Phát triển tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 31 - 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

2.3 Phát triển tài chính

Phát triển tài chính có thể được định nghĩa là sự phát triển trong quy mô, hiệu quả,

sự ổn định và các tiếp cận đối với hệ thống tài chính. Ở đây hệ thống tài chính bao gồm tất cả các định chế tài chính trung gian trong nền kinh tế. (Eryigit.S.B;

Dulgeroglu.E, 2014) (Mukherjee, S., & Bhattacharya, R. , 2011). Trong đó:

- Sự phát triển trong quy mô được hiểu là quy mơ tương đối của thị trường tài chính so với tổng thể nền kinh tế.

- Hiệu quả của thị trường tài chính được phản ánh thơng qua việc giảm thiểu các hành vi bóp méo thị trường, thị trường là cạnh tranh hồn hảo, các thơng tin đều được cơng khai…hay hạn chế thấp nhất chi phí phát sinh trong q trình giao dịch, đảm bảo cho các dịch vụ tài chính được cung cấp với chất lượng cao nhất trong khi chi phí là thấp nhất có thể.

- Tính ổn định của thị trường tài chính được biểu hiện sức đề kháng của bản thân toàn bộ thị trường đối với mỗi cú sốc bên ngoài tác động.

- Khả năng tiếp cận trong thị trường tài chính chính là việc những tác nhân trong nền kinh tế có yêu cầu về dịch vụ tài chính có thể dễ dàng tiếp cận mà không gặp phải bất cứ rào cản nào liên quan đến chi phí hoặc phi chi phí.

2.4 Cấu trúc tài chính

Cấu trúc tài chính hiện nay được các nhà kinh tế học tạm chia ra thành hệ thống tài chính dựa chủ yếu vào ngân hàng và hệ thống tài chính dựa chủ yếu trên thị trường tài chính. Tâm điểm của cách phân biệt này tập trung vào 04 quốc gia như Đức, Nhật Bản, Anh và Hoa Kỳ. Trong đó, tại Đức và Nhật Bản được coi là các hệ thống tài

chính phụ thuộc chủ yếu vào ngân hàng, ở các quốc gia này ngân hàng đóng vai trị chính trong việc huy động nguồn tiền nhàn rỗi thơng qua hình thức tiết kiệm, sau đó phân bổ lại cho các đơn vị trong nền kinh tế đang cần vốn thơng qua hình thức cho vay đồng thời giám sát, đánh giá các quyết định đầu tư của các chủ doanh nghiệp

(Asli Demirgỹỗ-Kunt, Ross Levine, 1999). Ngược lại tại các quốc gia như Anh và Hoa Kỳ thì hệ thống tài chính phụ thuộc chủ yếu vào thị trường mà ở đây là thị trường chứng khoán; tại các quốc gia này thị trường chứng khoán chiếm ưu thế so với hệ

thống ngân hàng về việc huy động tiết kiệm từ các đơn vị có nguồn vốn nhàn rỗi,

kiểm soát doanh nghiệp và quản lý rủi ro.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của phát triển tài chính, cấu trúc tài chính và ma sát tài chính đến hiệu quả của chính sách tiền tệ nghiên cứu thực nghiệm tại châu á (Trang 31 - 32)