Mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 35 - 36)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.7 Mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách

2.7.1 Cơ sở lý thuyết

Mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ được giải thích thơng qua lý thuyết về kênh cho vay ngân hàng trong các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ. Cụ thể:

-Lý thuyết về kênh cho vay ngân hàng:

Lý thuyết về kênh cho vay ngân hàng cho rằng để cho cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thơng qua kênh cho vay ngân hàng hoạt động hiệu quả, cấu trúc hệ thống tài chính của quốc gia đó phải dựa trên chủ yếu là kênh ngân hàng. Một khi nguồn cung tín dụng từ các ngân hàng thương mại gặp trục trặc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt

động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ gia đình trong nền kinh tế

(Gertler, M., & Gilchrist, S., 1993). Do đó, sự phát triển của thị trường chứng khoán như một nguồn cung cấp vốn khác cạnh tranh với ngân hàng sẽ làm giảm hiệu quả của cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ thông qua kênh cho vay ngân hàng. Như vậy, cấu trúc tài chính ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.

2.7.2 Mối quan hệ giữa cấu trúc hệ thống tài chính và hiệu quả chính sách tiền tệ

Gần đây, một số các nghiên cứu đã tập trung vào việc tìm hiểu mối quan hệ giữa cấu trúc của hệ thống tài chính dựa chủ yếu vào hệ thống ngân hàng hay hệ thống thị trường chứng khoán ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Đầu tiên phải kể đến nghiên cứu của (Sander.H; Kleimeier.S, 2004) phát hiện rằng

ảnh hưởng của cấu trúc hệ thống tài chính. Theo đó, hệ thống ngân hàng tập trung tại

các quốc gia châu Âu giúp cho kênh cho vay ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn. Nghiên cứu của tác giả (Gomez.E; Vasquez.D; Zea.C, 2005) đã cho thấy rằng khi

trong hệ thống tài chính khi phần thị trường chứng khốn chiếm ưu thế hơn so với hệ thống ngân hàng thì hiệu quả của chính sách tiền tệ tỏ ra kém hiệu quả hơn trong ngắn hạn trong việc tạo ra những tác động vào các biến kinh tế vĩ mô thực.

Một nghiên cứu khác của tác giả (Loutskina, E; Strahan, P, 2009) cũng cho thấy rằng khi hệ thống tài chính dựa chủ yếu vào thị trường chứng khốn thì kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ thơng qua hình thức cho vay ngân hàng tỏ ra kém hiệu quả hơn.

Điều này có thể được diễn ra là bởi khi thị trường chứng khoán phát triển hơn, các

doanh nghiệp, hộ gia đình có thêm lựa chọn trong việc huy động vốn từ thị trường chứng khốn; khơng cịn phải phụ thuộc nhiều vào lượng tín dụng được cung cấp ra bởi các ngân hàng thương mại do đó kênh cho vay ngân hàng trong truyền dẫn chính sách tiền tệ lúc này đã giảm bớt vai trò của mình.

Tuy nhiên ở phía ngược lại thì vẫn có những bằng chứng thực nghiệm cho thấy rằng kênh truyền dẫn liên quan đến bảng cân đối kế toán, một cấu phần của kênh cho vay ngân hàng trong các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ loại lại tỏ ra hiệu quả hơn trong một hệ thống tài chính dựa chủ yếu vào thị trường chứng khốn (Ashcraft A.B; Campello.M, 2007 ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 35 - 36)