Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 47 - 49)

CHƯƠNG 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thống kê mô tả

Bảng 4.1 dưới đây sẽ trình bày cụ thể các giá trị tính tốn trong phần thống kê mơ tả các biến được sử dụng trong mơ hình hồi quy dữ liệu bảng. Các giá trị đó sẽ bao gồm giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và nhỏ nhất. Trong đó, giá trị trung bình của biến số tăng trưởng sản lượng thực Dy đạt 5.008%/năm với độ lệch chuẩn là 3.130% điều này đã phần nào thể hiện việc châu Á là khu vực kinh tế phát triển năng

động nhất thế giới trong hơn một thập niên vừa qua khi vẫn duy trì được tốc độ tăng

trưởng sản lượng cao hơn so với bình qn thế giới khoảng 3%/năm theo ước tính của Worldbank. Xem xét đến tỷ lệ lạm phát thì giá trị trung bình của khu vực châu Á

đạt khoảng 3.467%/năm và độ lệch chuẩn 3.429%, đây là một tỷ lệ lạm phát tương đối thấp và ổn định tuy nhiên về biên độ dao động lại tương đối lớn từ mức -

1.346%/năm lên đến 23.056%/năm. Ở tiêu chí tăng trưởng cung tiền M2, thì trong

khoảng hơn 01 thập niên vừa qua các nền kinh tế khu vực châu Á duy trì tỷ lệ tăng trưởng cung tiền khá cao với giá trị trung bình đạt khoảng 13.081%/năm. Ở biến số liên quan đến phát triển tài chính thì giá trị trung bình đạt 3.001, qua đó cho thấy thị trường tài chính, ngân hàng khu vực châu Á cũng đã đạt được những bước phát triển nhảy vọt với quy mô gấp gần 3 lần so với tổng sản lượng của nền kinh tế. Khi xem xét cụ thể hơn về cấu trúc tài chính tài các quốc gia khu vực thì giá trị giữa tổng vốn hoá thị trường chứng khoán chia cho giá trị tín dụng nội địa được cung cấp bởi ngân hàng là 1.269, điều này chứng tỏ sự chiếm ưu thế của khu vực thị trường trong cấu trúc tài chính của các quốc gia châu Á. Cuối cùng thì ma sát tài chính trong khu vực

được đại diện bởi giá trị thu hồi khoản nợ tính trên 1 USD chỉ đạt trung bình 46.008

Bảng 4.1: Thống kê mơ tả Biến số Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Số quan sát Dy 5.008 3.130 -5.416 15.240 130 Dp 3.467 3.429 -1.346 23.056 130 Dm 13.081 14.034 -19.994 99.515 130 fd 3.001 2.868 0.623 13.203 130 fs 1.269 1.552 0.006 8.290 130 Recov 46.008 24.421 1.000 80.000 130

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Bảng 4.2, nghiên cứu sẽ đi tìm hiểu các giá trị trung bình của từng biến số ứng với các quốc gia khác nhau trong khoảng thời gian được nghiên cứu. Kết quả từ bảng mô tả cho thấy, nền kinh tế Trung Quốc đã dẫn đầu về tăng trưởng sản lượng thực trong khu vực trong hơn 01 thập niên vừa qua với tỷ lệ đạt 9.554%/năm tiếp sau đó là Việt Nam với tỷ lệ tăng trưởng sản lượng giai đoạn 2004-2016 đạt 6.343%/năm. Về tỷ lệ lạm phát thì Việt Nam lại là quốc gia dẫn đầu trong khu vực với tỷ lệ này đạt

8.683%/năm, điều này cho thấy những bất ổn trong điều hành kinh tế vĩ mô của chúng ta trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân của tỷ lệ lạm phát cao của Việt Nam có thể

được nhìn thấy từ việc cung tiền m2 được chính phủ bơm ra nền kinh tế với mức tăng

trưởng trung bình đạt 18.88%/năm, cũng là cao nhất khu vực. Liên quan đến mức độ phát triển tài chính, Hong Kong là quốc gia, vùng lãnh thổ có trình độ phát triển tài chính cao nhất với quy mơ khu vực tài chính gấp trên 10 lần tổng sản lượng của nền kinh tế. Ngồi ra về cấu trúc tài chính của các quốc gia trong khu vực thì có những sự khác biệt nhất định. Một số quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc dựa chủ yếu vào khu vực ngân hàng để phân bổ nguồn vồn thì các quốc gia khác như

Hong Kong, Singapore lại chứng kiến sự phát triển chiếm ưu thế lớn từ thị trường chứng khoán. Cuối cùng về ma sát tài chính thì Nhật Bản có mức độ ma sát tài chính thấp nhất với giá trị thu hồi nợ đạt mức cao 77.461 cents/USD, trong khi Việt Nam có mức độ ma sát tài chính cao nhất khi giá trị thu hồi nợ chỉ đạt 7.615 cents/USD.

Bảng 4.2: Giá trị trung bình các biến số theo từng quốc gia

Quốc gia Dy Dp Dm fd fs Recov

1.Việt Nam 6.343 8.683 18.887 1.172 0.146 7.615 2.Nhật Bản 0.821 0.216 12.308 3.973 0.254 77.461 3.Hàn Quốc 3.648 2.460 10.330 2.317 0.537 65.923 4.Trung Quốc 9.554 2.821 16.663 2.002 0.340 23.385 5.Singapore 5.808 2.112 7.196 3.113 2.595 72.846 6.Thái Lan 3.653 2.486 7.479 2.132 0.534 49.461 7.Philippines 5.597 4.002 16.831 1.132 1.166 30.461 8.Indonesia 5.547 6.705 14.162 0.780 0.876 28.692 9.Malaysia 5.040 2.463 10.153 2.608 1.052 40.231 10.HongKong 4.073 2.719 16.801 10.790 5.194 64.000

Nguồn: Tính tốn của tác giả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)