CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.8 Mối quan hệ giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ
2.8.1 Cơ sở lý thuyết
Mối quan hệ giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ có thể được giải
thích thơng qua lý thuyết về kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Cụ thể:
- Lý thuyết về kênh tín dụng
Kênh tín dụng trong cơ chế truyền dân chính sách tiền tệ hoạt động chủ yếu trong hai kênh: kênh bảng cân đối kế toán và kênh cho vay ngân hàng.
Đối với kênh bảng cân đối kế tốn, một khi có các nhà điều hành chính sách tiền tệ
thực hiện các thay đổi trong lãi suất chính sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị tài sản ròng của người đi vay qua đó ảnh hưởng đến giá trị tài sản dùng để thế chấp bởi các ngân hàng. Tình trạng bất cân xứng thông tin giữa người đi vay và người cho vay khiến cho các ngân hàng tốn thêm các chi phí liên quan đến giám sát, định giá đặc biệt trong điều kiện ma sát thị trường tài chính cao. Để phịng tránh các rủi ro liên quan đến các lựa chọn bất lợi người đi vay, các ngân hàng sẽ hạn chế cung cấp các loại tín dụng ra bên ngồi thị trường. (Aysun.U, Brady.R, Honig.A, 2013).
Đối với kênh cho vay ngân hàng, thì khi ma sát trong thị trường tài chính tăng cao sẽ
làm tăng chi phí sử dụng vốn bên ngồi đối với các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp cịn phải đối mặt với tình trạng khó khăn hơn trong việc huy động các nguồn vốn, điều này khiến họ phải phụ thuộc hơn vào các ngân hàng trong các mối quan hệ tín dụng. Điều này khiến cho kênh cho vay ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn trong
điều kiện mức độ ma sát tài chính cao. (Aysun.U, Brady.R, Honig.A, 2013).
2.8.2 Mối quan hệ giữa ma sát tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ
Theo lý thuyết về kênh tín dụng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ đã cho
rằng ma sát tài chính có mối quan hệ đồng biến với mức độ truyền dẫn trong chính sách tiền tệ, qua đó làm tăng hiệu quả lên các biến số vĩ mô của nền kinh tế (Aysun.U, Brady.R, Honig.A, 2013).
Một nghiên cứu của tác giả (Bernanke.BS; Gertler.M, 1995) đã cho thấy kết quả là
việc tăng giá trị của phần bù trong việc huy động nguồn vốn bên ngồi doanh nghiệp sẽ làm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế thực.
Tóm lại, từ lập luận trên cơ sở lý thuyết cũng như bằng chứng thực nghiệm ở trên có thể thấy rằng, các yếu tố như ma sát tài chính, cấu trúc hệ thống tài chính, mức độ
phát triển tài chính sẽ ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả chính sách tiền tệ đối với các biến thực trong nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu này xây dựng các giả thuyết như sau:
H1a: Ma sát tài chính có tác động tích cực lên hiệu quả của chính sách tiền tệ ở mục tiêu tăng trưởng sản lượng.
H1b: Ma sát tài chính có tác động tích cực lên hiệu quả của chính sách tiền tệ ở mục tiêu ổn định giá cả.
H2a: Hệ thống tài chính dựa chủ yếu trên ngân hàng sẽ làm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ ở mục tiêu tăng trưởng sản lượng.
H2b: Hệ thống tài chính dựa chủ yếu trên ngân hàng sẽ làm tăng hiệu quả của chính sách tiền tệ ở mục tiêu ổn định giá cả.
H3a: Phát triển tài chính có mối quan hệ ngược chiều đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ đối với mục tiêu tăng trưởng sản lượng.
H3b: Phát triển tài chính có mối quan hệ ngược chiều đối với hiệu quả của chính sách tiền tệ đối với mục tiêu ổn định giá cả.
Bảng 2.1: Mối tương quan giữa phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả chính sách tiền tệ theo giả thuyết nghiên cứu
Hiệu quả chính sách tiền tệ
Ổn định giá cả Tăng trưởng sản lượng
Ma sát tài chính (+) (+)
Cấu trúc tài chính dựa vào ngân hàng
(+) (+)
Phát triển tài chính (-) (-)