Đảng bộ tỉnh Sơn La chỉ đạo thực hiện công tác đối ngoại phát triển mối quan hệ hữu nghị với các tỉnh Bắc Lào

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 33 - 38)

triển mối quan hệ hữu nghị với các tỉnh Bắc Lào

Đường lối đối ngoại đổi mới của Đảng là cơ sở, phương hướng để Đảng bộ tỉnh Sơn La xác định nội dung và đề ra các chủ trương biện pháp cụ thể để đẩy mạnh công tác đối ngoại với các tỉnh Bắc Lào. Tuy nhiên, do điều kiện về kinh tế - xã hội và điều kiện về địa lý nên công tác đối ngoại của tỉnh Sơn La trong giai đoạn 1986 - 2000 chủ yếu với các tỉnh Bắc Lào có chung đường biên giới (Hủa Phăn, Lng Pha Băng) và tỉnh Bị Kẹo từ đó đã đạt được những kết quả to lớn góp phần vào sự phát triển của mối quan hệ Việt - Lào nói chung và mối quan hệ Sơn La và các tỉnh Bắc Lào nói riêng.

Giai đoạn 1986 - 1990, công tác đối ngoại giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào diễn ra trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn và thách thức, nhất là trong điều kiện kinh tế Sơn La và các tỉnh Bắc Lào cịn nghèo, chưa thốt khỏi cơ chế quan liêu bao cấp, lại vừa phải đối phó với âm mưu chống phá của các thế lực thù địch trong và ngồi nước. Tình hình đó đã ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của các chương trình, nội dung hợp tác, nhất là trong lĩnh vưc kinh tế - xã hội. Tuy vậy, nhờ sự nỗ lực vượt qua khó khăn của Đảng bộ tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, với truyền thống đoàn kết gắn bó lâu đời và những ưu đãi đặc biệt giành cho nhau, nhìn chung quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào tiếp tục được tăng cường và thu được những kết quả đáng phấn khởi, nhất là về chính trị và quốc phịng an ninh. Nhiệm vụ hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa xã hội bước đầu được quan tâm và thu được những kết quả nhất định. Đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ về chuyên gia, cung ứng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất, đời sống đã giúp các tỉnh bạn giải quyết kịp thời những khó khăn trước mắt. Tuy nhiên, kết quả hợp tác trong giai đoạn này còn thấp; nhiều nội dung hợp tác đã đề ra nhưng thực hiện thiếu

kịp thời; quan hệ hợp tác chủ yếu diễn ra ở khu vực kinh tế Nhà nước, trong đó lĩnh vực được chú trọng nhất là nơng - lâm nghiệp. Do đó, nhìn chung việc hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đem lại hiệu quả chưa cao, cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nặng tính bao cấp; chưa khơi dậy, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Kết quả và những kinh nghiệm bước đầu trong quá trình hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới tạo cơ sở, tiền đề quan trọng giúp Đảng bộ, chính quyền, nhân dân tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào tiếp tục tăng cường hợp tác trong những năm sau này đạt hiệu quả cao.

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (1986), Đại hội lần thứ IX Đảng bộ tỉnh Sơn La (12-1991) đã nhận định những khó khăn của tỉnh trong giai đoạn này: “Bước vào xây dựng và thực hiện Chiến lược kinh tế - xã hội tỉnh Sơn La có điểm xuất phát rất thấp kém, lạc hậu so với cả nước và trong khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc” [20, tr.13].

Đại hội cũng chỉ ra những lợi thế và nguồn lực phát triển: “Nhân dân các dân tộc Sơn La có truyền thống đồn kết, yêu nước, cách mạng, tuyệt đối trung thành, kiên trì đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn” [20, tr.14]. Sơn La có lợi thế về vị trí địa lý gần các tỉnh Bắc Lào, từ đó có thể tận dụng các nguồn lực bên ngoài; Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ IX cũng nhận định:

Với chính sách mở cửa là động lực thu hút vốn đầu tư, lao động kỹ thuật từ bên ngồi, kể cả các tổ chức phi chính phủ, Việt kiều yêu nước. Việc xây dựng lưới điện quốc gia và thủy điện Sơn La sẽ mở ra khả năng xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển giao thơng vận tải, đơ thị hóa một số vùng, kích thích sản xuất, giao lưu hàng hóa, kinh tế du lịch, mở mang dân trí. Thị trường được mở rộng ra cả nước và Bắc Lào…[20, tr.6].

Đại hội IX Đảng bộ tỉnh Sơn La cũng xác định một số vấn đề về kinh tế, chính trị, quốc phịng, an ninh:

Về vấn đề xuất nhập khẩu và lưu thơng vật tư hàng hóa: “Tập trung vốn và vật tư có cơ chế chính sách kích thích sản xuất phát triển, thơng qua hợp đồng kinh tế bảo đảm mua hết, chế biến vận chuyển cho nông dân. Đẩy mạnh xuất khẩu kể cả sang các tỉnh Bắc Lào…” [20, tr.24].

Về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh:

Giữ vững ổn định về chính trị, chủ động phối hợp với bạn nắm chắc tình hình, quản lý chặt chẽ địa bàn và đối tượng, nhất là các địa bàn hường về tuyến trọng điểm. Công tác bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới đươc coi trọng; ngăn chặn, phòng ngừa sự xâm nhập của các phần tử thù địch. Trong điều kiện khó khăn đã chăm lo đến xây dựng lực lượng, góp phần xây dựng địa bàn. Thường xuyên giữ gìn, bảo đảm đồn kết, hữu nghị Việt - Lào [20, tr.60].

Có kế hoạch củng cố tồn diện vùng cao biên giới, nâng cao chất lượng tồn diện khu vực phịng thủ tỉnh, huyện, xã; xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân và an ninh nhân dân ở xã, bản, tổ dân phố vững mạnh tồn diện. Tăng cường củng cố tình đồn kết, hữu nghĩ Việt - Lào; phối hợp với bạn để giữ vững chủ quyền an ninh biên giới [20, tr.94].

Nghị quyết đại hội đã xác định:

Phải đặc biệt coi trọng xây dựng nền quốc phịng tồn dân, thế trận chiến tranh nhân dân và giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn của nhân dân ở từng xã, bản, tổ dân phố, nâng cao chất lượng toàn diện lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ; tăng cường củng cố tình đồn kết hữu nghị đặc biệt Việt - Lào, giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới [20, tr.118].

Đại hội X (5-1996) đã đánh giá rất cụ thể về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội IX : “Trong bối cảnh thế giới diễn biến phức tạp, trước âm mưu và hành động “Diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch, chúng ta đã giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, phát triển quan hệ đối ngoại” [21, tr.18].

Trên cơ sở đó, Đại hội X Đảng bộ tỉnh Sơn La nhận định:

Quan hệ hữu nghị Sơn La với tỉnh biên giới Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào có bước phát triển mới phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng, góp phần giữ vững và phát triển quan hệ hữu nghị Việt - Lào. Chúng ta đã mở rộng quan hệ, nhận được sự giúp đỡ của một số đại sứ, tổ chức phi chính phủ của nhiều nước và tổ chức quốc tế. Mở rộng hình thức đối ngoại nhân dân nên vừa tranh thủ phát triển quan hệ đối ngoại, vừa giữ vững an ninh, giữ vững độc lập, tự chủ [21, tr.19].

Những nhiệm vụ về quốc phòng, an ninh: “Xây dựng các khu vực phòng thủ vững mạnh, tăng cường tổ chức phòng thủ trên các khu vực trọng điểm, các vùng xung yếu, bảo vệ vững chắc biên giới Việt - Lào, giữ vững an ninh quốc gia, chú trọng các địa bàn xung yếu, vùng cao biên giới” [21, tr.58]. Về đối ngoại: “Phát huy truyền thống đoàn kết, hữu nghĩ đặc biệt Việt - Lào. Tăng cường quan hệ về mặt Đảng, chính quyền, đồn thể…với tỉnh Hủa Phăn và các tỉnh Bắc Lào, đào tạo cán bộ, phòng ngừa và đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia” [21, tr.60]. Về kinh tế đối ngoại: “Hướng ưu tiên của kinh tế đối ngoại là đẩy mạnh sản xuất chế biến nông lâm sản, tạo sản phẩm hàng hóa xuất khẩu như: chè, cà phê, tơ tằm…phát triển ngành nghề thủ công truyền thống là hàng thổ cẩm, mây tre đan…phấn đấu đến năm 2000 giá trị xuất khẩu đạt 14 triệu USD…” [21, tr.37].

Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, chủ động mở rộng quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế. Tranh thủ sự hợp tác liên doanh và việc trợ về kinh tế, khoa học, công nghệ; đào tạo bồi dưỡng cán bộ. Đồng thời nâng cao cảnh giác đấu tranh có hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất sự lợi dụng để chống phá ta bằng con đường “diễn biến hịa bình”. Chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng đối ngoại nhân dân. Hoạt động của các đồn thể quần chúng, tổ chức chính trị xã hội, hội nghề nghiệp phải thể hiện chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ

quốc tế một cách sáng tạo, năng động, linh hoạt. Làm cho các nước, các tổ chức quốc tế hiểu rõ đất nước - con người Sơn La, tranh thủ thiện cảm, sự ủng hộ, thu hút họ đến với Sơn La. Khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức phẩm chất tốt, có năng lực nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ theo u cầu cơng tác đối ngoại trong tình hình mới. Đảng lãnh đạo tồn diện cơng tác đối ngoại và hoạt động kinh tế đối ngoại [21, tr.60 - 61].

Về quốc phòng, an ninh:

Cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc nêu cao ý thức cảnh giác, chủ động phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả làm thất bại mọi âm mưu và hành động “diễn biến hịa bình” của các thế lực thù địch. Giữ gìn và tăng cường đồn kết các dân tộc, đồn kết Việt - Lào, mở rộng quan hệ đơi ngoại trong thời kỳ mới, thực hiện kết hợp phát triển kinh tế với quốc phòng, xây dựng nền quốc phịng tồn dân và thế trận an ninh nhân dân vững mạnh, xây dựng quỹ quốc phòng an ninh phù hợp với từng địa phương, góp phần xây dựng lực lượng vũ trang trong sạch vững mạnh, đảm bảo khả năng phòng thủ vững chắc, bảo vệ an toàn an ninh cả biên giới và nội địa [21, tr139].

Bên cạnh việc nhận định những khuyết điểm, yếu kém và những nguyên nhân của những thành tựu và khuyết điểm, yếu kém; Đại hội X Đảng bộ tỉnh Sơn La đã rút ra một số bài học tập trung vào các vấn đề về xây dựng Đảng, thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phịng và tăng cường tình đồn kết, trong đó có tình đồn kết Việt - Lào: “Tăng cường đoàn kết nội bộ, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quân dân và đoàn kết Việt - Lào. Phát huy truyền thống đoàn kết tương thân, tương ái, chia ngọt sẻ bùi trong cộng đồng xã hội. Đó là động lực quan trọng để giữ vững ổn định chính trị và thúc đẩy sự phát triển toàn diện” [21, tr.26].

2.2. Kết quả thực hiện công tác đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Sơn Lavới các tỉnh Bắc Lào (1986 - 2000)

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 33 - 38)