- Thứ nhất, xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường EU đã duy
trì được xu hướng tăng trưởng khá đều trong những năm qua, ngay cả trong giai đoạn hoạt động thương mại thế giới bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm đạt 6,1%/năm trong giai đoạn 2012 - 2016, đã đưa kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang EU đạt 2,4 tỷ Euro năm 2016. Việt Nam đứng thứ 12 trong số các nước xuất khẩu nông sản sang EU trong năm 2016 và là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu nơng sản sang EU cao nhất trong giai đoạn 2012 - 2016.
- Thứ hai, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU ngày càng được
mở rộng và đa dạng hóa, chất lượng, giá trị gia tăng khơng ngừng được cải thiện, nâng cao. Bên cạnh những mặt hàng nông sản truyền thống đã chiếm được vị trí trên thị trường EU và đã thâm nhập được vào hệ thống bán lẻ EU như hạt tiêu, cà phê, các loại quả nhiệt đới, mật ong, hạt điều, nước quả… đã xuất hiện nhiều nhóm mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với hàm lượng chế biến đáng kể, có giá trị gia tăng cao hơn như thịt và phụ phẩm thịt, sản phẩm ca cao, một số loại bột, bánh kẹo…
- Thứ ba, thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang EU cũng
không ngừng được mở rộng và đa dạng hóa thời gian qua. Bên cạnh việc tăng KNXK sang các thị trường truyền thống như Đức, Pháp, Anh, Hà Lan, Italy, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực nhằm tăng cường xuất khẩu vào các thị trường còn lại của EU 28, những thị trường được đánh giá là còn tiềm năng lớn cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam nói chung và xuất khẩu nơng sản nói riêng, đặc biệt khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực.
- Thứ tư, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường EU đã
không ngừng cải thiện được chất lượng, giá trị, thương hiệu và đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng EU về vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe con người, động thực vật và các tiêu chuẩn xã hội, môi trường. Đây là những yếu tố căn bản giúp nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu của hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam khơng chỉ sang EU mà ra tồn thế giới về lâu dài.
- Thứ năm, hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam cũng đã tăng cường tham
gia trong các chuỗi cung ứng/chuỗi phân phối nông sản trên thị trường EU và tồn cầu, qua đó mà tiếp cận tới người tiêu dùng cuối cùng thuận lợi hơn, trực tiếp hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu, thị hiếu cũng như những yêu cầu đòi hỏi của người tiêu dùng để thỏa mãn tốt nhất các yêu cầu của họ, giúp cho việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả và sức cạnh tranh xuất khẩu.
- Thứ sáu, thực hiện chính sách thương mại tự do hóa và hội nhập kinh tế
quốc tế sâu rộng qua việc gia nhập WTO, hội nhập kinh tế đa phương và song phương, đặc biệt là tham gia vào các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, đã kết thúc đàm phán FTA Việt Nam - EU, điều này đã, đang và sẽ tiếp tục mở đường, tạo thuận lợi cho hàng nông sản Việt Nam thâm nhập mạnh mẽ thị trường EU, giúp đẩy mạnh xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ra thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng. Các chính sách nơng nghiệp, thương mại, khoa học công nghệ... được ban hành và thực hiện đã góp phần vào nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, nâng cao giá trị chế biến và tăng kim ngạch xuất khẩu hàng nơng sản nói chung và sang thị trường EU nói riêng.