Những nhân tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh quảng bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 41)

Cán bộ chủ chốt cấp huyện là những người đứng đầu và cấp phó các tổ chức chính trị, xã hội, các phòng, ban... của huyện. Họ là những người trực tiếp lãnh đạo, quản lý triển khai thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; đồng thời, chịu trách nhiệm đề ra và tổ chức thực hiện các chủ trương, kế hoạch phát triển của đơn vị và địa phương mình phụ trách. Với trọng trách như thế, rõ ràng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện phải có tầm nhìn rộng, năng lực tư duy thích ứng mới có thể hồn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Năng lực tư duy có nhiều cấp độ phát triển, nhiều loại hình khác nhau. Ở mỗi người lại mạnh về một loại hình tư duy riêng, với cấp độ phát triển cao thấp khác nhau. Điều đó khơng phải chỉ do sự chi phối của lịch sử, mà ngay trong cùng một điều kiện mơi trường cũng diễn ra sự khác nhau đó. Chính vì thế, nâng cao năng lực tư duy lý luận không chỉ bị ảnh hưởng bởi các điều kiện chung mà còn do các yếu tố chủ quan của mỗi người chi phối.

Yếu tố sinh học của bản thân đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện.

Năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào yếu tố bẩm sinh, di truyền của từng người. Đó là những yếu tố sinh ra đã có và do thế hệ trước di truyền lại như cấu tạo của hệ thần kinh, trí nhớ, sức khoẻ, thể chất…Những yếu tố này đóng vai trị chính trong việc tạo ra năng khiếu thơng minh, trí nhớ, khả năng trực giác, nhạy cảm. Con người là thực thể sinh học - xã hội. Mặt sinh học của con người phụ thuộc vào các quy luật tự nhiên như các thuộc tính sinh học, di truyền, biến dị, đồng hố, dị hố… trong q trình sinh sản và phát triển. Yếu

tố di truyền có ảnh hưởng rất lớn, sự di truyền theo hướng nội, hướng tốt sẽ tạo ra ở thế hệ mới một cơ thể khoẻ mạnh, tư chất thần kinh tốt, khả năng phát triển cao về sức khoẻ và trí tuệ. Đó là cơ sở, tiền đề, là điều kiện của năng lực trí tuệ nói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng. Những yếu tố sinh học này là cơ sở, điều kiện, tiền đề cho chủ thể tư duy thực hiện năng lực của mình một cách có hiệu quả. Năng lực là yếu tố thuộc về chủ thể, cho nên năng lực tư duy lý luận xét về khả năng cũng thuộc về những yếu tố sinh học. Tuy nhiên, tố chất bẩm sinh ấy mới chỉ là điều kiện cần, là những khả năng tiềm tàng chứ chưa đủ cho hoạt động tư duy có hiệu quả. Những yếu tố sinh học này nếu không được trau dồi, khơi dậy phát triển, rèn luyện thường xuyên thì sẽ dẫn đến mai một. Như Ph.Ănghen đã viết: “Tư duy lý luận chỉ là một đặc tính bẩm sinh dưới dạng năng lực của người ta mà thôi” [30, tr.487]. Do vậy, việc nâng cao năng lực tư duy lý luận phụ thuộc trước hết vào yếu tố sinh học của chủ thể.

Yếu tố giáo dục, đào tạo.

Giáo dục và đào tạo là một vấn đề hết sức quan trọng trong đời sống chính trị của mỗi nước, là biểu hiện trình độ phát triển của mỗi nước. Vì vậy, ngay từ khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Do đó xác định Giáo dục và đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của cách mạng Việt Nam.

Chúng ta biết rằng sứ mệnh của giáo dục và đào tạo là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và là điều kiện để phát huy nguồn lực con người. Vì vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt nói chung, cán bộ chủ chốt cấp huyện nói riêng ngồi yếu tố bẩm sinh thì quá trình giáo dục đào tạo, quá trình học tập, rèn luyện một cách tự giác để nâng cao trình độ tri thức, trí tuệ có ảnh hưởng trực tiếp mạnh mẽ đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của họ. Trình độ tri thức, trí tuệ là điều kiện không thể thiếu để con người phát triển năng lực của mình về mọi mặt. Để đạt được một trình độ tri thức, trí tuệ nhất định và có lý tưởng

chủ nghĩa xã hội, ý thức tơn trọng pháp luật, nhạy cảm với chính trị…cán bộ lãnh đạo khơng có con đường nào khác ngồi việc phải thơng qua q trình giáo dục, đào tạo và tự đào tạo. Họ phải trải quá trình trau dồi kiến thức từ kinh nghiệm để từ đó nâng lên thành tri thức lý luận trong thực tiễn, quá trình này mang lại cho con người khơng chỉ về nội dung các tri thức mà cịn là những phương pháp tư duy khoa học ngày một hồn thiện hơn. Đó chính là nền tảng, là cơ sở để con người mài dũa khả năng tư duy, rèn luyện năng lực tư duy nhạy bén sáng tạo. Nếu bị hạn chế về tri thức, về trí tuệ thì dĩ nhiên khơng thể nâng cao năng lực tư duy lý luận. Và như vậy sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc của họ.

Đất nước ta đang cần một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới. Để đạt được mục tiêu nhiệm vụ đó, cần phải tạo ra chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, theo tiêu chuẩn chức danh cán bộ, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nói riêng và cấp huyện nói chung. Coi đây là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới.

Nhu cầu, lợi ích của chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện.

Mỗi một con người khi tham gia vào một công việc nhất định, muốn thành cơng và đạt kết quả cao thì trước hết họ phải xác định được mục đích cơng việc. Nhu cầu và lợi ích của cơng việc đó có ích đối với họ như thế nào. Và đây chính là những yếu tố hình thành thái độ, động cơ cho mọi hoạt động của con người và cán bộ lãnh đạo khơng nằm ngồi sự tác động của những yếu tố này. Xét cho cùng, mọi hoạt động của con người đều nhằm đạt được một lợi ích nhất định nào đó về vật chất hoặc tinh thần để thoả mãn nhu cầu của mình. Cái chi phối mục đích hoạt động của chủ thể trau dồi, rèn luyện,

phát triển năng lực nói chung và năng lực tư duy lý luận nói riêng xét đến cùng là lợi ích. Do vậy, khi lợi ích khơng được đảm bảo, sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến thái độ rèn luyện, trau dồi năng lực tư duy lý luận của từng người. Động cơ tư tưởng hay mục đích được hình thành bởi sự tác động của hồn cảnh thực tiễn đối với con người cũng chính là lợi ích, trong đó bao hàm cả tri thức được đúc kết trong hoạt động thực tiễn, được hình thành nhằm thoả mãn những nhu cầu mới được hình thành. Chính theo nghĩa đó thì lợi ích của con người bao giờ cũng gắn chặt kết quả - những bài học kinh nghiệm rút ra nhờ tổng kết thực tiễn.

Tuy nhiên, nếu một người nào đó có động cơ về nhu cầu và lợi ích khơng trong sáng, thì trong hoạt động cơng tác, học tập, rèn luyện họ chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích trước mắt, lợi ích cục bộ sẽ dẫn tới suy giảm đạo đức, lung lay về lý tưởng chính trị và khó có thể rèn luyện được năng lực tư duy lý luận sắc bén. Hoặc khó có được năng lực tư duy lý luận tốt. Một cán bộ có tài, có năng lực về chun mơn, có tài lãnh đạo, nhưng nếu xuất phát từ động cơ khơng trong sáng, từ lợi ích cho riêng bản thân thì cũng chỉ là người như lời Bác hồ đã nói: “người có tài mà khơng có đức thì cũng trở thành vô dụng”. Và ngược lại, nếu một cán bộ lãnh đạo xác định đúng được động cơ, nhu cầu, lợi ích cho những hành động của mình thì cơng việc mà họ tiến hành sẽ có ích khơng chỉ cho bản thân họ mà cho cả một tập thể mà họ lãnh đạo.

Đất nước ta đang tích cực đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng hơn, các quá trình xã hội diễn ra rất năng động và phức tạp. Chúng ta cần trọng dụng những người tài có tư duy sáng tạo, có tư tưởng đổi mới đúng đắn trên cơ sở kiên định lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Để đổi mới tư duy và đổi mới trong thực tiễn, chúng ta có thể phải chấp nhận những khoản “học phí” đơi khi khá đắt. Song không thể chấp nhận những khoản “học phí” sử dụng cho những toan tính cá nhân, cho các “nhóm lợi ích” hay các “tập đồn lợi ích cá biệt”, làm tổn hại lợi

ích quốc gia dân tộc và lợi ích của nhân dân lao động. Điều này địi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp nói chung và cấp huyện nói riêng, nhất là cấp chiến dịch - chiến lược phải thực sự có bản lĩnh và trí tuệ, ln hết lịng phục vụ lợi ích của đất nước và của nhân dân. Đó là điều “Dĩ bất biến” trong phẩm chất nhân cách của cán bộ lãnh đạo, quản lý và trong tiêu chí đánh giá, lựa chọn, bố trí cán bộ. Có “Dĩ bất biến” đúng mới “ứng vạn biến” tốt, mới tỉnh táo tránh chọn nhầm những phần tử “cấp tiến”, có tài nhưng cơ hội, thực dụng, thiếu cái tâm trong sáng, “chỉ vụ ích kỷ phì gia, chẳng nghĩ khổ dân hại nước”.

Hoạt động thực tiễn của chính đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện.

Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận của con người. Thực tiễn không chỉ là cơ sở, động lực của nhận thức, của lý luận mà còn là cơ sở, nguồn gốc sâu xa và động lực của mọi năng lực của con người. Chỉ có thơng qua hoạt động mà trước hết và chủ yếu là hoạt động thực tiễn của con người mới làm bộc lộ những năng lực của mình. Cũng thơng qua hoạt động thực tiễn mà năng lực của con người mới được phát huy tối đa, mới có điều kiện cọ xát, trau dồi, rèn luyện, phát triển. Người nào tham gia hoạt động thực tiễn nhiều, thì càng có cơ hội phát triển năng lực tư duy lý luận. Chính thơng qua hoạt động thực tiễn mà con người có được những hiểu biết, những tri thức về hiện thực khách quan và phát triển những năng lực của mình. Mọi tri thức, năng lực của con người, nhất là năng lực tư duy lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Hơn nữa, sự phát triển liên tục, không ngừng của thực tiễn luôn luôn đặt ra những yêu cầu mới địi hỏi con người phải ln suy nghĩ, tìm tịi, phát hiện quy luật vận động, phát triển của sự vật, hình thành những phương thức, nội dung mới trong năng lực tư duy hướng về việc phát hiện và giải quyết các vấn đề theo yêu cầu của thực tiễn. Như thế, thông qua hoạt động thực tiễn mà năng lực tư duy lý luận, đặc biệt là khả năng xác lập tri thức và đối tượng hoá tri thức của con người mới được hình thành và cũng thơng qua đó mà những năng lực ấy mới được trau dồi phát triển, nâng cao.

Môi trường kinh tế - xã hội, nền tảng văn hoá, khoa học của xã hội mà cán bộ chủ chốt cấp huyện sống và làm việc.

Có thể nói yếu tố kinh tế - xã hội, nền tảng văn hoá, khoa học của xã hội ảnh hưởng quan trọng đến năng lực tư duy lý luận của con người. Sự phát triển về năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào môi trường kinh tế - xã hội mà trong đó chủ thể tư duy sống và hoạt động. Đó là tồn bộ những điều kiện, hồn cảnh khách quan liên quan đến đời sống, đến quá trình học tập, rèn luyện và công tác của mỗi người. C.Mác đã chỉ rõ, “con người là sản phẩm của hoàn cảnh”, hoàn cảnh kinh tế - xã hội như thế nào sẽ sản sinh ra con người thực tiễn như thế ấy. Bản thân tư duy cũng là sự phản ánh của thực tiễn tồn tại xã hội, là sản phẩm của lịch sử - xã hội. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đã góp phần hình thành thói lười suy nghĩ, lười tìm tịi, tư tưởng thụ động, trông chờ, ỷ lại. Cơ chế kinh tế thị trường dễ hình thành được phong cách tư duy nhanh nhạy, năng động, sáng tạo…Ngoài ra, năng lực tư duy lý luận của con người đặc biệt phụ thuộc vào nền tảng văn hoá, khoa học mà xã hội đạt được. Ví như sống trong một nền văn hố đậm đà bản sắc dân tộc thì tư duy con người sẽ có lịng tự tơn dân tộc, lý tưởng chủ nghĩa xã hội, lịng nhân ái và tinh thần yêu nước sâu sắc. Nền tảng văn hoá với sức mạnh cuốn hút của cái chân, thiện, mỹ, có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển các tư chất đặc thù của mỗi người, mở rộng, khơi sâu thêm nền tảng tâm - sinh lý, khơi dậy mọi năng lực tiềm ẩn của con người. Cùng với sự phát triển của khoa học, năng lực tư duy lý luận cũng có q trình phát sinh, phát triển của mình, nó khơng phải là một cái gì vĩnh viễn, sinh ra và mãi mãi như vậy. Khi đánh giá về sự phát triển của năng lực tư duy lý luận, Ănghen nhận xét: “Tư duy lý luận của mỗi một thời đại, cũng có nghĩa là cả thời đại chúng ta là một sản phẩm lịch sử mang những hình thức rất khác nhau trong những thời đại khác nhau và do đó có một nội dung rất khác nhau” [30, tr.487]. Điều đó có nghĩa là, ứng với mỗi giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của khoa học, tư duy của con người cũng

có những loại hình khác nhau. Ngày nay, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và cơng nghệ, sự nâng cao trình độ văn hố, khoa học, sự phát triển nhanh chóng các phương tiện thơng tin hiện đại… nên việc nâng cao năng lực tư duy lý luận lại càng gắn liền với sự phát triển của khoa học. Vì vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận trước hết phải nâng cao trình độ tri thức khoa học, phương pháp tư duy khoa học, đặc biệt là phương pháp tư duy biện chứng.

Như vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận phụ thuộc vào những điều kiện, hồn cảnh khách quan nói chung và những nhân tố thuộc về chủ thể năng lực tư duy nói riêng. Những điều kiện, hồn cảnh và nhân tố ấy có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động, hỗ trợ bổ sung cho nhau tạo thành một hệ thống cùng tác động đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận. Và nếu những yếu tố trong hệ thống ấy cùng tác động đến việc nâng cao năng lực tư duy lý luận theo chiều hướng tích cực thì nó sẽ có tác dụng phát triển năng lực tư duy lý luận một cách nhanh chóng hơn. Ngược lại, sự tác dụng khơng thuận chiều giữa các yếu tố trong hệ thống sẽ làm cho năng lực tư duy lý luận khó có khả năng nâng cao phát triển. Nhưng cũng phải thấy rằng, những điều kiện, hoàn cảnh khách quan và nhân tố chủ quan có vai trị, tác dụng, có mức độ ảnh hưởng rất khác nhau đối với việc nâng cao năng lực tư duy. Trong đó, sự phát triển của khoa học và thực tiễn xã hội, quá trình đào tạo và tự rèn luyện của chủ thể năng lực tư duy giữ vai trị quyết định. Nói như thế khơng có

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh quảng bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 34 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w