Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Quảng Bình trong giai đoạn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh quảng bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 84)

luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay

Từ thực trạng về năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình đã trình bày trên đây cho thấy, mức độ yếu kém về năng lực tư duy lý luận của họ chủ yếu thể hiện ở một số mặt như: nặng về tư duy kinh nghiệm; yếu về tư duy logic, khoa học; trong hoạt động lãnh đạo còn mắc bệnh bảo thủ, chủ quan duy ý chí, bệnh giáo điều, rập khn, máy móc. Những yếu kém đó cần phải được khắc phục kịp thời và triệt để nhằm

đáp ứng cho những yêu cầu của sự phát triển đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương trong điều kiện đất nước đã đẩy mạnh sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố. Để nâng cao năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện Quảng Bình trong giai đoạn hiện nay có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp chủ yếu sau:

2.3.2.1. Cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện cần phải học tập trau dồi phương pháp tư duy biện chứng duy vật

Như trên đã trình bày, ngồi những ưu điểm nổi bật, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình có những hạn chế như cịn mang nặng bệnh kinh nghiệm, giáo điều, chủ quan duy ý chí…vì vậy, để khắc phục và chống các căn bệnh này một cách triệt để thì cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình cần phải thường xuyên rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật.

Lịch sử nhân loại đã hình thành nên các phương pháp tư duy khác nhau, nhưng cho đến nay, chưa có một phương pháp nào có thể thay thế phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Đó là phương pháp tư duy cách mạng và khoa học nhất trong thời đại ngày nay. Phương pháp tư duy biện chứng duy vật là công cụ sắc bén giúp cho con người nhận thức đúng đắn hiện thực khách quan, đi sâu vào bản chất sự vật, phát hiện ra các qui luật vận động nội tại và chiều hướng phát triển tất yếu của nó. Với đặc trưng cơng việc của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện là chỉ đường, vạch lối, điều hành, ra những quyết định có tính chất quan trọng và là người dẫn dắt, tổ chức phong trào theo một hướng đi cụ thể. Nên nếu đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt không học tập và rèn luyện thường xuyên phương pháp tư duy biện chứng duy vật thì họ khơng thể nâng cao được năng lực tư duy, sẽ không tạo được cơ sở nền tảng cho mọi hoạt động trí tuệ sáng tạo. Kinh nghiệm khoa học cũng như thực tiễn cuộc sống chứng tỏ rằng, chỉ có thực hiện tốt yêu cầu này, tư duy con người mới có khả năng đạt tới chân lý khách quan, hoạt động của con

người mới được bảo đảm định hướng đúng đắn, trở nên chủ động, tự giác và đạt kết quả nhất định. Ngược lại, nếu không nắm vững và vận dụng đúng đắn, sáng tạo phương pháp tư duy biện chứng duy vật thì khơng tránh khỏi sa vào phương pháp tư duy siêu hình, máy móc, chủ quan.

Để rèn luyện và nâng cao phương pháp tư duy biện chứng duy vật có hiệu quả, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình trước hết phải bằng con đường học tập. Họ phải nghiên cứu, học tập các chuyên ngành khoa học Mác - Lênin và những mơn khoa học liên quan; trong đó phải đặc biệt quan tâm tới những quan điểm của phương pháp biện chứng duy vật như: quan điểm toàn diện; quan điểm phát triển; quan điểm lịch sử - cụ thể. Đồng thời bằng cách nào đó phải học thêm lịch sử triết học và logíc học vì đây là những khoa học dạy tư duy. Qua tìm hiểu thực tế thấy rằng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình được học tập triết học và nhất là lịch sử triết học không nhiều, phương pháp, nội dung học tập và giảng dạy ít được đổi mới. Đã vậy, một số cán bộ xem việc học chỉ là bổn phận, trách nhiệm, học cho xong, học cho có bằng để được đề bạt, một bộ phận cán bộ đó cho rằng những mơn học đó chỉ là lý thuyết sng khơng có giá trị trong cuộc sống. Có bằng rồi thì khơng cần học tập, bổ sung gì thêm nữa. Nên chăng, hàng năm cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện phải được bồi dưỡng lý luận bổ sung cho phần đã học trước đây của mình. Ngồi ra, muốn có được phương pháp tư duy khoa học, họ phải chú ý đến các ngànhh học có liên quan đến tư duy như logíc học, tâm lý học, logíc biện chứng.

Mặt khác, trong quá trình học tập phương pháp tư duy biện chứng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện cịn phải bám sát thực tiễn và cơng tác tổng kết thực tiễn. Bởi lẽ, tổng kết thực tiễn là môi trường thuận lợi để trau dồi, bổ sung, phát triển trình độ tư duy lý luận, dựa vào kết quả tổng kết thực tiễn mà có được những suy luận, dự báo về xu hướng vận động, phát triển của đời sống hiện thực.

Như vậy, tổng kết thực tiễn ở trình độ lý luận mang lại những kết luận đúng đắn có tính lý luận, địi hỏi phải có một trình độ lý luận nhất định thông qua phương pháp tư duy biện chứng duy vật. Nhưng cũng chính trong q trình tổng kết thực tiễn, phương pháp tư duy biện chứng duy vật được rèn luyện nâng cao, tạo khả năng, điều kiện cho sự phát triển năng lực tư duy. Vì vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình phải thường xuyên học tập rèn luyện phương pháp tư duy biện chứng duy vật; khắc phục bệnh kinh nghiệm, bệnh giáo điều để nâng cao trình độ, năng lực tư duy lý luận; từ đó mà nâng cao được năng lực lãnh đạo, quản lý, để trong hoạt động lãnh đạo có khả năng hoạch định được những đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế địa phương. Góp phần thúc đẩy nhanh hơn sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng, cả nước nói chung.

2.3.2.2. Học tập rèn luyện phong cách tư duy Hồ Chí Minh

Trong cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay, việc học tập và vận dụng phong cách và tư duy của chủ tịch Hồ Chí Minh là rất cần thiết đối với mỗi người, đặc biệt là người cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Phong cách tư duy Hồ Chí Minh là một chỉnh thể, phát triển theo logíc đi từ suy nghĩ (phong cách tư duy ) đến nói, viết (phong cách diễn đạt) và biểu hiện ra qua cuộc sống hằng ngày (phong cách làm việc, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt). Năm mặt chủ yếu này tạo thành hệ thống phong cách Hồ Chí Minh trong đó phong cách tư duy giữ vai trị chủ đạo, chi phối và được thể hiện thơng qua các phong cách khác. Có thể khái quát phong cách tư duy là những đặc điểm riêng, có tính hệ thống, ổn định trên cơ sở thực hiện phương pháp tư duy của một chủ thể nhất định. Trong phong cách tư duy có sự thống nhất giữa cách thức thực hiện phương pháp tư duy với nội dung và kết quả của tư duy. Bởi lẽ, khi tư duy tức là chủ thể đang thực hiện một phương pháp tư duy nhất định. Bằng phương pháp đó và thơng qua phương

pháp đó với những nội dung tri thức nhất định, chủ thể sẽ đạt được kết quả của q trình tư duy. Đó là những tư tưởng, quan điểm. Do đó, phong cách tư duy là sự thống nhất của các yếu tố: cách thức tư duy, nội dung tư duy, kết quả tư duy và mục đích của tư duy. Sự phối hợp của các yếu tố này tạo thành phong cách ở mỗi chủ thể khác nhau. Vì vậy phong cách tư duy bao giờ cũng thể hiện ra thành những đặc trưng cụ thể và phong cách tư duy chính là sự hồ quyện của cả phương pháp tư duy, quá trình tư duy và kết quả của q trình ấy. Phong cách tư duy của Hồ Chí Minh có 6 đặc trưng sau:

1. Phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo: là đặc trưng nổi bật, bao trùm nhất, điển hình cho phong cách tư duy Hồ Chí Minh. 2. Mọi suy nghĩ đều xuất phát từ thực tiễn.

3. Kế thừa và phát triển.

4. Gắn ý chí, tình cảm cách mạng với tri thức khoa học. 5. Cụ thể, thiết thực và hiệu quả.

6. Linh hoạt, mềm dẻo: đây là một đặc trưng rất riêng, nổi bật trong phong cách tư duy của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Như vậy, với sáu đặc trưng nêu trên, bản chất tư duy Hồ Chí Minh đã thể hiện đầy đủ một phong cách tư duy khoa học, vừa mang tính độc đáo, rất riêng của người, lại vừa mang tính phổ biến bởi tính dân tộc và cách mạng. Phong cách ấy rất cần thiết và có ý nghĩa quyết định đến sự thành cơng trong thực tiễn, nhất là trong công tác lãnh đạo, quản lý. Do vậy, cùng với việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, cần phải học phong cách của người, đặc biệt là phong cách tư duy.

Từ việc nghiên cứu phong cách tư duy Hồ Chí Minh, soi vào thực tiễn hoạt động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình hiện nay, bên cạnh một số điển hình của tư duy độc lập, sáng tạo, trung thực, nhìn chung phong cách tư duy của đội ngũ cán bộ này còn nhiều hạn chế. Do đó, chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm khơng ngừng nâng cao trình

độ năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình. Một trong những biện pháp là phải xây dựng phong cách tư duy Hồ Chí Minh cho họ. Bởi phong cách tư duy có vai trị chi phối, chỉ đạo các hoạt động của con người, nó hình thành nên phong cách sinh hoạt, phong cách làm việc và các phong cách khác. Để học tập, rèn luyện phong cách tư duy Hồ Chí Minh có hiệu quả cần thực hiện một số giải pháp sau:

Một là, đổi mới tư duy về công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước, công

tác kiểm tra, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng lý luận đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình

Hai là, cần giáo dục phong cách nói chung, đặc biệt là phong cách tư duy

Hồ Chí Minh trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình.

Ba là, tạo mơi trường thực tiễn để người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp

huyện Quảng Bình phát huy tư duy tự chủ, sáng tạo, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân được thực thi quyền làm chủ trong việc quản lý việc giám sát cán bộ.

Bốn là, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình cần tự

nâng cao tinh thần học tập, rèn luyện phong cách tư duy của bản thân.

Để xây dựng đội ngũ có tâm, có tầm, rõ ràng khơng thể chỉ dùng một biện pháp nào đó. Việc kết hợp đồng thời các giải pháp trên là điều kiện tiên quyết nhằm xây dựng phong cách tư duy khoa học cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình. Mục đích cuối cùng là nhằm hình thành một đội ngũ cán bộ lãnh đạo đủ đức, đủ tài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng nước nhà. Có vậy, chúng ta mới khơng hổ thẹn với những gì mà các thế hệ cha ơng đã hy sinh giành lại và càng xứng đáng với những gì thế giới đã biết đến Việt Nam.

2.3.2.3. Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện thông qua hoạt động thực tiễn

Trước những diễn biến trong nước và quốc tế ngày càng nhanh với nhiều sự kiện nội dung thông tin ngày càng đa dạng và phức tạp, thậm chí đối lập

nhau. Địi hỏi cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình một mặt phải thơng tin, giải thích cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nhanh chóng kịp thời. Mặt khác, phải đảm bảo tính định hướng những vấn đề thời sự trước đơng đảo xã hội quan tâm trên lập trường quan điểm của Đảng, kiên quyết đấu tranh chống lại những luận điểm xun tạc, diễn biến hồ bình trên mặt trận tư tưởng - văn hố. Để làm được điều đó, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình địi hỏi phải có tầm nhìn bao qt, tồn diện, có khả năng khái quát các vấn đề mà thực tiễn địa phương đặt ra trong tính chỉnh thể, thống nhất của những vấn đề ấy. Trên cơ sở đó mà đề ra chủ trương, chính sách mang tính chiến lược cho mọi mặt, mọi lĩnh vực phát triển ở địa phương. Điều đó chẳng những khơng có nghĩa là họ khơng tham gia vào tổ chức thực tiễn, mà ngược lại càng đòi hỏi họ phải bám sát thực tiễn, hồ mình vào đời sống thực tiễn. Chính trong thực tiễn họ mới có điều kiện sát thực nhất để thấy rõ những ưu điểm và những thiếu sót, hạn chế trong chủ trương, đường lối mà hoạch định. Cũng chính trong thực tiễn họ mới tìm ra những mâu thuẫn mới, hiện tượng, mơ hình mới nảy sinh, địi hỏi phải có sự chỉ đạo định hướng hoặc giải quyết nhanh chóng kịp thời. Điều kiện đó buộc họ phải vận dụng tối đa năng lực tư duy lý luận để giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Thực tiễn mới lại tiếp tục đòi hỏi ở họ những năng lực cao hơn. Do đó tổ chức hoạt động thực tiễn ln luôn là điều kiện tối ưu để họ rèn luyện nâng cao năng lực tư duy lý luận của mình và bảo đảm cho năng lực tư duy ấy không xa rời với thực tiễn địa phương, từ đó mà nâng cao được năng lực lãnh đạo, quản lý, dẫn đến hiệu quả cao trong công tác của họ. Đúng như Đảng ta đã yêu cầu: “mọi cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải có kế hoạch thường xun học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực tổ chức thực tiễn” [4, tr.141].

Cách mạng là cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại các thế lực thù địch, là sự nỗ lực vượt bậc trong cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới. Nó khơng thể

diễn ra bình lặng, thẳng tắp mà ln quanh co, khúc khuỷu, có những bước ngoặt, biến động phức tạp kèm theo những tác động về tư tưởng tới mọi người. Bởi vậy, công tác tư tưởng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình cần bám sát thực tiễn, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng, dự báo chiều hướng phát triển để định hướng tư tưởng đúng và kịp thời. Làm được như vậy thì mới thống nhất được tư tưởng và hành động, phát huy được các nhân tố tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực, làm cho cách mạng phát triển thuận lợi.

Công tác tư tưởng, lý luận phải ln bám sát tình hình thế giới và trong nước, ln theo kịp và nhiều khi "vượt trước" sự vận động, đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mặt khác, phải nắm bắt và giải đáp thấu đáo, kịp thời nguyện vọng, đòi hỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân. Công tác lý luận phải tạo được những bước đột phá lớn thì mới có thể giải đáp đúng và trúng những vấn đề cấp thiết do thực tiễn đặt ra.

Đổi mới tư duy lý luận sẽ là tiền đề, khâu đột phá của mọi sự đổi mới nhận thức, đổi mới tư duy về tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Do vậy, cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình cần coi trọng cơng tác phát triển lý luận, kết hợp chặt chẽ công tác nghiên cứu, tổng kết lý luận với công tác nghiên cứu, tổng kết thực tiễn sẽ đem lại hiệu quả thiết thực cho việc phát triển, hoàn thiện đường lối đổi mới của Đảng. Đổi mới để có nhiều chủ nghĩa xã hội hơn, để phát triển nhanh và bền vững hơn. Bởi vậy, càng đổi mới, càng phải kiên định, trung thành với lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện ở tỉnh quảng bình trong giai đoạn hiện nay (Trang 72 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w