Đơn vị: 1.000 Euro
2012 2013 2014 2015 2016
080132 Hạt điều đã bóc vỏ, tươi hoặc khơ 259.178 241.795 345.123 575.725 724.852 080131 Hạt điều nguyên vỏ, tươi hoặc khô 9.510 769 1.871 1.584 1.000
Nguồn: ITC, Trademap, 2017
Tuy là thị trường nhiều tiềm năng nhưng thách thức với các doanh nghiệp xuất khẩu điều là tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của EU khá cao. EU là thị trường khó tính, địi hỏi doanh nghiệp phải có đầy đủ các giấy chứng nhận về tiêu chuẩn như BRC, FSSC 22000, ISO 22000… Trong khi đó, Việt Nam mới chỉ có 22/330 doanh nghiệp đạt các chứng nhận về ISO, HACCP và đây là thách thức lớn nhất của doanh nghiệp điều Việt Nam hiện nay.
* Chè
EU là thị trường tiềm năng và quan trọng của ngành chè Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thị trường khó tính với nhiều tiêu chuẩn khắt khe về vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
Việt Nam là một trong những các quốc gia hàng đầu có sản phẩm chè xanh và chè đen xuất khẩu vào thị trường EU, tuy nhiên thị phần chè Việt Nam tại thị trường này còn rất hạn chế, sản lượng xuất khẩu chưa cao. Trong đó, chè đen chỉ chiếm 1,8%
3 Hạt điều thuộc nhóm sản phẩm “các loại quả, hạt ăn được” - Mã HS 08 nhưng do vị trí quan trọng của mặt hàng này trong xuất khẩu nơng sản của Việt Nam nên đề tài có những phân tích riêng.
thị phần, chủ yếu xuất khẩu sang Ba Lan. Tương tự với mặt hàng chè xanh, sản phẩm này chỉ chiếm 6% thị phần EU, chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Đức. So với các nước xuất khẩu chè khác vào thị trường EU, chè Việt Nam cịn đứng ở vị trí khiêm tốn. Chè lá và một số loại chè đặc biệt khác (chè Ô long, chè San từ Việt Nam) chiếm 10% thị trường chè EU. Phần lớn chè từ Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu đã được đóng gói hoặc là bột chè. Chè được xuất khẩu chủ yếu ở giai đoạn đầu trong q trình chế biến và đóng gói tại thị trường tiêu thụ nhằm giảm thiểu chi phí.