Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 29)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

2.6. Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Các nghiên cứu hiện tại cố gắng diễn giải và xem xét các loại biến thái độ có ảnh hưởng như thế nào lên hành vi mang nợ của các cá nhân. Mặc dù, nợ thẻ tín dụng đang được xem xét mở rộng trong các nghiên cứu gần đây nhưng sự tập trung chính chỉ đơn thuần dựa vào số nợ. Rất ít nghiên cứu quan tâm về nguồn gốc của các khoản nợ thẻ tín dụng. Bài nghiên cứu của Wang và cộng sự (2011) cố gắng chứng minh làm thế nào mà các biến số thái độ khác nhau có ảnh hưởng lên việc sử dụng thẻ tín dụng và việc sử dụng trong các khoản nhỏ nhặt, đây được xem là hai nguồn gốc chính gây nên các khoản nợ thẻ tín dụng. Có một điều được chấp nhận rộng rãi rằng các biến thái độ là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng sai trái thẻ tín dụng. Nhưng khơng có nghiên cứu nào so sanh các ảnh hưởng khác nhau của mỗi nhân tố trong cùng một mơ hình. Các nghiên cứu hiện tại cố gắng sử dụng phương pháp thống kê để phát hiện các ảnh hưởng khác biệt của mỗi nhân tố thái độ. Dựa theo các hàm hồi quy, bài nghiên cứu của các tác giả phát hiện ra rằng các biến thái độ có khả năng giải thích tuyệt vời trong việc xem xét hành vi sử dụng thẻ tín dụng xoay vịng và lặp lại cũng như việc sử dụng thẻ tín dụng trong các khoản chi tiêu nhỏ nhặt. Cụ thể hơn, bài nghiên cứu phát hiện rằng việc sử dụng thẻ tín dụng một cách xoay vịng, lặp lại và sử dụng cho các khoản chi tiêu nhỏ nhặt có mối quan hệ gần gũi với các thái độ về thẻ tín dụng, tiền bạc và các khoản nợ. Thái độ về rủi ro dự đoán một cách hiệu quả việc sử dụng thẻ tín dụng cho các khoản chi nhỏ nhặt; tuy nhiên, nó lại khơng có tương quan đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng lặp lại. Các phát hiện trong bài nghiên cứu đã bật lên vai trò của các biến thái độ trong hành vi về nợ của người tiêu dùng. Hơn thế nữa, bái nghiên cứu cũng nhận dạng vai trò

đặc trưng của các biến thái độ khác nhau, những biến có ý nghĩa rất lớn trong thực tế.

Với mục đích lấp đầy khoảng cách trong lý thuyết hành vi tiêu dùng như hiểu biết về hình ảnh, chủ nghĩa duy vật và hành vi chi tiêu của người tiêu dùng lên xu hướng sử dụng thẻ tín dụng của các sinh viên cao đẳng, Nga và các cộng sự (2011) đã thực hiện bài nghiên cứu tại thị trường Malaysia nhằm tìm hiểu về các vấn đề trên. Các phát hiện từ bài nghiên cứu của các tác giả cho thấy rằng chủ nghĩa duy vật là nhân tố dàn xếp cục bộ trong mối quan hệ giữa sự thấu hiểu về mặt hình ảnh và sự chi tiêu q khích của người tiêu dùng. Nghiên cứu cũng cho thấy sự chi tiêu q khích khơng phải là một nhân tố dàn xếp trong mối quan hệ giữa chủ nghĩa duy vật và xu hướng sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, việc chi tiêu q khích đang có những ảnh hưởng to lớn.

Ahmed và các cộng sự (2010) đã thực hiện bài nghiên cứu xem xét về hành vi sử dụng thẻ tín dụng tại Malaysia với mục đích là tìm hiểu thái độ của người tiêu dùng và hành vi chi tiêu thơng qua việc sử dụng thẻ tín dụng của họ. Bài nghiên cứu này được dựa trên một cuộc khảo sát bằng bảng câu hỏi được thực hiện tại Malaysia. Dựa vào việc xem xét một cách rộng rãi các nghiên cứu trước đây, mơ hình trong bài nghiên cứu này được phát triển nhằm nhận dạng các nhân tố về mặt tâm lý có ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng hướng về việc sử dụng thẻ tín dụng. Đầu tiên, bài nghiên cứu này phát hiện ra rằng, chỉ có thang đo đại diện cho phong cách sống là cho thấy có ảnh hưởng lên thái độ của người tiêu dùng trong khi những nhân tố khác lại không cho thấy tác động đáng kể nào. Thứ hai, một phát hiện khá quan trọng của bài nghiên cứu này là sự tự quý trọng bản thân lại không cho thấy bất kỳ ảnh hưởng nào trong việc hình thành nên thái độ của người tiêu dùng. Cuối cùng, bài nghiên cứu này phát hiện ra rằng hành vi khơng có một sự liên kết nào có ý nghĩa thống kê với thái độ. Khơng có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê nào của thái độ lên mức nợ của thẻ tín dụng. Các phát hiện trong bài nghiên cứu này góp phần hỗ trợ cho các kỳ vọng về mặt lý thuyết cũng như các nghiên cứu đã được thực hiện trước đây. Về mặt hàm ý thực tiễn, các phát hiện trong bài nghiên cứu của các tác giả có những đóng góp rất quan trọng đối với các ngân hàng và các định chế tài chính phát hành thẻ tín dụng, bởi vì chúng giúp các nhà quản lý hiểu tốt hơn về chủ thẻ tại Malaysia cũng như hành vi và thái độ của họ về việc sử dụng thẻ tín dụng.

Fogel và Schneider (2010) đã thực hiện bài nghiên cứu về việc sử dụng thẻ tín dụng của các sinh viên cao đẳng. Các sinh viên cao đẳng thường không xem xét các rủi ro tiềm ẩn của việc gánh chịu các khoản nợ từ thẻ tín dụng do đó thường bị áp lực bởi các khoản nợ này. Vì thế, các tác giả muốn xem xét thu nhập khả dụng và trạng thái việc làm của nhóm sinh viên này có ảnh hưởng đến hành vi sử dụng thẻ tín dụng của họ ra sao. Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng mức thu nhập khả dụng của các sinh viên càng cao thì hành vi tiêu dùng thơng qua việc sử dụng thẻ tín dụng của họ càng thiếu trách nhiệm và dễ rơi vào các khoản nợ mất kiểm sốt. Trong khi đó, các cơng việc bán thời gian có mối liên kết khá chặt chẽ với hành vi tiêu dùng của sinh viên.

Với mục đích phân tích hành vi của các chủ thẻ tại Singapore thông qua một mẫu rộng các nhóm khác nhau về mặt nhân khẩu, tiểu sử sử dụng thẻ tín dụng và sự hiểu biết của họ về thẻ tín dụng, Gan và các cộng sự (2008) đã thực hiện bài nghiên cứu về việc sử dụng thẻ tín dụng của các chủ thẻ tại Singapore. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng, số lượng thẻ tín dụng bị ảnh hưởng bởi thu nhập và giới tính cũng như sự thấu hiểu của chủ thẻ về việc “thẻ tín dụng có thể dẫn đến hành vi chi tiêu quá mức”, “tiết kiệm là nguồn lực để thanh tốn”, “các mức lãi suất khơng hợp lý”, “thẻ tín dụng là cách thể hiện bản thân”. Số lượng thẻ tín dụng cũng bị ảnh hưởng bởi các biến có liên quan đến thẻ tín dụng như: sai sót thường xun trong thanh tốn, tần suất sử dụng, chi tiêu cho giải trí, và mua xăng dầu. Bài nghiên cứu này cung cấp sự thấu hiểu sâu sắc về hành vi của các chủ thẻ tín dụng tại Singapore, do đó nó rất hữu ích trong việc thiết kế các chiến lược marketing đối với các nhà phát hành thẻ.

Norum (2008) cho rằng các sinh viên cao đẳng đại diện cho một thị trường có lợi đối với các cơng ty bán một phân khúc rộng lớn các hàng hóa và dịch vụ bao gồm cả tín dụng. Một lĩnh vực đáng quan tâm có liên quan đến nợ tín dụng là mối liên kết của nó với hành vi tiêu dùng quá mức. Bài nghiên cứu của tác giả đã phân tích hành vi muc sắm quá mức trong khuôn khổ của một nên fkinh tế bằng việc sử dụng một mẫu các sinh viên cao đẳng. Dữ liệu được thu thập từ 7342 sinh viên đang học chủ yếu tại đại học Midwestern. Phân tích hồi quy cho thấy rằng thu nhập, tỷ lệ thời gian ưa thích, thái độ về tiền bạc, việc sử dụng thẻ tín dụng và giới tính có liên quan chặt chẽ tới hành vi mua sắm quá mức. Bài nghiên cứu cung cấp các thông tin bổ ích cho sự phát triển cho chính sách của các trường đại học có liên quan đến giáo dục tài chính và tư vấn cũng như xem

xét lại các chương trình giảng dạy.

Woo (2008) muốn tìm hiểu thái độ về tiền bạc và sự sử dụng thẻ tín dụng giữa những người mua sắm quá mức và không quá mức của tầng lớp trẻ tại Úc, do đó, tác giả đã thực hiện bài nghiên cứu tài Úc nhằm tìm hiểu xu hướng chi tiêu quá mức của tầng lớp giới trẻ tại quốc gia này. Dữ liệu bài nghiên cứu này được tác giả thu thập bằng cách sử dụng phương pháp tường chặn trong các khu phức hợp mua sắm tại Perth, Western Australia. Một bảng câu hỏi đã được phân phối đến các đối tượng phù hợp và nhận được khoảng 18% sự phản hồi từ các đối tượng này. Kết quả nghiên cứu của tác giả phát hiện rằng những người mua sắm quá mức dường như có sự thấu hiểu về tiền bạc như là một nguồn lực của sức mạnh và uy tín. Họ cũng là những người thường xuyên sử dụng thẻ tín dụng và cũng thường là người thường xuyên mặc cả. Khơng có sự khác biệt giữa những người mua sắm quá mức và không quá mức tại các khuôn khổ thời gian khác nhau.

Abdul-Muhmin và Umar (2007) đã thực hiện bài nghiên cứu để xem xét mối quan hệ giữa việc sở hữu một chiếc thẻ tín dụng và hành vi sử dụng thẻ tín dụng tại các tiểu vương quốc Ả Rập. Tại các tiểu vương quốc Ả Rập, bởi vì sự ngăn cấm các lợi ích của đạo Hồi, có một cuộc tranh luận kéo dài về sự chấp nhận cho hành động sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng. Tuy nhiên, những thống kê ngành phù hợp đã cho thấy rằng việc sỡ hữu và sử dụng thẻ tín dụng đang ngày càng gia tăng. Trong bài nghiên cứu, các tác giả đã xem xét thực nghiệm về bản chất của việc sở hữu và sử dụng thẻ tín dụng tại các tiểu vương quốc Ả Rập cũng như xem xét mở rộng bản chất đó, và làm như thế nào mà các đặc tính đó bị ảnh hưởng bởi nhân khẩu của người tiêu dùng và thái độ của họ đối với nợ. Bằng cách sử dụng dữ liệu từ các cuộc khảo sát đã được cấu trúc, các tác giả đã phát hiện rằng sự thâm nhập của thẻ tín dụng vào các quốc gia này là tương đối thấp, những người phụ nữ Ả Rập thường sở hữu thẻ tín dụng hơn là nam giới, việc sử dụng thẻ tín dụng có xu hướng được lựa chọn, thái độ về nợ là nhân tố xác định quan trọng của việc sở hữu thẻ tín dụng nhưng khơng phải là hành vi sử dụng thẻ, và sự định giá các đặc tín của thẻ là khá cơng bằng giữa các chủ thẻ.

Bernthal và các cộng sự (2005) cho rằng thẻ tín dụng là một cơng nghệ thiết yếu đang ngày càng tăng lên, nhưng nó cũng mang theo những khả năng nghịch lý đối với

khách hàng giữa quỹ đạo phong cách sống trong thị trường tự do và sự giới hạn. Các tác giả đã phân tích các tài khoản được cung cấp bởi người tiêu dùng, các nhà tư vấn tín dụng và tham gia vào các hội thảo tư vấn tín dụng để phát triển các lý thuyết mang tính khác biệt về các điều kiện của phong cách sống thông qua thực tế về thẻ tín dụng. Các kỹ năng và khẩu vị được diễn tả bởi thực tế thẻ tín dụng giúp phân biệt giữa phong cách sống của những người với nguồn vốn tri thức về văn hóa cao hơn so với những người có nguồn vốn văn hóa thấp hơn. Sự khác biệt trong việc thực hành điều tiết phong cách sống được thừa nhận để bắt đầu một cuộc tranh luận về văn hóa có liên quan đến quyền được phép làm bất kỳ điều gì của người tiêu dùng.

Lee và Kwon (2002) đã chứng minh việc sử dụng thẻ tín dụng của người tiêu dùng thì hướng cụ thể tới chức năng chính của thẻ như: một phương tiện thanh toán thay thế hay là một kênh tài trợ trung gian. Bằng việc sử dụng dữ liệu khảo sát về tài chính của khách hàng năm 1998, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sự sẵn sàng sử dụng thẻ tín dụng thơng qua các thẻ ngân hàng có mối tương quan âm với việc sử dụng thẻ cửa hàng như một dạng tài trợ trung gian dự trữ của khách hàng, điều này cho thấy rằng vai trò của việc nắm giữ thẻ cửa hàng chỉ được xem như một dịng tín dụng bổ sung. Mối quan hệ tiêu cực này cũng được phát hiện là có tồn tại giữa việc sử dụng thẻ ngân hàng của khách hàng và việc sử dụng thẻ cửa hàng của họ cho mục đích giao dịch, ám chỉ rằng chức năng của thẻ cửa hàng như là một phương tiện trung gian thanh toán thay thế. Việc sử dụng thẻ cửa hàng của khách hàng biến động tùy theo chức năng và có liên quan đến một vài biến số bao gồm: sự sử dụng thẻ ngân hàng, lịch sử tín dụng, thái độ về tín dụng, thu nhập, giáo dục và đạo đức.

Mccarty và Shrum (2000) cho rằng khi các nhà nghiên cứu khảo sát phấn khởi trong việc đo lường các giá trị cá nhân của người phản hồi, họ thường sử dụng phương pháp tỷ lệ hơn là phương pháp xếp hạng bởi vì nó dễ hơn và nhanh hơn và các dữ liệu lợi suất dễ phục vụ trong phân tích thống kê tham số. Tuy nhiên, bởi vì các giá trị cá nhân vốn đã có cấu trúc mang tính tích cực, những người phản hồi thường biểu hiện ít sự khác biệt giữa các giá trị và đánh giá tỷ lệ của họ hướng nhiều hơn về các mặt tiêu cực của thang đo. Sự thiếu hụt về mặt khác biệt hóa có ảnh hưởng tiềm ẩn lên các đặc tính thống kê của giá trị và khả năng phát hiện các mối quan hệ giữa các biến khác nhau. Hai kiểm nghiệm được thực hiện thông qua khảo sát bằng email đối với một mẫu tổng

thể chung để kiểm định phương pháp tỷ lệ thay thế được thiết kế để gia tăng sự khác biệt và giảm khả năng của người phản hồi đưa ra các ý kiến tích cực tối đa trong thang đo giá trị con người. Các kết quả cho thấy rằng một thủ tục trong đó những người phản hồi đầu tiên lựa chọn mức độ quan trọng cao nhất và thấp nhất trong thang đo, sau đó xếp hạng chúng, cung cấp nhiều sự khác biệt hơn và ít giá trị cực đại hơn so với thủ thuật thông thường. Các khác biệt gia tăng đã ảnh hưởng đến tính phù hợp của cấu trúc và dẫn đến các kết quả có mối tương quan bền vững cao hơn giữa các xếp hạng tỷ lệ và các biến tiêu chuẩn khác.

Các nghiên cứu hiện tại đã đề xuất một mơ hình mang tính khái niệm về việc làm thế nào sự lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng bị ảnh hưởng bởi giá trị mang tính con người. Mơ hình đề nghị rằng các giá trị có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn sản phẩm một cách trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào ý nghĩa của sản phẩm và loại đánh giá được sử dụng để đánh giá giá trị của sản phẩm đó. Cụ thể hơn, các giá trị sẽ có ảnh hưởng trực tiếp lên sự lựa chọn sản phẩm khi người tiêu dùng chú ý về ý nghĩa biểu tượng của sản phẩm và tạo ra đánh giá có ảnh hưởng lên chúng, trong khi đó lại có ảnh hưởng gián tiếp khi người tiêu dùng chú ý về ý nghĩa hữu dụng của sản phẩm và có những đánh giá từng phần về sản phẩm. Để kiểm định các giả thuyết này, Allen và Sik (1999) đã phát triển các thang đo để đo lượng sự ưa thích cho hai dạng ý nghĩa và đánh giá như trên, và sau đó kiểm định mối liên kết giữa các thang đo này và ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của giá trị con người lên việc sở hữu sản phẩm. Những kết quả dựa vào việc sở hữu những loại xe hơi nhỏ hơn hoặc lớn hơn và của các loại kinh mát đều xác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)