Truyền dẫn chính sách tiền tệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 27 - 31)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.2 Truyền dẫn chính sách tiền tệ

2.2.1 Khung khái niệm

Truyền dẫn chính sách tiền tệ được mơ tả là q trình từ hành động can thiệp của

ngân hàng nhà nước vào lãi suất chính sách hay cung tiền truyền dẫn đến các thay đổi trong một loạt các biến số vĩ mô khác như giá tài sản, lãi suất thị trường, tiêu dùng cá nhân, đầu tư…và mục tiêu cuối cùng được nhắm tới là các mức giá, sản lượng và thất nghiệp. (Mankiw, N. G., & Taylor, M. P., 2011). Quá trình truyền dẫn chính sách tiền tệ này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội nên tỏ ra rất khác biệt ở từng quốc gia khác nhau. Cụ thể, thay đổi chính sách tiền tệ dẫn đến sự thay đổi trong các biến số như lãi suất thị trường, tỷ giá, giá tài sản và ky vọng thị trường trước khi tác

động vào sản lượng, mức giá trong nền kinh tế Anh (Committee, 2013). Trong khi

các biến số chịu tác động trung gian của chính sách tiền tệ trong nền kinh tế Mỹ chỉ bao gồm cung tín dụng, giá tài sản, tỷ giá và lãi suất. (Kenneth N. K.; Mosser.P.C, 2002).

2.2.2 Các kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ

Truyền dẫn chính sách tiền tệ rất khác biệt đối với từng quốc gia khác nhau. Tuy

nhiên một số kênh truyền dẫn chủ yếu của chính sách tiền tệ được giới nghiên cứu thế giới thừa nhận gồm: Kênh lãi suất, kênh giá tài sản, kênh tín dụng, kênh tỷ giá hối

đoái, và kênh kỳ vọng. (Dabla-Norris, E., & Floerkemeier, H., 2006).

- Kênh lãi suất:

Cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thơng qua kênh lãi suất có thể được mơ tả thơng qua việc ngân hàng trung ương thay đổi cung tiền hoặc lãi suất chính sách sẽ tác động trực tiếp làm thay đổi lãi suất thực trên thị trường. Khi lãi suất thực thay đổi sẽ tác động làm thay đổi cầu đầu tư và tiêu dùng của doanh nghiệp và người tiêu dùng trong

nền kinh tế. Đầu tư và tiêu dùng thay đổi đến lượt nó sẽ làm thay đổi tổng cầu dẫn đến sản lượng cuối cùng của nền kinh tế thay đổi.

Điều này thấy rõ trong trường phái kinh tế Keyness, khi quyết định đầu tư và tiêu

dùng hàng hoá lâu bền phụ thuộc vào lãi suất thực của nền kinh tế. Khi lãi suất thực tăng, đầu tư trong nền kinh tế sẽ có xu hướng giảm, người dân cũng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn mà qua đó giảm lượng tiêu dùng trong nền kinh tế; ảnh hưởng trực tiếp đến tổng cầu.

Chính sách tiền tệ lãi suất thực tiêu dùng, đầu tư tổngcầu

Như vậy kênh lãi suất trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ mơ tả việc thông qua tác động vào lãi suất thực, ngân hàng trung ương sẽ làm thay đổi cầu tiêu dùng và đầu tư trong nền kinh tế.

- Kênh tỷ giá:

Kênh tỷ giá mô tả việc ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thơng qua tác động vào tỷ giá hối đối sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động xuất nhập khẩu qua đó tác động đến tổng cầu của một nền kinh tế. Đối với các quốc gia có độ mở kinh tế cao, kênh tỷ giá rõ ràng thể hiện vai trò quan trọng trong cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.

Chính sách tiền tệ lãi suất thực tỷ giá xuất nhập khẩu tổng cầu

Để cụ thể hơn thì đầu tiên ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thơng

qua điều chỉnh cung tiền hoặc lãi suất chính sách qua đó ảnh hưởng đến lãi suất thực trong nền kinh tế. Việc lãi suất thực trong nền kinh tế thay đổi sẽ làm cho đồng tiền quốc gia đó trở nên kém hấp dẫn hơn hoặc ngược lại trong mắt nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến tỷ giá biến động. Thay đổi giá trị đồng tiền nội địa sau đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của quốc gia đó với phần cịn lại của thế giới

(Pennings, S., Ramayandi, A., Tang, H. C. , 2015). Trong mơ hình tổng cầu trong một nền kinh tế mở theo trường phái Keyness thì cán cân xuất nhập khẩu là một cấu phần trong đó. Như vậy bằng cách tác động vào tỷ giá hối đoái, ảnh hưởng đến cán

cân xuất nhập khẩu; chính sách tiền tệ đã tác động vào tổng cầu của nền kinh tế. - Kênh giá tài sản

Kênh giá tài sản liên quan đến 02 cơ chế truyền dẫn: Lý thuyết hệ số Tobin’ Q và hiệu ứng về của cải. Hai cơ chế kể trên mơ tả việc chính sách tiền tệ thay đổi tác động

đến giá tài sản, đến lượt nó việc giá tài sản thay đổi sẽ ảnh hưởng đến các quyết định

về tiêu dùng và đầu tư của hộ gia đình và doanh nghiệp trong nền kinh tế.

Trong nghiên cứu của (Brainard.W. C.; Tobin.J, 1968), lý thuyết hệ số Tobin’s Q lần

đầu được giới thiệu nhằm giải thích được tác động của chính sách tiền tệ lên giá của

các tài sản tài chính, cuối cùng là tác động lên các biến số vĩ mô thực trong nền kinh tế. Hệ số Q cũng được giới thiệu trong nghiên cứu kể trên, tỷ số được tính tốn bằng lấy tổng giá trị thị trường của công ty chia cho giá trị thay thế của tài sản hữu hình. Theo lý thuyết Tobin’s Q thì khi hệ số Q lớn hơn 1 hay giá trị thị trường của công ty lớn hơn giá trị thay thế của tài sản hữu hình, khi đó cơng ty nên tiếp tục đầu tư tài sản mới bởi vì mức giá khi đó rẻ hơn so với giá thị trường. Các công ty sẽ huy động thêm nguồn vốn nhằm tài trợ cho hoạt động mua sắm, tăng đầu tư từ đó tác động làm tăng tổng cầu. Cuối cùng, sản lượng cuối cùng của nền kinh tế sẽ tăng.

Chính sách tiền tệ giá tài sản hệ số Q đầu tư tổng cầu

Liên quan đến hiệu ứng của cải được phát triển bởi (Ando, A., & Modigliani, F.,

1963) thì tài sản, giàu có của một hộ gia đình sẽ tác động trực tiếp đến quyết định tiêu dùng của họ. Ban đầu, giả sử ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, lãi suất sẽ giảm đẩy giá các loại tài sản tài chính sẽ tăng lên. Các hộ gia đình nắm giữ tài sản tài chính sẽ cảm giác mình giàu có hơn, từ đó sẽ thúc đẩy việc họ gia tăng tiêu dùng ở hiện tại, tăng tổng cầu của nền kinh tế, cuối cùng thì sản lượng nền kinh tế sẽ tăng theo.

Chính sách tiền tệ giá tài sản tình trạng giàu có tiêu dùng - Kênh tín dụng

Kênh tín dụng bao gồm trong nó một loạt các cơ chế truyền dẫn nhỏ khác gồm: kênh cho vay ngân hàng, kênh bảng cân đối kế toán, kênh mức giá khơng kỳ vọng, kênh dịng tiền mặt và kênh hiệu ứng thanh khoản hộ gia đình. Các kênh này tập trung chủ yếu vào tác động của chính sách tiền tệ lên hệ thống ngân hàng thương mại, bảng cân

đối kế tốn của các cơng ty và hộ gia đình (Ciccarelli, M., Maddaloni, A., & Peydró,

Kênh cho vay ngân hàng: Các công ty trong nền kinh tế có thể lựa các hình thức huy

động vốn từ ngân hàng hay thị trường chứng khoán. Khi lựa chọn của họ chủ yếu đến

từ hình thức vay ngân hàng thì lúc này các ngân hàng thương mại sẽ chính là các chủ thể truyền dẫn chính sách tiền tệ chính thơng qua hoạt động cấp tín dụng cho các khu vực của nền kinh tế. Điều này thể hiện rõ mỗi khi ngân hàng trung ương thay đổi

chính sách tiền tệ, ví dụ trong thời kỳ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, thơng qua hệ thống ngân hàng thương mại, tín dụng được bơm ra nền kinh tế giúp cho các công ty, hộ gia đình thực hiện các quyết định đầu tư hay tiêu dùng. Sự gia tăng trong đầu tư và tiêu dùng sau đó sẽ làm tăng tổng cầu và cuối cùng làm tăng sản lượng của cả nền kinh tế. (Aysun, U., & Hepp, R., 2013).

Chính sách tiền tệ lượng tín dụng ngân hàng cung cấp đầu tư, tiêu dùng

Kênh bảng cân đối kế tốn : Ảnh hưởng của tình trạng bất cân xứng thơng tin trên thị

trường tín dụng chính là yếu tố hình thành lên cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ bằng kênh bảng cân đối kế toán. Khi các ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất trên thị trường sẽ tăng lên, giá các loại tài sản tài chính sau

đó sẽ giảm xuống. Do tồn tại tình trạng bất cân xứng thông tin giữa các doanh nghiệp,

hộ gia đình và ngân hàng, các doanh nghiệp khi đó sẽ tăng động cơ cho họ thực hiện các dự án có tính chất rủi ro cao. Đây chính là vấn đề rủi ro đạo đức, lựa chọn ngược trong trường hợp bất cân xứng thông tin. Kết quả, các doanh nghiệp đối mặt tình trạng phá sản cao hơn, các ngân hàng thì sẽ giảm khả năng thu hồi được các khoản vay; do

đó dẫn tới việc họ sẽ hạn chế dần các khoản tín dụng ra thị trường. Kết quả các doanh

nghiệp trong nền kinh tế sẽ giảm các khoản tiêu dùng và đầu tư, tổng cầu do đó sẽ

giảm tác động làm giảm sản lượng của cả nền kinh tế. (Aysun, U., & Hepp, R., 2013). Chính sách tiền tệ giá tài sản cung tín dụng đầu tư, tiêu dùng

Kênh dịng tiền: Dịng tiền ở đây chính là sự chênh lệch giữa dòng tiền vào và dòng

tiền ra của một công ty. Một khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng dẫn tới việc dòng tiền đối với một doanh nghiệp được cải thiện, điều này sau

cũng được nâng cao. Các ngân hàng thương mại khi đó sẽ muốn cung cấp thêm các khoản tín dụng cho doanh nghiệp. (Bernanke.BS; Gertler.M, 1995).

Chính sách tiền tệ lãi suất dòng tiền cung tín dụng đầu tư

Kênh mức giá không được kỳ vọng: Kênh truyền dẫn này xuất hiện khi có một sự thay

đổi bất ngờ trong chính sách tiền tệ tác động đến mức giá chung của nền kinh tế. Lúc

này đối với mỗi doanh nghiệp, một mặt các khoản nghĩa vụ nợ đã cố định trên hợp

đồng cho vay nên với một sự tăng lên trong mức giá sẽ làm giảm giá trị các khoản

nghĩa vụ nợ thực. Trong khi đó phía tài sản thực của các công ty sẽ không chịu tác động, điều này vơ tình dẫn tới việc tăng tài sản rịng của các cơng ty. Điểm số tín

dụng của các doanh nghiệp vì thế cũng được nâng lên, các ngân hàng thương mại sau

đó sẽ có động cơ để cho vay nhiều hơn (Bernanke.BS; Gertler.M, 1995).

Chính sách tiền tệ mức giá tài sản ròng cung tín dụng đầu tư

Hiệu ứng thanh khoản hộ gia đình : Cơ chế truyền dẫn này tập trung vào tác động của chính sách tiền tệ đối với hoạt động tiêu dùng của hộ gia đình và các cá nhân.

Khi ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm lãi suất giảm dẫn đến giá tài sản tài chính sẽ tăng lên. Đối với các hộ gia đình có nắm giữ các loại tài sản tài chính, việc sở hữu lượng tài sản lớn hơn sẽ khuyến khích họ tiêu dùng nhiều hơn cho các loại hàng hoá lâu bền hay bất động sản. Điều này sẽ tác động làm tăng tổng cầu của cả nền kinh tế. (Christiano, 1991).

Chính sách tiền tệ lãi suất thanh khoản hộ gia đình tiêu dùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 27 - 31)