Tổng quan hoạt động thẻ tín dụng tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.2. Tổng quan hoạt động thẻ tín dụng tại Việt Nam

Trong phần này, luận văn sẽ lần lượt trình bày diễn biến tỷ lệ thanh tốn bằng tiền mặt của Việt Nam, số lượng thẻ được phát hành ở Việt Nam, giá trị giao dịch của Việt Nam qua các phương thức thanh toán lần lượt ở bảng 3.1 và hình 3.1 và 3.2.

Dựa vào số liệu có trong bảng 3.1, có thể thấy rằng nhìn chung tình hình thanh tốn bằng tiền mặt ở Việt Nam đang có sự suy giảm nhẹ trong giai đoạn từ 2008 đến năm 2018. Cụ thể, với tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt đạt 14,10% ở năm 2008, giảm xuống chỉ còn 11,31% ở năm 2018. Con số này phản ánh được thực trạng người dân và các tổ chức kinh tế ở Việt Nam đang lựa chọn phương thức thanh toán qua thẻ (bao gồm các loại thẻ thơng thường và thẻ tín dụng).

Bảng 3.2. Diễn biến tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của Việt Nam (2016 – 2018)

Đơn vị tính: %

Năm Thanh toán dùng tiền mặt

2016 11,95

2017 11,94

2018 11,31

Đồng thời, dựa vào hình 3.1, có thể thấy rằng số lượng thẻ được phát bởi các ngân hàng ở Việt Nam gia tăng liên tục từ năm 2008 đến năm 2018. Cụ thể, số lượng thẻ được phát hành ở năm 2008 chỉ đạt 11 triệu thẻ, nhưng đã tăng lên đến hơn 141 triệu thẻ vào cuối năm 2018. Qua đây có thể thấy rằng thị trường thẻ của Việt Nam đang dần nhận được nhiều sự quan tâm bởi người dân, minh chứng là số lượng phát hành ngày càng tăng cao trong giai đoạn này. Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý là có thể số lượng thẻ phát hành nhiều nhưng cũng có tồn tại một lượng khơng nhỏ các “tài khoản ma”, nói cách khác các thẻ liên kết với tài khoản này khơng được sử dụng. Do đó, luận văn tiếp tục phân tích giá trị giao dịch của Việt Nam qua các phương thức thanh toán để từ đó có thể định hình rõ ràng thị trường thẻ của Việt Nam đang thay đổi như thế nào. Diễn biến này được thể hiện trong hình 3.2.

Hình 3.2. Diễn biến số lượng thẻ phát hành bởi các Ngân hàng ở Việt Nam

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước

Dựa vào hình 3.3 có thể thấy rằng, mặc dù giá trị giao dịch qua thẻ ngân hàng và và máy POS/EFTPOS/EDC đều có xu hướng gia tăng liên tục từ năm 2013 đến năm 2018, nhưng tốc độ tăng của hai loại hình này nhìn chung có sự khác biệt. Cụ thể, dựa vào bảng số liệu 3.3, có thể thấy rằng, giá trị giao dịch qua thẻ ngân hàng đạt 32.217 tỷ VNĐ ở năm 2013 tăng đến 191.147 tỷ VNĐ ở năm 2018 với tốc độ tăng lên đến hơn

106 121 142 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2016 2017 2018

493%. Trong khi đó, giá trị giao dịch thơng qua máy POS/EFTPOS/EDC đạt 35.977 tỷ VNĐ ở năm 2013 và tăng lên đến 157.183 tỷ VNĐ với tốc độ tăng lên đến hơn 387%. Qua đây có thể thấy rằng giá trị giao dịch qua thẻ ngân hàng đang dần nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng với sự gia tăng liên tục của giá trị giao dịch qua thẻ ngân hàng trong giai đoạn này.

Hình 3.3. Diễn biến giá trị giao dịch của Việt Nam qua các phương tiện thanh toán

Nguồn: Ngân hàng Nhà Nước

Bảng 3.3. Giá trị giao dịch của Việt Nam qua phương tiện thanh toán

Đơn vị: tỷ VNĐ Năm Chỉ tiêu Thẻ ngân hàng POS/EFTPOS/EDC 2016 127.580 70.172 2017 156.179 95.054 2018 191.147 157.183 Nguồn:Ngân hàng Nhà Nước 0 50000 100000 150000 200000 250000 2016 2017 2018 Thẻ ngân hàng POS/EFTPOS/EDC

3.3. Tình hình kinh doanh thẻ tín dụng các Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - khu vực thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)