3.3.1. Kiến nghị với nhà nước
- Tăng cường tổ chức các buổi hội thảo, khóa đào tạo, bồi dưỡng nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về các cam kết trong EVFTA nói chung và hàng nơng sản nói riêng cho các doanh nghiệp. Thông tin cung cấp cần cụ thể, dễ hiểu và dễ dàng tiếp cận được đối với doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tốt các cơ hội và vượt qua các thách thức từ EVFTA;
- Tích cực triển khai chương trình phối hợp cơng tác giữa Bộ Công Thương với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thơn và các bộ/ban/ngành/địa phương nhằm hình thành, phát triển các chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu từ phát triển các vùng sản xuất nông sản xuất khẩu tập trung, chuyên canh, quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và sản xuất nông nghiệp hữu cơ đến chế biến, phân phối để nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và giá trị mới đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của thị trường EU về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn sức khỏe con người, động thực vật và bảo vệ môi trường sinh thái;
- Tăng cường cơ chế trao đổi thơng tin cấp chính phủ nhằm tháo gỡ rào cản thương mại và các vấn đề vướng mắc trong quan hệ thương mại hàng nông sản của Việt Nam với EU bởi EU là thị trường có yêu cầu khắt khe về điều kiện nhập khẩu hàng nông sản, nhất là các vấn đề về kiểm dịch động thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm, dán nhãn môi trường, biện pháp thuế chống bán phá giá.
- Tăng cường năng lực của hệ thống hạ tầng nhằm kết nối các cơ sở chế biến khai thác nguyên liệu với các trung tâm chế biến, khai thông sản phẩm chế biến với thị trường tiêu thụ. Đồng thời, nâng cấp hệ thống thông tin, dự báo sản xuất và thị trường, hệ thống kho tàng, phương tiện cất giữ và bảo quản sau thu hoạch, các cơ sở thương mại và cung ứng vật tư, cơ sở nghiên cứu và chuyển giao cơng nghệ kỹ thuật.
thí nghiệm phù hợp với các chuẩn mực quốc tế. Tiếp tục các cuộc đối thoại về phịng thí nghiệm và cơng tác thí nghiệm với các cơ quan chức năng, đặc biệt là liên quan đến việc thực hiện các cam kết SPS trong EVFTA để thống nhất công nhận các tiêu chuẩn tương đương tạo điều kiện cho q trình thuận lợi hóa thương mại hai bên.
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại đối với hàng nông sản trên thị trường EU thông qua các sự kiện Tuần hàng Việt Nam tại EU, xúc tiến thương mại quốc gia, thiết lập các buổi gặp mặt B2B nhằm kết nối trực tiếp các doanh nghiệp Việt Nam với các hãng phân phối lớn tại EU nhằm giúp doanh nghiệp xuất khẩu nơng sản Việt Nam có cơ hội giới thiệu năng lực, quảng bá mặt hàng, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu trực tiếp với các hãng phân phối lớn của EU.
3.3.2. Kiến nghị với các Hiệp hội ngành hàng
- Các hiệp hội ngành hàng cần thể hiện vai trò trong các hoạt động nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về EVFTA cũng như cung cấp thông tin về thị trường EU cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
- Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đang ngày càng được chú ý trên thị trường, vì vậy các hiệp hội ngành hàng phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn trong việc xây dựng các văn bản pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng như các chế tài buộc các doanh nghiệp phải thực hiện nỗ lực bảo vệ môi trường và các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội.
- Tăng cường vai trò của các hiệp hội ngành hàng, các tổ chức xúc tiến thương mại và các doanh nghiệp trong việc triển khai thực hiện Chương trình xây dựng thương hiệu ngành thực phẩm Việt Nam.
3.3.3. Kiến nghị với doanh nghiệp
- Doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam cần nghiên cứu kỹ các cam kết của EVFTA đối với hàng nơng sản để doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu đãi về thuế quan thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm, an tồn thực phẩm và phát triển bền vững về nơng nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, đồng thời hạn chế những thách thức có thể xảy ra.
- Nghiên cứu phân khúc thị trường để giúp doanh nghiệp có thể tiêu thụ được nơng sản trên thị trường EU. Theo đó, doanh nghiệp phải xác định kênh phân phối trực tiếp nào tốt nhất để tiêu thụ sản phẩm, ví dụ: siêu thị, nhà nhập khẩu, nhà phân phối, hoặc đại lý nước ngồi ... để xuất khẩu nơng sản hiệu quả hơn. Đồng thời, tích cực, chủ động tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, tận dụng các cơ hội quảng bá sản phẩm trên thị trường EU.
- Nghiên cứu, tìm hiểu những yêu cầu về đóng gói và nhãn hiệu, luật về hoạt động kinh doanh, luật liên quan đến thương mại và thuế, các nhà nhập khẩu tiềm năng và hệ thống phân phối nhằm đáp ứng các quy định của EU đối với nông sản nhập khẩu do thị trường EU ln có u cầu cao, nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chất
lượng, an tồn đối với hàng nơng sản, tiêu chuẩn vệ sinh kiểm dịch động thực vật đối với nông sản nhập khẩu.