CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI ẢNH HƯỞNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG HÀNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh châu Âu (EVFTA) (Trang 26 - 31)

HÀNG NƠNG SẢN EU

1.2.1. Chính sách đối với sản xuất nơng nghiệp và khuyến khích xuấtkhẩu khẩu

* Chính sách đối với sản xuất nơng nghiệp

Chính sách Nơng nghiệp chung (CAP) của EU được thông qua năm 1962 với mục tiêu tăng năng suất nông nghiệp nhằm ổn định nguồn lương thực và giúp nông dân EU đảm bảo cuộc sống. Từ khi WTO được thành lập, chính sách này có những thay đổi quan trọng nhằm thực hiện các cam kết thuộc Hiệp định Nông nghiệp trong WTO và Nghị định thư gia nhập tổ chức này như việc sử dụng trợ cấp xuất khẩu giảm dần hay các biện pháp trợ cấp thị trường được thay thế bằng trợ cấp xanh được

Hiệp định WTO cho phép sử dụng.

CAP gồm 3 trụ cột chính: hỗ trợ thị trường, hỗ trợ thu nhập và phát triển nơng thơn. Các khoản thanh tốn trực tiếp trong CAP nhằm đảm bảo một mạng lưới an tồn cho nơng dân dưới hình thức hỗ trợ thu nhập, bình ổn thu nhập của nông dân khi giá cả thị trường biến động. Các biện pháp hỗ trợ giá cụ thể được thực hiện dưới hình thức:

+ Can thiệp của nhà nước đối với sản phẩm nơng nghiệp khi có biến động thị trường.

+ Hỗ trợ lưu kho cho khu vực tư nhân đối với ngũ cốc, gạo, dầu ơ-liu, thịt bị và thịt bê, sữa và sản phẩm sữa, thịt lợn, thịt cừu và thịt dê.

+ Các ngành cụ thể như đường, sữa và sản phẩm sữa, dầu ơ-liu, rau quả… có các chương trình hỗ trợ cụ thể.

+ Khi khủng hoảng, có thể áp dụng các biện pháp đặc biệt nhằm hỗ trợ thị trường.

Các loại biện pháp khác quy định trong CAP gồm xác định hạn ngạch sản xuất (với đường và sữa) và tiêu chuẩn liên quan đến sản phẩm, ghi nhãn, lưu kho hay vận chuyển.

Kể từ năm 1992 và đặc biệt là từ 2005, Chính sách Nơng nghiệp chung của EU (CAP) đã có sự thay đổi đáng kể do việc trợ cấp đã hầu như được tách ra khỏi sản xuất. Trợ cấp lớn nhất hiện nay đó là chương trình Trợ cấp theo diện tích đất canh tác (Single Farm Payment) thuộc loại trợ cấp trong “Hộp xanh lá cây" được WTO cho phép sử dụng.

Chương trình trợ cấp theo diện tích đất canh tác nhằm mục đích thay đổi cách mà EU đã hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp. Cải cách này tập trung vào người tiêu dùng và người nộp thuế, đồng thời giúp người nông dân tự do sản xuất những gì mà thị trường muốn. Chương trình hỗ trợ nơng nghiệp phải gắn với việc đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường, cộng đồng sức khỏe và phúc lợi.

CAP được tài trợ trực tiếp từ ngân sách EU. Trợ cấp nông nghiệp hiện nay chiếm khoảng 1% tổng chi tiêu công của các nước thành viên EU. CAP đã và đang hỗ trợ mục tiêu hiện đại hoá cơ cấu sản xuất nông nghiệp của EU và tăng cường sự hợp tác với nơng dân.

* Chính sách khuyến khích xuất khẩu

Theo Chính sách nơng nghiệp chung (CAP), EU đưa ra mức giá tối thiểu cho một số mặt hàng nông sản nhất định để khuyến khích người nơng dân tiếp tục sản xuất lương thực. Trong một số trường hợp, các mức giá tối thiểu này cao hơn mức giá thế giới áp dụng cho cùng loại sản phẩm. Khi các sản phẩm ni trồng được xuất khẩu ra ngồi EU, khoản tiền hồn thuế này cho phép thu hẹp khoảng cách giá giữa mức giá EU và mức giá thị trường thế giới và để hỗ trợ cho mức giá thu mua nguyên liệu đầu vào cao trong EU. Mức tiền hoàn thuế khác nhau, phụ thuộc vào

thời gian, ngành hàng và các sản phẩm cụ thể. Để nhận được khoản hồn thuế chênh lệch thì nhà xuất khẩu cần chứng minh được nước thứ ba mà sản phẩm của mình đã được xuất sang. Việc chứng minh bằng cách gửi các bản sao chứng từ nhập khẩu có dấu của cơ quan Hải quan nước thứ ba đó.

Như vậy, tiền hồn thuế xuất khẩu chính là trợ cấp, có thể được chi trả cho các sản phẩm như thịt bò, gia súc hơi, sữa và các sản phẩm từ sữa, đường, ngũ cốc, thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm trứng và một số sản phẩm chế biến nhất định - những sản phẩm được xuất khẩu ra bên ngồi EU. Chính sách hồn thuế xuất khẩu cũng áp dụng đối với các cơ sở chế xuất/sản xuất xuất khẩu, cụ thể cho hàng nông sản chế biến như là sô cô la, bánh kẹo, đồ uống ngọt, bánh quy... Chương trình này cho phép các nhà xuất khẩu EU có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới.

Theo kết quả của Vòng đàm phán Uruguay, EU có quyền chi trả tiền hồn thuế xuất khẩu cho một số hàng nơng sản theo lộ trình. EU được phép chi một khoản tiền là 7,4 tỷ Euro cho trợ cấp xuất khẩu hàng năm, bao gồm 415 triệu Euro trợ cấp xuất khẩu cho các sản phẩm nông nghiệp kết hợp (thực phẩm chế biến), chiếm khoảng 5,6% của tổng chi trợ cấp xuất khẩu chung của EU.

1.2.2. Chính sách kiểm sốt nhập khẩu

* Chính sách thuế quan:

Mạng lưới thuế của EU bao gồm các cơ chế thương mại ưu đãi, cùng với hệ thống ưu đãi đơn phương của EU đang làm tăng thêm mức độ phức tạp của chế độ thuế quan EU. Thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho hàng nhập khẩu và hàng hố sản xuất trong nước có cùng mức thuế; các mức thuế này được các quốc gia thành viên thiết lập, tuy nhiên vẫn chưa được hài hồ hóa trong EU.

EU đã áp dụng các chính sách ưu đãi thương mại cho các nước đang phát triển kể từ đầu những năm 1960. Mức độ ưu tiên mà EU đưa ra là khác nhau phụ thuộc vào việc liệu một nước đang phát triển chỉ thuộc diện hưởng ưu đãi theo Cơ chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) (mà theo đó tất cả các nước đang phát triển đều có đủ điều kiện) hay thuộc diện các chế độ thương mại tự chủ khác.

Về cơ bản có ba chế độ thương mại ưu đãi để vào thị trường EU đối với hàng hóa nơng nghiệp có nguồn gốc từ các nước đang phát triển:

- Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP), áp dụng cho tất cả các nước đang phát triển trong danh sách hợp lệ, bao gồm:

(i) Sáng kiến “mọi thứ trừ vũ khí” (EBA) hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển nhất (LDCs);

(ii) Các chế độ ưu đãi tự chủ theo Hiệp định Cotonou cho các nước ACP, trong đó bao gồm:

+ Sáng kiến EBA hỗ trợ cho tất cả các nước kém phát triển;

+ Các Hiệp định đối tác kinh tế tạm thời (EPAs) và một EPA toàn diện được ký tắt hoặc ký kết với các chính phủ của một số nước ACP nhất định.

+ Quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) quy định khuôn khổ thương mại cho riêng 10 nước ACP khơng thuộc danh sách kém phát triển mà chính phủ các nước này chưa ký tắt các EPA tạm thời.

+ Các thỏa thuận ưu đãi song phương hoặc khu vực, Hiệp định thương mại tự do, chẳng hạn như với Chi-lê, Mê-hi-cô, Nam Phi và hầu hết các nước Địa Trung Hải.

Biểu thuế quan leo thang: thị trường châu Âu có vẻ là khá mở cho các nước đang phát triển nhờ vào nhiều hiệp định ưu đãi mà EU đã ký kết với các đối tác của mình (GSP, EPA với các nước ACP, FTA với khơng thuộc ACP…). Trong chuỗi bột ngũ cốc, mức thuế mà EU áp dụng đối với bột mì cao hơn so với bánh quy (tương ứng là 23% và 18%) và cà chua sơ chế cao hơn nước sốt cà chua (tương ứng là 14% và 7%), tuy nhiên, mức thuế suất leo thang áp dụng đối với các sản phẩm thành phẩm lại cao hơn so với các sản phẩm sơ chế trong chuỗi chế biến dưa chuột và thịt (lần lượt là 9% và 14% đối với dưa chuột, 13% và 20% đối với thịt).

EU áp dụng thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm chế biến phụ thuộc vào các thành phần nhất định (chẳng hạn như việc áp mức thuế cao hơn khi sản phẩm đó có một thành phần là đường); thuế đối với trái cây và rau quả phụ thuộc vào giá nhập khẩu cố định hàng ngày và mùa vụ (ví dụ, trong thời gian trái vụ thì áp mức thuế suất thấp hơn); và duy trì một biên độ ưu đãi đối với ngũ cốc và gạo.

Khi so sánh các mức thuế nhập khẩu mà EU áp dụng đối với các đối tác thương mại với mức độ tiếp cận ưu đãi khác nhau, bên cạnh những lợi thế rõ ràng của EPA và EBA thì hàng hóa xuất khẩu từ các nước đã ký kết Hiệp định thương mại tự do với EU được hưởng ưu đãi hơn khi vào thị trường EU so với hàng hóa xuất khẩu từ các nước được hưởng lợi từ chương trình GSP đơn phương. Cụ thể khoảng cách ưu đãi đối với một số sản phẩm sơ chế (như cà chua sơ chế, một số loại thịt), thực phẩm chế biến (mì, nước trái cây, nước sốt) và nhìn chung cho các loại rau quả tươi hoặc ướp lạnh là tương đối lớn. 54% hàng nông sản nhập khẩu vào EU được hưởng thuế quan 0%: ngũ cốc, hạt có dầu, bánh dầu, dầu thực vật, ca cao, cà phê. Thuế nhập khẩu 0% đối với rau, quả và các loại hạt, bao gồm các chế phẩm của chúng chiếm khoảng 19% tổng giá trị nhập khẩu miễn thuế năm 2014. Các nông sản không ăn được chiếm 15% và thực phẩm chế biến chiếm 6% tổng giá trị các mặt hàng được nhập khẩu miễn thuế.

* Hàng rào phi thuế quan

Việc cấm nhập khẩu và giám sát hàng nhập khẩu, ngồi những hình thức khác, được duy trì trên cơ sở an ninh, kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, môi trường và theo các hiệp định và công ước quốc tế. Các nhà xuất khẩu phải có giấy phép nhập khẩu cho các sản phẩm thuộc diện bị hạn chế về số lượng, về hạn ngạch thuế quan và về các biện pháp bảo vệ, hoặc phục vụ cho công tác theo dõi, giám sát hàng nhập khẩu. EU sử dụng nhiều biện pháp khắc phục hậu quả thương mại dự phòng, mặc dù số lượng các biện pháp dự phịng mà EU thơng báo lên tổ chức WTO đã giảm kể từ năm 2005. Q trình hài hịa hóa các u cầu kỹ thuật (bao gồm các quy định, chuẩn mực, tiêu chuẩn kỹ thuật và các biện pháp vệ sinh dịch tễ) giữa các nước thành viên

EU vẫn đang tiếp diễn. Hệ thống quy định của EU nhằm mục tiêu bảo vệ sức khỏe, vệ sinh an tồn, mơi trường và người tiêu dùng ở mức cao, đồng thời vẫn đảm bảo sự di chuyển hàng hóa tự do trong phạm vi thị trường kinh tế duy nhất.

Nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ các nước ngoài EU phải tuân thủ những quy định của EU hoặc các quy định được EU cơng nhận để ít nhất tương đương với quy chế đã hình thành trong Luật lương thực của EU. Các FTA gần đây nhất mà EU ký với các nước thứ ba có những điều khoản cụ thể nhằm tạo thuận lợi thương mại một khi đáp ứng được các quy định SPS tương ứng đối với hàng nhập khẩu. Hàng nhập khẩu phải có kiểm sốt để đảm bảo xác minh sự tn thủ với quy định về thực phẩm và thức ăn gia súc, sức khỏe và việc kiểm sốt này thường phải trả phí.

Mọi hiệp định do EU và các đối tác ký kết đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nghiêm cấm biện pháp hạn chế định lượng và biện pháp có tác dụng tương đương. Điều này không ảnh hưởng tới quyền của các bên khi thực thi những quy chuẩn, tiêu chuẩn và biện pháp SPS cần thiết để bảo vệ sức khỏe hoặc cuộc sống con người, tài nguyên, đạo đức xã hội…

Những điều khoản về rào cản kỹ thuật đối với thương mại trong các hiệp định quy định rằng các bên phải thông báo cho nhau về những đề xuất về quy chuẩn và tiêu chuẩn đặc biệt liên quan đến thương mại giữa các bên. Ngồi ra, cịn có những cam kết để thông báo và tham vấn nhau về những vấn đề cụ thể khi phát sinh, thơng báo về phịng ngừa đối với hàng nhập khẩu vì lý do an tồn và mơi trường, cũng như xác định các hàng hóa ưu tiên nhằm hợp tác để những hàng hóa này đáp ứng yêu cầu khi tiếp cận thị trường của nhau.

Đăng ký sản phẩm và giấy phép xuất khẩu cũng là một rào cản lớn đối với hàng thực phẩm, đồ uống chế biến xuất khẩu sang EU. Để xuất khẩu được các sản phẩm vào thị trường EU thì trước tiên các sản phẩm phải được đăng ký tại các nước nhập khẩu. Một số thị trường EU còn đòi hỏi việc kiểm tra thường xuyên các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu.

Việc ghi nhãn cũng có thể là một vấn đề quan trọng cho các nhà xuất khẩu thực phẩm chế biến sang thị trường EU mà trong đó có đến 28 quốc gia phần lớn sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Để đáp ứng được các yêu cầu như vậy có thể tốn kém bởi vì phải thiết kế các nhãn hiệu (labels) hoặc nhãn dính phụ (stickers) cụ thể của quốc gia (đặc biệt ở các thị trường có khối lượng giao dịch nhỏ), các yêu cầu này thường được áp dụng bình đẳng đối với cả các nhà sản xuất trong nước lẫn các nhà nhập khẩu.

Việc thiếu hài hịa hóa các tiêu chuẩn thực phẩm tồn cầu, đặc biệt có liên quan đến các vấn đề về các chất tăng cường, chất phụ gia thực phẩm và các yêu cầu thời hạn sử dụng - có thể tạo ra những khó khăn cho rất nhiều nhà xuất khẩu các thực phẩm, đồ uống chế biến. Cũng giống như việc ghi nhãn, các tiêu chuẩn thực phẩm tự nó khơng phải là các hàng rào phi thuế quan nếu chúng được áp dụng thống nhất và dựa trên các nguyên tắc khoa học. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lý do cho việc cấm một số chất phụ gia nào đó được đưa ra dựa trên các mối quan

tâm chính trị, quan điểm văn hóa và/hoặc một cơ sở hạ tầng luật pháp hơn là dựa trên các lý do đã được minh chứng về mặt khoa học.

Việc truy xuất nguồn gốc là việc dẫn chứng bằng tài liệu về nguồn gốc, xuất xứ của tất cả các thành phần đã được sử dụng trong việc sản xuất một sản phẩm chế biến, quy trình sản xuất đã sử dụng, hoặc cả hai. Việc truy xuất nguồn gốc nhằm mục đích đem lại cho người tiêu dùng sự lựa chọn thông minh về các sản phẩm mà họ sử dụng và dựa trên những mối quan tâm của người tiêu dùng về an tồn thực phẩm, mơi trường chẳng hạn như bệnh bị điên, dioxin, cũng như là các sản phẩm có thành phần biến đổi gen (GMOs).

Liên minh châu Âu đã thơng qua các chương trình nhằm đảm bảo việc truy xuất nguồn gốc nhiều sản phẩm thực phẩm chế biến thông qua nhãn hiệu sản phẩm (như là hệ thống Kiểm sốt chăn ni (KAT) đối với trứng) để cung cấp cho người tiêu dùng thông tin chi tiết về nguồn gốc, xuất xứ và quy trình sản xuất đã sử dụng cho mỗi quả trứng. Tuy vậy, việc xây dựng các quy tắc tiêu chuẩn hóa cho các chương trình truy xuất nguồn gốc vẫn chưa hồn tất. Tác động thương mại tiềm tàng chính của việc truy xuất nguồn gốc đó là các kênh phân phối cần thiết để đảm bảo cho công tác truy xuất nguồn gốc đầy đủ về các sản phẩm chưa có ở Việt Nam, điều này có khả năng sẽ ảnh hưởng tới thương mại với EU

Các FTA của EU cũng cho phép áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hoặc chống trợ cấp khi cần thiết; đồng thời cũng cho phép các bên áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định liên quan của WTO. Tuy nhiên, trong một số hiệp định với các nước đang phát triển, EU cam kết miễn áp dụng các biện pháp tự vệ đa phương của khối đối với hàng nhập khẩu từ bên đối tác trong vịng 5 năm, vì “mục tiêu phát triển tổng thể của Hiệp định và quy mô nhỏ của nền kinh tế của quốc gia đối tác liên quan”. Ví dụ, trong Hiệp định Đối tác kinh tế giữa EU và nhóm các nước châu Phi, Caribê và Thái Bình Dương (CARIFORUM), các bên duy trì khả năng áp dụng các biện pháp tự vệ song phương đối với những lợi ích mà các bên dành cho nhau theo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Liên minh châu Âu trong điều kiện thực hiện Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh châu Âu (EVFTA) (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w