Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 25 - 27)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.1 Chính sách tiền tệ

2.1.6 Sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khố

Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối, ngân hàng trung ương sẽ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng bằng cách giảm lãi suất và tăng cung tiền ra nền kinh tế. Đồng thời, nếu chính phủ cũng thực hiện chính sách tài khố thơng qua việc tăng chi tiêu chính phủ và giảm thuế. Sự phối hợp giữa chính sách tài khố mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng khi đó sẽ làm hiệu quả trong việc khuyến khích đầu tư và tiêu dùng,

qua đó làm tăng tổng cầu và sản lượng của nền kinh tế (Moss, 2007). Tuy nhiên, để tài trợ cho chi tiêu của mình, chính phủ thường phải đi vay trên thị trường tài chính. Tác động này lại làm lãi suất trên thị trường tăng lên, hậu quả là đầu tư và tiêu dùng trong khu vực tư nhân sẽ giảm. Đây chính là hiện tượng lấn át của chi tiêu chính phủ

đối với đầu tư khu vực tư nhân. (Abrams, B. A., Schitz, M. D., 1978).

Dưới đây là tổng hợp một số kết quả của sự kết hợp những chính sách tiền tệ và tài khố khác nhau:

- Chính sách tài khố thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt : sản lượng giảm, trong khi lãi suất thay đổi tuỳ thuộc vào tổng tác động của cả hai chính sách. - Chính sách tài khố thắt chặt và chính sách tiền tệ mở rộng: lãi suất sẽ giảm trong khi thay đổi sản lượng lại tuỳ thuộc vào tổng tác động của cả hai chính sách.

- Chính sách tài khố mở rộng và chính sách tiền tệ thắt chặt: lãi suất sẽ tăng, trong khi sản lượng sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào tổng tác động của cả hai chính sách.

- Chính sách tài khố mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng: sản lượng sẽ tăng, trong khi thay đổi lãi suất phụ thuộc vào tổng tác động của cả hai chính sách. Những thay đổi này đều có thể được giải thích thơng qua mơ hình IS-LM, giúp giải thích những biến động trong ngắn hạn nền kinh tế.

Tóm lại, chính sách tiền tệ ở các quốc gia thường được điều hành bởi các ngân hàng trung ương. Mục tiêu chính sách tiền tệ rất đa dạng từ việc giữ ổn định thị trường tài chính, đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên, ổn định giá cả và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên trong thực tế, các ngân hàng trung ương luôn luôn phải chịu đánh đổi giữa hai mục tiêu lạm phát và thất nghiệp. Bên cạnh các công cụ chính sách tiền tệ phổ biến trước đây như nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc; ngày nay trong điều kiện kinh tế có nhiều thay đổi ngân hàng trung ương một số quốc gia đã phát triển các công cụ mới như gói nới lỏng định lượng, chính sách lãi suất mục tiêu. Ngân hàng trung ương thường sử dụng các công cụ này tác động vào một số biến mục tiêu trung gian như lãi suất, giá tài sản, tỷ giá thơng qua đó tạo ảnh

hưởng trong thực tế đối với các biến vĩ mơ chính như giá cả, sản lượng và tỷ lệ thất nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)