1.3. CAM KẾT TRONG HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO VIỆT NA M LIÊN
1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do Việt Na m Liên minh châu
NAM - LIÊN MINH CHÂU ÂU (EVFTA) ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN
1.3.1. Khái quát chung về Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liênminh châu Âu (EVFTA) minh châu Âu (EVFTA)
Sau gần 3 năm với 14 vòng đàm phán, ngày 2 tháng 12 năm 2015, việc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVFTA)
đã hồn tất. Q trình phê chuẩn sẽ tiếp tục được tiến hành để FTA này bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2018.
EVFTA được coi là một trong những Hiệp định đầu tư thương mại toàn diện và tham vọng nhất mà Liên minh châu Âu (EU) từng ký kết với một quốc gia đang phát triển. Sau Singapore, đây là Hiệp định thứ hai EU ký kết trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và được kỳ vọng sẽ tăng cường mối quan hệ song phương giữa Việt Nam và EU. Việt Nam sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người và GDP lên tới 15.000 tỷ USD, chiếm 22% tổng GDP toàn cầu. Ngược lại, các nhà đầu tư, xuất khẩu từ EU cũng có nhiều cơ hội hơn để thâm nhập thị trường của một quốc gia thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực với dân số hơn 90 triệu người. Bên cạnh các cơ chế hỗ trợ thương mại song phương khác, hiệp định này sẽ dần dỡ bỏ hàng rào thuế quan với tới 99% hàng hóa và dịch vụ, giúp Việt Nam thu hút được nguồn vốn FDI lớn hơn nữa.
EVFTA là một Hiệp định toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các nội dung chính của Hiệp định gồm: Thương mại hàng hóa, Quy tắc xuất xứ, Hải quan và thuận lợi hóa thương mại, Các biện pháp vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS), Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT), Thương mại dịch vụ, Đầu tư, Phòng vệ thương mại, Cạnh tranh, Doanh nghiệp nhà nước, Mua sắm của Chính phủ, Sở hữu trí tuệ (gồm cả chỉ dẫn địa lý), Phát triển bền vững, Hợp tác và xây dựng năng lực, Các vấn đề pháp lý.
Về thương mại hàng hóa
Đối với xuất khẩu của Việt Nam, ngay khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với khoảng 85,6% số dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU. Sau 07 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0%.
Các nội dung khác liên quan tới thương mại hàng hóa: Việt Nam và EU cũng thống nhất các nội dung liên quan tới thủ tục hải quan, SPS, TBT, phịng vệ thương mại... tạo khn khổ pháp lý để hai bên hợp tác, tạo thuận lợi cho xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp.
Về Quy tắc xuất xứ: Các quy định về quy tắc xuất xứ mà Việt Nam và EU
thống nhất trong Hiệp định EVFTA có các nội dung cơ bản giống trong các Hiệp định FTA mà Việt Nam đã ký kết trước đây. Ngoài ra, hai bên đã thống nhất một số nội dung mới như sau:
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ: Bên cạnh cơ chế cấp Giấy chứng nhận xuất
nhận xuất xứ.
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ EU: - Với lơ hàng có trị giá dưới 6.000 EUR, bất kỳ nhà xuất khẩu nào cũng có thể tự chứng nhận xuất xứ. - Với lơ hàng có trị giá trên 6.000 EUR, chỉ có nhà xuất khẩu đủ điều kiện (Approved exporters) mới được tự chứng nhận xuất xứ.
Hiện nay, EU đang xây dựng hệ thống nhà xuất khẩu đăng ký (Registered exporters) - là hệ thống cho phép nhà xuất khẩu chỉ cần đăng ký với cơ quan có thẩm quyền là có thể tự chứng nhận xuất xứ. Khi hệ thống này hồn thiện và được áp dụng, EU sẽ thơng báo cho Việt Nam trước khi thực hiện.
Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam: Hiện nay, Việt Nam chưa chính thức triển khai cơ chế tự chứng nhận xuất xứ. Trong thời gian tới, khi có thể chính thức áp dụng cơ chế này, Việt Nam sẽ ban hành quy định liên quan trong nước và thông báo cho EU trước khi thực hiện.
Về thương mại dịch vụ và đầu tư, cam kết của Việt Nam và EU về thương
mại dịch vụ đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư cởi mở, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp hai bên. Cam kết của EU cao hơn trong cam kết trong WTO và tương đương với mức cam kết cao nhất của EU trong những Hiệp định FTA gần đây của EU.
Các lĩnh vực mà Việt Nam cam kết thuận lợi cho các nhà đầu tư EU gồm một số dịch vụ chun mơn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thơng, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối. Hai bên cũng đưa ra cam kết về đối xử quốc gia trong lĩnh vực đầu tư, đồng thời thảo luận về nội dung giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và nhà nước.
Về Mua sắm của Chính phủ, Việt Nam và EU thống nhất các nội dung tương
đương với Hiệp định mua sắm của Chính phủ (GPA) của WTO. Với một số nghĩa vụ như đấu thầu qua mạng, thiết lập cổng thông tin điện tử để đăng tải thông tin đấu thầu... Việt Nam có lộ trình để thực hiện. EU cũng cam kết dành hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam để thực thi các nghĩa vụ này. Việt Nam bảo lưu có thời hạn quyền dành riêng một tỷ lệ nhất định giá trị các gói thầu cho nhà thầu, hàng hóa, dịch vụ và lao động trong nước.
Về Sở hữu trí tuệ, cam kết về sở hữu trí tuệ gồm cam kết về bản quyền, phát
minh, sáng chế, cam kết liên quan tới dược phẩm và chỉ dẫn địa lý... Về cơ bản, các cam kết về sở hữu trí tuệ của Việt Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Hiệp định EVFTA cũng bao gồm các Chương liên quan tới cạnh tranh, doanh nghiệp nhà nước, phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế. Các nội dung này phù hợp với hệ thống pháp luật của Việt Nam, tạo khuôn khổ pháp lý để hai bên tăng cường hợp tác, thúc đẩy sự phát triển của thương mại và đầu tư giữa hai bên.
Mặc dù các cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) của Việt Nam được sử dụng làm cơ sở cho các cam kết về dịch vụ, Việt Nam không chỉ mở
cửa thêm một số ngành, tiểu ngành cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU mà còn cam kết sâu rộng hơn so với khi gia nhập WTO, hứa hẹn sẽ tạo điều kiện để các đối tác từ EU có thể tiếp cận tốt nhất thị trường Việt Nam. Ví dụ, các ngành, tiểu ngành khơng nằm trong cam kết với WTO nhưng được cam kết trong EVFTA bao gồm: dịch vụ nghiên cứu và phát triển (R&D) đa ngành, dịch vụ cung cấp nhân lực điều dưỡng, vật lý trị liệu, hỗ trợ y tế, các dịch vụ đóng gói, tổ chức hội trợ và triển lãm thương mại... Ngồi ra, có một điểm đáng chú ý là cam kết EVFTA có quy chế Đãi ngộ tối huệ quốc. Điều khoản này mang ý nghĩa một quốc gia cam kết và đối xử ưu đãi tốt nhất dành cho đối tác thương mại của mình giống như các đối tác trong khuôn khổ FTAs khác.