Bình trong giai đoạn hiện nay
Những hạn chế về năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, gồm nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Trong đó có những nguyên nhân chung dẫn tới sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ trong cả nước, đồng thời lại có những nguyên nhân đặc thù riêng có ở địa phương. Dưới đây xin đưa ra một số nguyên nhân cơ bản, chủ yếu dẫn tới sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình.
Hồn cảnh kinh tế - xã hội, mơi trường sống, làm việc và trình độ dân trí thấp kém đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện Quảng Bình
Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa và ln bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam, được chia ra 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa tập trung vào từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.000 - 2.300
mm/năm.Tần suất lũ lụt, lũ quét thường xảy ra, có hiện tượng gió lốc xảy ra một vài nơi. Với điều kiện khí hậu như vậy, đã ảnh hưởng ít nhiều đến thời gian tập trung giải quyết công việc của họ. Nhất là ở các huyện Quảng Trạch, Lệ Thuỷ, Tun Hố, Minh Hố ln phải gánh chịu hạn hán về mùa hè và lũ lụt nặng về mùa mưa, họ phải luôn quan tâm, giải quyết đời sống hàng ngày của người dân. Với những khó khăn về điều kiện địa lý đã chiếm phần nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, học hỏi, trau dồi kiến thức của họ.
Các huyện ở Quảng Bình vẫn còn là những thị trấn nhỏ bé kém phát triển, điều kiện môi trường công tác gắn với vùng sâu, vùng xa, cách xa các trung tâm đô thị cho nên giao thơng, thơng tin cịn khó khăn, điều kiện kinh tế, văn hố, xã hội chậm phát triển, họ ít có điều kiện học tập, trao đổi, giao lưu về văn hoá, khoa học, kỹ thuật để nắm bắt các thông tin mới từ bên ngồi. Những yếu tố đó dễ dẫn tới tâm lý thoả mãn với những kiến thức và kinh nghiệm đã đạt được, ít quan tâm đến việc học tập nâng cao trình độ tri thức, năng lực tư duy lý luận, và năng lực lãnh đạo, quản lý.
Các huyện của Quảng Bình đa số đều sống chủ yếu bằng kinh tế nông nghiệp nên phần lớn cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình sống trong mơi trường nơng thơn - nơng nghiệp - nơng dân. Gia đình của một số cán bộ chủ chốt là gia đình nơng dân, một số cán bộ vừa tham gia công tác vừa tham gia sản xuất nông nghiệp. Do vậy, người cán bộ lãnh đạo cấp huyện Quảng Bình bị ảnh hưởng trực tiếp tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ, họ đề cao kinh nghiệm, xem kinh nghiệm là yếu tố quyết định thành cơng của mọi hoạt động.
Trình độ lý luận hạn chế và ý thức tự học tập, rèn luyện nâng cao trình độ về mọi mặt của đội ngũ cán bộ này chưa thật cao là nguyên nhân chủ yếu của sự hạn chế về năng lực tư duy lý luận của họ.
Trình độ của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình thấp hơn so với nhiều tỉnh khác và bình quân cả nước. Trình độ học vấn của cán bộ lãnh đạo chủ chốt có tỷ lệ đại học trở lên chiếm số đông nhưng tỷ lệ đã qua đào tạo lý
luận từ cao cấp trở lên lại thấp. Với hồn cảnh đời sống khó khăn, vừa thốt ra khỏi chiến tranh, đa số cán bộ là người cao tuổi cho nên vấn đề khắc phục hạn chế, nâng cao trình độ về mọi mặt là cơng việc khơng dễ dàng. Do nhu cầu đào tạo của cán bộ cả nước nói chung và tỉnh nói riêng là quá lớn nên đội ngũ này cố gắng tìm mọi hình thức để chuẩn hố trình độ. Tuy nhiên, cũng cịn nhiều bất cập như hiệu quả, chất lượng đào tạo không cao và chưa vững chắc. Vẫn còn rất nhiều trường hợp chạy theo bằng cấp để đảm bảo tiêu chuẩn chuẩn hoá chức danh cán bộ, ví như một số cán bộ tham gia những lớp cao cấp và trung cấp lý luận chính trị do trường Chính trị tỉnh mở nhưng số buổi họ đi học rất ít, họ đều có lý do cơng việc khơng có thời gian tham gia theo lớp học, cho nên, kết quả và hiệu quả đào tạo chưa cao. Mặt khác, học tập nâng cao trình độ lý luận thì trước hết là học tập triết học Mác - Lênin, đó là cơ sở lý luận chung nhất, là hạt nhân của thế giới quan. Đặc biệt triết học với tính cách là khoa học về tư duy lý luận, về nghệ thuật sử dụng các khái niệm có tầm quan trọng hàng đầu đối với việc nâng cao năng lực tư duy lý luận. Song trên thực tế, cán bộ được học về triết học rất ít, ở chương trình trung cấp có 60 -70 tiết, chương trình cao cấp có 120 tiết và lại khơng có thời gian nghiên cứu thêm. Nội dung, chương trình học cịn nhiều vấn đề chưa hợp lý, hoạt động giảng dạy cịn nhiều hạn chế vì thế mà trình độ lý luận của họ còn hạn chế. Cũng do vậy, khi họ vận dụng kiến thức cũng như chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước để xây dựng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương chưa thật đúng, vẫn còn biểu hiện của bệnh kinh nghiệm, chủ quan, duy ý chí, giáo điều.
Mặt trái của nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng khơng nhỏ đến đạo đức, lối sống, suy nghĩ của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình. Điều này làm cho họ thiếu tích cực, cố gắng trong học tập, rèn luyện, trau dồi năng lực tư duy lý luận.
Có thể nói kinh tế thị trường cũng có tác động tích cực đến sự phát triển của đạo đức tiến bộ của người cán bộ lãnh đạo, góp phần thúc đẩy việc hình
thành nhân cách tự chủ, sáng tạo, năng động, ý thức trách nhiệm cá nhân, ý thức vì cộng đồng được nâng cao hơn trước. Đồng thời sự biến động của nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chủ thể hoạt động bắt họ phải năng động sáng tạo hơn. Nó địi hỏi người cán bộ lãnh đạo phải có tư duy khoa học, sáng tạo, độc lập suy nghĩ. Muốn thực hiện được yêu cầu này, họ phải luôn luôn học hỏi, trau dồi tri thức chuyên mơn và năng lực quản lý. Điều này có tác dụng to lớn trong việc đẩy lùi dần sự trì trệ, thiếu năng động ở con người nói chung nhất là ở người gánh trách nhiệm lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, bên cạnh tác động tích cực, kinh tế thị trường cịn có tác động tiêu cực đến đạo đức của một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình. Nó tạo nên tâm lý chạy theo đồng tiền, kích thích thói ích kỷ, đặt lợi ích của cá nhân lên trên lợi ích của tập thể, của xã hội. Nó tạo điều kiện cho lối sống hưởng lạc nảy sinh, phát triển. Điều này đã làm biến đổi các nấc thang giá trị đạo đức: từ chỗ coi trọng các giá trị chính trị sang các giá trị vật chất, từ coi trọng đạo đức và tài năng trong nhân cách đến coi nhẹ đạo đức, từ đề cao lợi ích tập thể sang quá coi trọng lợi ích cá nhân, thực dụng…Chính vì vậy kinh tế thị trường là một nhân tố ảnh hưởng rất quan trọng đối với đạo đức của cán bộ lãnh đạo và từ đó cũng gây ảnh hưởng đến việc xây dựng đạo đức mới cho họ. Do đó, khi xây dựng đạo đức mới cho đội ngũ này, một mặt cần khai thác mặt tích cực, đồng thời phải kiên quyết gạt bỏ mặt tiêu cực của nền kinh tế thị trường.
Những hạn chế, bất cập trong công tác quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Quảng Bình.
Qua hơn 25 năm đổi mới, cùng với những thành tựu to lớn trong công tác cán bộ của cả nước, công tác của cán bộ của huyện Quảng Bình đã đạt được những kết quả quan trọng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã có
bước trưởng thành và tiến bộ, góp phần vào những thành tựu chung của tỉnh. Tuy nhiên, công tác cán bộ của các huyện còn nhiều khuyết điểm, yếu kém; chất lượng, số lượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các ngànhh, các cấp có nhiều mặt chưa ngang tầm với địi hỏi của sự nghiệp cơng nghiệp hoá, hiện đại hố. Thực trạng đó có nhiều ngun nhân, nhưng chủ yếu do chậm đổi mới quan điểm, cách làm cán bộ; một bộ phận cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện; ý thức tự phê bình và phê bình cịn yếu; cơ chế chính sách cán bộ chưa đủ để khuyến khích cán bộ phấn đấu; thực hiện các quy định, quy chế và kỷ luật cán bộ chưa nghiêm.
Công tác dự báo để chuẩn bị cho đội ngũ cán bộ thời kỳ mới của tỉnh còn chậm và yếu, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, cán bộ cho các ngành kinh tế và kỹ thuật, công nghệ mới, cán bộ nữ. Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng, lãnh đạo sở, ban, ngành, đơn vị chưa có kế hoạch và biện pháp tích cực để chỉ đạo công tác cán bộ; chưa đặt công tác tổ chức cán bộ thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên ở cấp mình. Do vậy, nhìn chung cơng tác cán bộ vẫn còn bị động, lúng túng. Một số quy chế, quy định về công tác tổ chức, cán bộ chưa được xây dựng, ban hành hoặc bổ sung hoàn chỉnh để tổ chức thực hiện một cách thống nhất, đồng bộ.
Việc đánh giá, bố trí cán bộ vẫn cịn có những trường hợp có ý kiến khác nhau do chưa sát, chưa nắm chắc cán bộ và thiếu thống nhất về quan điểm, nhận thức. Một số trường hợp khác còn biểu hiện thiếu dân chủ, cục bộ, hữu khuynh hoặc cịn trơng chờ "ăn sẵn", nặng về cơ cấu, cân đối giữa các vùng, các địa phương; một số nơi có biểu hiện tư tưởng định kiến, hẹp hịi, khơng mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ, cán bộ nữ.
Công tác quy hoạch cán bộ làm chưa được thường xuyên, thiếu đồng bộ; chưa gắn với đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng. Cơng tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn phân tán, thiếu tập trung thống nhất; chưa thật gắn với yêu cầu nhiệm vụ, tiêu chuẩn chức danh và quy hoạch, kế hoạch. Một số ít
cán bộ bố trí, sử dụng chưa hợp lý nhưng chậm được sắp xếp, bố trí lại. Chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ còn thấp; chưa gắn với tổng kết thực tiễn trong những năm đổi mới. Phương thức, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có mặt thiếu hợp lý. Việc thực hiện các chính sách về cán bộ cịn hạn chế, chưa đáp ứng với điều kiện, cơ chế mới, chưa động viên được đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ Đảng, đồn thể, cán bộ nữ. Chính sách thu hút, bồi dưỡng nhân tài, chính sách động viên, thăm hỏi, chăm sóc những gia đình và người có cơng, cán bộ về hưu tuy đã có nhiều cố gắng và tiến bộ nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. Chế độ quần chúng giám sát, góp ý phê bình cán bộ, đảng viên làm chưa tốt, cịn nặng hình thức, hiệu quả thấp và chưa thực hiện thường xuyên.
Một số cấp uỷ, tổ chức Đảng, thủ trưởng cơ quan nhận thức chưa đầy đủ nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và trực tiếp quản lý đội ngũ cán bộ, có lúc, có nơi vai trị tập thể trong đánh giá, bàn định về cán bộ chưa được đề cao. Cá biệt, có trường hợp cịn vi phạm ngun tắc. Cơng tác quản lý cán bộ ở một số nơi cịn bng lỏng, nắm chưa chắc và chưa sát cán bộ, chưa chú ý, theo dõi, giám sát góp ý, động viên, uốn nắn và giúp đỡ cán bộ một cách kịp thời. Đội ngũ làm công tác tổ chức cán bộ nhìn chung cịn yếu và thiếu về nhiều mặt. Mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân, nhất là chế độ trách nhiệm và quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác cán bộ chưa được quy định rõ. Chưa kiên quyết và thiếu quy chế có hiệu lực để sắp xếp, bố trí lại đội ngũ cán bộ nhằm kịp thời thay thế những cán bộ khơng hồn thành nhiệm vụ, hoặc yếu kém về phẩm chất và năng lực. Tình trạng cục bộ, khép kín, hẫng hụt cán bộ ở một số huyện trong tỉnh vẫn chậm được khắc phục.
Như vậy, những nguyên nhân khách quan và chủ quan trên đây có quan hệ, tác động lẫn nhau, tạo ra một hệ thống các nguyên nhân cùng tác động làm suy yếu năng lực tư duy lý luận của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
huyện Quảng Bình. Để khắc phục những hạn chế trên cần phải có một hệ thống các biện pháp đồng bộ toàn diện và thiết thực.
2.2. Những yêu cầu mới về nâng cao năng lực tư duy lý luận củangười cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình