CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
2.6 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ
2.6.1 Cơ sở lý thuyết
Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ có thể được giải thích thơng qua các lý thuyết về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.
Trong phần này, tác giả sẽ dựa vào lý thuyết của kênh cho vay ngân hàng và kênh lãi suất trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ để giải thích mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ như sau:
- Lý thuyết về kênh cho vay ngân hàng
Điều kiện để kênh cho vay ngân hàng hoạt động hiệu quả trong bất kỳ nền kinh tế là
các doanh nghiệp hay hộ gia đình phải phụ thuộc chủ yếu vào nguồn vốn tín dụng được cung cấp bởi các ngân hàng. Một khi các ngân hàng thương mại hạn chế nguồn
tín dụng cung cấp ra thị trường thì các doanh nghiệp, hộ gia đình sẽ gặp những khó khăn trong q trình duy trì hoạt động (Gertler, M., & Gilchrist, S., 1993).
Như vậy, một khi phát triển tài chính đạt đến mức độ cao, các hộ gia đình, doanh
nghiệp sẽ có nhiều lựa chọn để huy động nguồn tài trợ hơn. Họ có thể huy động nguồn vốn từ thị trường chứng khốn thay vì phải phụ thuộc vào nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại. Lúc này, điều kiện để tồn tại kênh cho vay ngân hàng trong các cơ
chế truyền dẫn chính sách tiền tệ bị vi phạm. Hiệu quả của chính sách tiền tệ cũng vì thế mà sẽ kém đi. (Elbourne, A., & de Haan, J., 2006).
- Lý thuyết về kênh lãi suất
Theo lý thuyết về kênh lãi suất, lãi suất thị trường có thể sẽ phản ứng chậm chạp đối với những thay đổi trong lãi suất chính sách được điều hành bởi ngân hàng trung ương. Một trong những lý do của hiện tương này là việc thị trường tài chính kém phát
triển (Toolsema, L. A., Sturm, J.-E., de Haan, J. , 2001). Một nghiên cứu khác của (Franklin, A., Gale, D., 2002) cũng cho thấy trong điều kiện nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển như tại quốc gia Mỹ, Anh; kênh lãi suất đã trở thành kênh truyền dẫn quan trọng nhất trong các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.
2.6.2 Mối quan hệ giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ
Câu hỏi về việc sự phát triển tài chính ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của chính sách tiền tệ cũng là chủ đề thu hút rất nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu.
Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của (Yong Ma; Xingkai Lin, 2016) đã dựa trên dữ
liệu của 41 nền kinh tế trên thế giới giai đoạn từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2011, phát hiện từ nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối tương quan ngược chiều giữa phát triển tài chính và hiệu quả của chính sách tiền tệ. Điều này ngụ ý rằng một quốc gia có hệ thống tài chính phát triển thì việc điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng trung
ương quốc gia đấy sẽ khó khăn hơn.
Nghiên cứu khác của (Aysun.U; Hepp.R, 2011) cũng đã tìm thấy kết quả là sự phát triển tài chính sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kênh cho vay một trong các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.
Một nghiên cứu gần đây hơn của tác giả (Ma, 2018) sử dụng dữ liệu của tất cả 49 quốc gia trong giai đoạn từ 1980-2014, cũng đã một lần nữa khẳng định mối quan hệ ngược chiều giữa phát triển tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ.
Tuy nhiên cũng có những nghiên cứu cho ra những kết quả trái ngược lại với những nhận định bên trên. Phát hiện từ các nghiên cứu này cho thấy khi thị trường tài chính phát triển đồng nghĩa với việc xuất hiện đơng đảo các định chế tài chính trung gian
có thể mở rộng nhanh chóng vào trong nền kinh tế giúp chính sách tiền tệ đạt được hiệu quả nhanh hơn. Cụ thể, nghiên cứu của (Mylonas, P., S. Schich, and G. Wehinger, 2000) đã cho thấy rằng hiệu quả của chính sách tiền tệ tỏ ra hiệu quả hơn khi có sự phát triển trong hệ thống tài chính đặc biệt thơng qua ở kênh tài sản. Một nghiên cứu khác của (Stefan, K., and R. Felix, 2006) nghiên cứu trên quy mô mẫu tương đối lớn với 37 quốc gia đang phát triển và phát triển đã cho ra kết quả rằng một khi hệ thống tài chính phát triển hơn sẽ đóng góp mạnh mẽ vào q trình thực thi hiệu quả của chính sách tiền tệ.