Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

3.1.1. Giới thiệu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Tên công ty niêm yết: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Trụ sở chính: 35 Hàng Vơi, Quận Hồn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

Vốn điều lệ (tính đến cuối năm 2018): 34.187.153.340,000 VNĐ

Mã niêm yết: BID

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh: Ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tư tài chính.

Số lượng cán bộ nhân viên: 25.000

Số lượng Chi nhánh: 191 trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh hiện có 36 chi nhánh.

Số lượng điểm mạng lưới: 855

Số lượng ATM và máy POS: 57.825

Số các quốc gia hiện diện thương mại: 06 quốc gia

3.1.2. Kết quả kinh doanh

Hiện BIDV có 191 chi nhánh, trong đó khu vực thành phố Hồ Chí Minh có 36 chi nhánh, và đây cũng khu vực phát triển trọng điểm của BIDV chỉ đứng sau khu vực Hà Nội. Trong phần này luận văn tiến hành đánh giá các kết quả kinh doanh của BIDV thơng qua các tiêu chí: thu nhập lãi thuần, lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ, chi phí dự phịng rủi ro tín dụng, cho vay và cho thuê tài chính khách hàng, tiền gửi của khách hàng; và các tiêu chí này được thể hiện trong bảng 3.1 của luận văn.

Diễn biến này được thể hiện trong bảng 3.1. Qua đây có thể thấy rằng cho vay của BIDV có xu hướng tăng liên tục qua các năm, từ mức 713.633 tỷ VNĐ ở năm 2016 tăng lên đến 976.334 tỷ VNĐ ở năm 2018 với tốc độ tăng trưởng tín dụng của BIDV trong vịng 04 năm nay lên đến 65,22%. Điều này cho thấy rằng tương tự như các ngân hàng thương mại khác, BIDV cũng cố gắng nhiều trong công tác mở rộng cho vay nhằm thu được một thu nhập từ lãi cao hơn và lợi nhuận sau thuế cao hơn.

Bảng 3.1. Các tiêu chí phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV qua các năm (2015 – 2018)

ĐVT: tỷ VNĐ

Tiêu chí Năm

2016 2017 2018

Thu nhập lãi thuần 23.394 30.955 34.956

Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 2.513 2.966 3.551

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng 9.200 14.847 18.894

Cho vay và cho thuê tài chính khách hàng 713.633 855.536 976.334

Tiền gửi của khách hàng 726.022 859.985 989.671

Nguồn: Báo cáo tài chính BIDV qua các năm Đối với tình hình huy động tiền gửi của BIDV từ năm 2015 đến năm 2018. Diễn biến huy động tiền gửi được thể hiện trong bảng 3.1. Qua đây có thể thấy rằng huy động tiền gửi của BIDV có xu hướng tăng liên tục qua các năm, từ mức 564.583 tỷ VNĐ ở năm 2015 tăng lên đến 989.671 tỷ VNĐ ở năm 2018 với tốc độ tăng của huy động tiền gửi của BIDV trong vòng 04 năm nay lên đến 75,29%. Điều này cho thấy rằng tương tự như các ngân hàng thương mại khác, BIDV cũng cố gắng nhiều trong công tác mở rộng huy động tiền gửi nhằm bổ sung đủ vốn tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của BIDV cũng như đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn được đảm bảo. Đồng thời với tốc độ gia tăng của huy động tiền gửi cao hơn so với tăng trưởng tín dụng thì có thể minh chứng cho việc mặc dù tăng tiền gửi để đủ vốn cho vay nhưng BIDV đã tính tốn và đưa phần đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn vào khi huy động tiền gửi khách hàng.

Tiếp theo luận văn trình bày tình thu nhập lãi thuần của BIDV từ năm 2015 đến năm 2018. Diễn biến này được thể hiện trong bảng 3.1. Qua đây có thể thấy rằng thu

nhập lãi thuần của BIDV có xu hướng tăng liên tục qua các năm, từ mức 19.315 tỷ VNĐ ở năm 2015 tăng lên đến 34.956 tỷ VNĐ ở năm 2018 với tốc độ tăng của thu nhập lãi thuần của BIDV trong vòng 04 năm nay lên đến 80,98%. Điều này cho thấy rằng tương tự như các ngân hàng thương mại khác, BIDV đã có một số thành cơng nhất định trong việc gia tăng thu nhập lãi thuần của ngân hàng bằng cách phối hợp tốt chính sách huy động và cho vay của ngân hàng. Mặc dù trong giai đoạn này, mặt bằng lãi suất của Việt Nam có xu hướng đi xuống nhưng mức thu nhập lãi thuần của BIDV trong giai đoạn này lại khá ấn tượng.

Tiếp theo luận văn trình bày tình thu từ dịch vụ của BIDV từ năm 2015 đến năm 2018. Diễn biến này được thể hiện trong bảng 3.1. Qua đây có thể thấy rằng thu từ dịch vụ của BIDV có xu hướng tăng liên tục qua các năm, từ mức 2.337 tỷ VNĐ ở năm 2015 tăng lên đến 3.551 tỷ VNĐ ở năm 2018 với tốc độ tăng của thu từ dịch vụ của BIDV trong vòng 04 năm nay lên đến 51,95%. Điều này cho thấy rằng tương tự như các ngân hàng thương mại khác, các hoạt động kinh doanh phi truyền thống, cụ thể là thu phí dịch vụ (trong đó có hoạt động của thẻ), đang được đẩy mạnh liên tục qua các năm. Mặc dù so với thu nhập lãi thuần thì mức tăng của thu phí dịch vụ chưa thật sự đáng kể. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm mà các nhà quản lý của BIDV cần lưu ý trong khi các ngân hàng thương mại khác xem nguồn thu phí từ dich vụ như là một tấm chắn cho ngân hàng trước các cú sốc của lãi suất.

Cuối cùng, luận văn thể hiện tình hình trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV từ năm 2015 đến năm 2018. Diễn biến này được thể hiện trong bảng 3.1. Qua đây có thể thấy rằng trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV có xu hướng tăng liên tục qua các năm, từ mức 5.676 tỷ VNĐ ở năm 2015 tăng lên đến 18.894 tỷ VNĐ ở năm 2018 với tốc độ tăng của trích lập chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của BIDV trong vịng 04 năm nay lên đến 232.88%. Điều này cho thấy rằng mặc dù thu nhập lãi thuần tăng nhưng mức trích lập của BIDV cũng tăng cao. Nói cách khác, chất lượng tài sản của BIDV đang có sự suy giảm đáng kể trong thời gian này. Đây cũng như là một minh chứng cho việc cần thiết phải đẩy mạnh thu phí từ dịch vụ để hạn chế việc gia tăng cho vay không cần thiết với mong muốn tăng thu từ lãi. Một lần nữa, vấn đề nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng thẻ tín dụng của BIDV từ phía khách hàng lại cần thiết được nghiên cứu hơn.

Đối với hoạt động thẻ, thị trường thẻ Việt Nam năm 2018 ghi nhận số lượng thẻ lũy kế đạt 86 triệu thẻ. Riêng tại BIDV, đến năm 2018, số lượng thẻ lũy kế đạt hơn 7 triệu thẻ, lượng thẻ này mang đến cho BIDV nguồn thu nhập thuần từ thẻ đạt 1,663 tỷ đồng.

Về cấu thành thu nhập, thì trong 3 năm trở lại đây, nguồn thu nhập chủ yếu đến từ thẻ ghi nợ nội địa, chiếm trung bình vào 79%, đứng thứ hai là thẻ tín dụng quốc tế, chiếm 11% và cịn lại là đóng góp của thẻ ghi nợ quốc tế, dịch vụ POS và ATM.

Đơn vị tính:%

Hình 3.1. Biểu diễn cơ cấu nhập từ hoạt động kinh doanh thẻ tại BIDV năm 2018.

Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh thẻ BIDV 2018

Với 11% đóng góp này, hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại hệ thống BIDV có các kết quả đạt được như sau:

Thứ nhất, về số lượng thẻ lũy kế tính đến thời điểm cuối năm 2018 đã đạt khoảng 130 nghìn thẻ, đem đến nguồn dư nợ tín dụng cuối kỳ là 1,288 tỷ đồng trong số 308,337 tỷ dư nợ bán lẻ (chiểm khoảng 0,4% tổng dư nợ bán lẻ).

Xét về biên độ lợi nhuận, thẻ tín dụng là sản phẩm mang đến biên độ lợi nhuận cao

79 2

11

3 5

Cơ cấu thu nhập hoạt động kinh doanh thẻ

hơn rất nhiều so với hoạt động tín dụng truyền thống.

NIM tín dụng bình qn thẻ tín dụng năm 2018 đạt ở mức 5,08% trong khi đó NIM tín dụng bán lẻ bình qn tồn hệ thống BIDV đang ở mức 3,14%.

Riêng ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh, xét về kết quả kinh doanh thẻ theo khu vực thì thành phố hồ chí minh là khu vực có mức đóng góp cao, hoạt động sơi nổi, đứng thứ 2 trong hệ thống chỉ sau khu vực Hà Nội.

Năm 2018, số lượng thẻ tín dụng lũy kế khu vực hồ chí minh đạt 23 nghìn thẻ, chiếm 17,6% trong số 130 nghìn thẻ của hệ thống,

Thu lãi rịng thẻ tín dụng năm 2018 đạt 12.5 tỷ đồng và dư nợ thẻ cuối kỳ đạt 277.19 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của các yếu tố quyết định chấp nhận sử dụng thẻ tín dụng của khách hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – khu vực thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)