của người dân có tác động đáng kể đến tỷ lệ nhập học, khi thu nhập gia tăng người dân có điều kiện để đầu tư nhiều hơn cho việc học tập của bản thân và gia đình họ.
- Cơ cấu t̉i của dân số có ảnh hưởng đến tỷ lệ nhập học, ở những nước có dân số trẻ chiếm tỷ trọng cao dẫn đến nhu cầu học tập cũng gia tăng.
- Tỷ lệ dân số học đại học trong độ t̉i có ảnh hưởng nhất định đến tỷ lệ nhập học, trình độ học vấn của cha mẹ sẽ có ảnh hưởng đến việc học tập của con cái họ.
- Số học sinh tính trên mỗi giáo viên gia tăng làm giảm chất lượng giáo dục và có tác động tiêu cực đến tỷ lệ nhập học.
Qua kết quả nghiên cứu có thể khẳng định chi tiêu cơng cho giáo dục đóng vai trị quan trọng đối với phát triển nguồn nhân lực, một trong những nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Bên cạnh đó, thu nhập của người dân; dân số sống ở thành thị; tỷ lệ dân số học đại học; cơ cấu tuổi của dân số và đội ngũ giáo viên cũng có tác động đến nguồn nhân lực.
5.2. Hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu và thực trạng của những nước đang phát triển cần đặt trọng tâm một số vấn đề sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ 4 đang diễn ra nhanh chóng, định hướng phát triển kinh tế của các nước đang phát triển cần phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực trên sơ cở nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực của xã hội dành cho đầu tư và phát triển giáo dục. Yêu cầu đặt ra cần đổi mới quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục, đào tạo để có nguồn nhân lực đáp ứng điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trước mắt và lâu dài.
Thứ hai, ngân sách nhà nước phải trang trải cho nhiều lĩnh vực, do đó kinh
phí đầu tư cho giáo dục cịn hạn hẹp. Vì vậy, để phát triển nguồn nhân lực các quốc gia cần có cơ chế, chính sách để thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực giáo dục cùng với nhà nước đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội.
Thứ ba, đổi mới yêu cầu về giáo dục, đặt trọng tâm việc nâng cao chất lượng
của giáo viên, thực hiện chuẩn hóa và lộ trình chuẩn hóa đáp ứng mục tiêu đào tạo, bên cạnh đó cần có chế độ đãi ngộ, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực này một cách hiệu quả.
Thứ tư, Chính phủ các nước đang phát triển tập trung cải thiện chất lượng hệ
thống giáo dục, phát triển hệ thống an sinh xã hội tạo điều kiện cho người dân tiếp cận hệ thống giáo dục thuận lợi, thu hẹp dần khoảng cách về giáo dục đào tạo giữa các vùng, miền. Chính phủ các nước cần có những chính sách hỗ trợ chi phí học tập cho những đối tượng có hồn cảnh khó khăn tạo điều kiện cho họ học tập.
Thứ năm, từ kết quả nghiên cứu của mơ hình cho thấy thu nhập của người
dân có tác động đáng kể đến việc phát triển nguồn nhân lực. Vì vậy, chính phủ cần có chính sách thu hút các nguồn lực để tăng trưởng kinh tế tạo công ăn việc làm cho dân chúng để gia tăng thu nhập, bên cạnh đó khi nền kinh tế tăng trưởng ởn định dẫn đến nguồn thu ngân sách được cải thiện sẽ tạo điều kiện để đầu tư cho giáo dục tốt hơn.
5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho giáo dục
5.3.1. Tăng quy mô chi tiêu công cho giáo dục trong tổng chi NSNN
Nelson Mandela, vị anh hùng giải phóng dân tộc Nam Phi từng nói “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà bạn có thể dùng để thay đổi thế giới”. Giáo dục góp
phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc, là chìa khóa, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xem giáo dục là quốc sách hàng đầu, giáo dục được ưu tiên đầu tư và đầu tư cho giáo dục được xếp vào đầu tư phát triển.
Trong xu thế hiện nay các quốc gia hướng đến xây dựng nguồn nhân lực vững chắc cho tăng trưởng kinh tế, do đó chi tiêu cơng cho giáo dục ln ưu tiên và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu chi NSNN, tùy đặc điểm của mỗi quốc gia nhưng nhìn chung tỷ lệ chi cho giáo dục thường cao hơn những khoản chi khác và không thể thiếu. Chi tiêu cơng cho giáo dục là nguồn tài chính cơ bản, chủ yếu để duy trì và phát triển hệ thống giáo dục của quốc dân. Chi NSNN cho giáo dục tạo điều kiện ban đầu, đồng thời là tiền đề để các tầng lớp dân cư tham gia vào giáo dục cũng như giúp điều phối cơ cấu của tồn ngành.
Chi tiêu cơng cho giáo dục với vai trò là hạt nhân trong chi tiêu giáo dục của một quốc gia. Để có nền tảng giáo dục tốt tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cần phải đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, đội ngũ giáo viên và người quản lý. Bên cạnh đó để thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí, chế độ trợ cấp đối với những đối tượng khó khăn và những cơ chế ưu đãi để thu hút nguồn nhân lực phục vụ trong ngành giáo dục cần phải có nguồn kinh phí để thực hiện.
“Báo cáo giám sát giáo dục toàn cầu” của UNESCO (2016) đã khuyến nghị các nước phải chi tiêu ít nhất 6% GDP cho giáo dục. Trong những năm qua Chính phủ Việt Nam ln duy trì mức chi NSNN cho giáo dục ở mức xấp xỉ 20% trong tổng chi NSNN, tương đương 5% GDP. Tuy nhiên tính trên con số tuyệt đối thì tương đối nhỏ và mức bình quân chi cho mỗi học sinh, sinh viên của Việt Nam thấp hơn nhiều so với các nước. Mức chi bình quân cho một sinh viên trong năm 2016
của một số nước; Việt Nam: 700 USD, Malaysia: 2.505 USD, Nhật Bản: 7.390 USD, Hồng Kông: 10.325 USD, Chi Lê: 2.747 USD, Canada: 15.971 USD (UNDP, 2018).
Vì vậy, chính phủ cần phải thu hút các nguồn lực và cân đối các khoản chi NSNN để tăng quy mô chi cho giáo dục đào tạo để đảm bảo nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước nhanh và bền vững (Hình 5.1).
Hình 5.1: Chi NSNN cho lĩnh vực GD & ĐT giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
5.3.2. Thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục
Trong điều kiện NSNN còn hạn hẹp, nhà nước cần đẩy mạnh thu hút các nguồn lực ngoài ngân sách để đầu tư cho giáo dục nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu. Để huy động được nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho giáo dục cần tăng quyền tự chủ cho các trường trong việc huy động và quản lý nguồn thu, trên cơ sở áp dụng cơ chế thị trường, thực hiện cạnh tranh lấy hiệu quả giáo dục làm thước đo.
tâm bỏ vốn, có chính sách miễn giảm thuế, giảm tiền thuê đất, tạo môi trường trường cạnh tranh giữa các trường trong và ngồi cơng lập, giữa các trường do nhà đầu tư trong nước và nước ngồi. Từ đó người dân có nhiều quyền lựa chọn mơi trường học tập cho con cái họ phù hợp và mang lại hiệu quả. Thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục là sự gia tăng trường ngồi cơng lập, giảm các trường công, giảm khu vực công trong dịch vụ dân sự; thu hút nguồn lực xã hội, giảm gánh nặng ngân sách nhà nước chi cho giáo dục (Hình 5.2).
Hình 5.2: Trung bình nguồn NSNN và xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo giai đoạn 2013 - 2017
Nguồn: Báo cáo của Vụ Kế hoạch - Tài chính, 2018
Chủ trương xã hội hóa giáo dục đã nhận được sự quan tâm lớn của xã hội, cần tiếp tục phát huy những ưu điểm để cùng với hệ thống giáo dục cơng lập góp phần vào đổi mới giáo dục. Việc mở rộng và thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục sẽ là điều kiện tốt để nền giáo dục ở các nước đang phát triển tiếp cận với những nền giáo dục tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm và tạo ra môi trường cạnh tranh trong giáo dục, các cơ sở giáo dục tồn tại và phát triển bắt buộc phải có những thay đởi qua đó giúp nâng cao chất lượng.
nhân có thể làm thì nhà nước hạn chế tham gia dành phần NSNN để đầu tư vào những khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dân tộc ít người…và những đối tượng khó khăn cần phải có sự trợ giúp của nhà nước. Qua đó nhà nước tranh thủ được sự tham gia của khu vực tư nhân vào lĩnh vực giáo dục tạo ra nguồn nhân lực cho xã hội, đồng thời điều tiết và làm giảm khoảng cách chất lượng giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn.
Qua số liệu thống kê cho thấy, việc thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào giáo dục ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả. Cụ thể, trong giai đoạn 2013 - 2017 trung bình nguồn vốn xã hội hóa đầu tư cho giáo dục và đào tạo chỉ bằng 2% NSNN chi cho giáo dục và đào tạo. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách đột phá để thu hút nguồn lực ngồi ngân sách tham gia đầu tư vào giáo dục như; chính sách ưu đãi tín dụng, chính sách miễn, giảm thuế, chính sách về giao đất, cho thuê đất…
5.3.3. Nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn lực chi tiêu công giáo dục