đạo chủ chốt cấp huyện Quảng Bình phải gắn với nâng cao phẩm chất đạo đức cho họ
Năng lực tư duy lý luận ở một cấp độ nào đó, đều giữ một vai trò rất quan trọng đối với hoạt động lãnh đạo. Nó giúp cho người cán bộ lãnh đạo chủ chốt
cấp huyện nâng cao khả năng tiếp thu và truyền đạt lại lý luận, đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, giúp nâng cao năng lực vận dụng lý luận, vận dụng các nghị quyết của cấp trên vào thực tế địa phương một cách sáng tạo. Đồng thời, năng lực tư duy lý luận còn là cơ sở để nâng cao năng lực nhận thức nhiệm vụ chính trị; năng lực xây dựng các nghị quyết, chủ trương, chính sách phát triển các mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục.., nâng cao khả năng bao quát thực tiễn, đánh giá đúng thực tiễn và tổng kết thực tiễn rút ra được những kết luận mang tính lý luận, làm cho hoạt động chỉ đạo thực tiễn của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện vừa ở tầm khái quát, hệ thống, mang tính chiến lược, vừa cụ thể chặt chẽ, vừa sinh động, mềm dẻo.
Tuy nhiên, năng lực tư duy mới chỉ là một trong những phẩm chất mà người cán bộ lãnh đạo nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện nói riêng cần phải có. Những phẩm chất của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện được biểu hiện ở nhiều góc độ, nhiều lĩnh vực và rất phong phú; có thể khái quát ở các vấn đề, đó là; tri thức, năng lực trí tuệ; tình cảm, niềm tin, ý chí và khả năng hoạt động thực tiễn. Trong đó tình cảm, niềm tin, ý chí cách mạng là động cơ thơi thúc bên trong khiến người ta biến những tri thức, trí tuệ thành hành động thực tiễn. Như vậy năng lực tư duy lý luận hiện diện ở người cán bộ lãnh đạo chủ chốt mới chỉ là khả năng, là tiền đề, nó có được phát huy hay không và phát huy theo chiều hướng nào, tích cực hay tiêu cực; phần lớn phụ thuộc vào phẩm chất đạo đức cách mạng của người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện. Do vậy, nâng cao năng lực tư duy lý luận cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện, phải gắn liền với việc rèn luyện, trau dồi, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng. Trước hết đó là rèn luyện nâng cao ý thức trách nhiệm tự học tập nâng cao trình độ mọi mặt cho bản thân. Trên cớ ở đó mới nâng cao được năng lực tư duy lý luận.
Để phát huy được vai trò làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, người cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện cần hiểu biết về phương hướng chính trị,
đường lối, chính sách của Đảng, có thái độ đúng với các vấn đề của cuộc sống, có những kiến thức khác về văn hố, khoa học - kỹ thuật, nghiệp vụ cần cho công việc của mình, có phẩm chất đạo đức của người cách mạng. Ví như phải có thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói đúng, nói rõ sự thật cho nhân dân biết, không che đậy. Việc biểu dương hay phê phán một cá nhân, một tập thể cũng phải đúng mức, tơn trọng sự thật. Việc trình bày sự thật nhiều khi gắn với phê bình, tự phê bình nên địi hỏi sự trung thực, dũng cảm, có tinh thần trách nhiệm cao trước Đảng và nhân dân. Việc tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng cũng cần phải tiến hành thường xuyên, nghiêm túc, thiết thực, nhất là trong quá trình thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh".
Người lãnh đạo và người làm cơng tác cán bộ cần có tấm lịng trong sáng, vì lợi ích chung của Đảng, của nhân dân thì nhìn người mới rõ. Nếu khác đi thì khơng thể vận dụng đúng đắn tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá cán bộ, thậm chí cịn cố tình xun tạc, đổi trắng thay đen. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa địa phương, cục bộ, bè phái là những căn bệnh nguy hiểm nhất trong công tác cán bộ cần phải lên án. Một khi đánh giá cán bộ qua lăng kính chủ nghĩa cá nhân, cục bộ, bè phái thì sự nhìn nhận bị méo mó, yêu nên tốt - ghét nên xấu, kẻ khéo nịnh bợ, luồn lọt, cùng phe cánh thì được ưu ái trọng dụng, cịn cán bộ có đức tài, cương trực, thẳng thắn thì bị thành kiến, trù dập. Ở đảng bộ nào mà người lãnh đạo như vậy thì bọn cơ hội và thối hố biến chất sẽ lộng hành, nội bộ mất đồn kết, nhân dân mất lịng tin, mọi nhiệm vụ chính trị bị bê trễ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Trong Đảng ta cịn có những người chưa được học, chưa làm được bốn chữ CHÍ – CƠNG – VƠ – TƯ, cho nên mắc phải chứng chủ nghĩa cá nhân. Chủ nghĩa cá nhân là một thứ vi trùng rất độc, do nó mà sinh ra các thứ bệnh rất nguy hiểm”(38, tr254-255). Vì vậy, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt nói chung và cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp
huyện Quảng Bình nói riêng trau dồi phẩm chất đạo đức cách mạng trong điều kiện hiện nay phải tập trung vào việc bảo vệ, kiên trì và vận dụng sáng tạo lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, định hướng xã hội chủ nghĩa và đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; xây dựng động cơ hành động vì lý tưởng cách mạng, vì sự nghiệp xây dựng một xã hội mới theo mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”. Giữ vững và phát huy tốt phẩm chất đạo đức đó trong sự kết hợp với nâng cao dần năng lực tư duy lý luận, đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện sẽ trở thành những người có tồn đức, tồn tài để đảm đương một cách tốt nhất trách nhiệm lãnh đạo của mình đúng như tinh thần của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII) về Chiến lược cán bộ đã đề ra phương hướng chung của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Đó là: Đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ tồn diện cả về lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn và năng lực thực tiễn. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cả cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, các nhà doanh nghiệp và các chuyên gia, trước hết là đội ngũ cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị; coi trọng cả đức và tài, đức là gốc. Việc học tập của cán bộ phải được quy định thành chế độ và phải được thực hiện nghiêm ngặt. Mọi cán bộ phải thường xuyên nâng cao trình độ mọi mặt.