Một số kinh nghiệm trong lãnh đạo công tác đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 98 - 103)

Đảng bộ tỉnh Sơn La

Một là, phải luôn giữ vững sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng đối với công tác đối ngoại, thực hiện đúng chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng, vận dụng linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Sự lãnh đạo tài tình của Đảng là nhân tố quyết định đảm bảo thắng lợi nhiệm vụ cách mạng qua các thời kỳ lịch sử. Những thành tựu trong công tác

đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào trong thời gian qua gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từ tỉnh đến cơ sở trong viêc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, áp dụng vào thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, qua đó đã phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

Để thực hiện thắng lợi chủ trương tăng cường hợp tác toàn diện giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào trong thời kỳ mới đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy vai trò điều hành của Nhà nước và sức mạnh của hệ thống chính trị; khắc phục những hạn chế, yếu kém, kịp thời đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác của các cơ quan liên quan từ tỉnh đến cơ sở, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ đặt ra đối với công tác đối ngoại của địa phương.

Nhiệm vụ tăng cường công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện nhằm bổ sung, hoàn thiện chủ trương, nghị quyết, nội dung hợp tác, giải pháp tổ chức thực hiện, cơ chế chính sách hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào phù hợp trong từng thời kỳ, nhất là trong lĩnh vực kinh tế thương mại, nhằm giải quyết, tháo gỡ kịp thời những khó khăn vướng mắc trong q trình chỉ đạo thực hiện là yêu cầu cấp bách đang đặt ra hiện nay đối với các cấp ủy đảng, chính quyền và các ngành liên quan.

Hai là, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực đối ngoại; nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách công tác đối ngoại.

Thực trạng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác đối ngoại cũng như cán bộ làm công tác tham mưu của các ngành, các cấp hiện nay còn bộc lộ nhiều hạn chế về năng lực, nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Trong quá trình thi hành cơng vụ, tính chủ động, sáng tạo, nhanh nhạy trong việc nắm bắt tình hình và xử lý thơng tin của một bộ phận cán bộ chưa cao; khả năng tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình cịn chậm, chưa tồn diện và sâu sắc; công tác tham mưu thiếu kịp thời, chất lượng thấp; còn bộc lộ nhiều hạn chế trong giao tiếp, ứng xử, lễ tân ngoại giao. Những bất cập trên đây của đội ngũ cán bộ đã

ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hiệu quả hoạt động của cơ quan chuyên trách công tác đối ngoại cũng như các cơ quan làm công tác tham mưu trên các lĩnh vực của các cấp, các ngành, các địa phương.

Do vậy, đặt ra yêu cầu cần tăng cường hơn nữa việc tuyển dụng, đào tạo, bố trí đội ngũ cán bộ làm cơng tác ngoại vụ có phẩm chất và năng lực cùng với việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả của cơ quan làm cơng tác đối ngoại. Theo đó, cơ quan làm công tác đối ngoại cần phát huy hơn nữa vai trò là cơ quan tham mưu đắc lực cho cấp ủy, chính quyền và là cầu nối, phối hợp chặt chẽ với các ngành, các địa phương trong việc tham mưu xây dựng chủ trương và tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác đối ngoại. Đặc biệt cần đẩy mạnh hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế của các cơ quan tham gia hoạt động đối ngoại; thực sự coi nhiệm vụ ngoại giao phục vụ xây dựng và phát triển kinh tế là một nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện nay. Đối sách ngoại giao cần hết sức uyển chuyển, vừa giữ nguyên tắc vừa linh hoạt, tranh thủ các đối tượng khác nhau vì lợi ích của sự nghiệp phát triển đất nước không ngừng quan hệ nhiều mặt, đặc biệt là các quan hệ kinh tế, chính trị. Do đó cần mạnh dạn đổi mới tư duy, nâng cao tầm trí tuệ, phong cách, lề lối làm việc cua các tập thể, cá nhân làm công tác ngoại vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong thời kỳ mới phù hợp với xu hế mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước.

Ba là, tích cực tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào và mối quan hệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào.

Thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, công tác tuyên truyền, giáo dục về ý nghĩa, tầm quan trọng của mối quan hệ đặc biệt Việt - Lào trong thời gian qua chưa được quan tâm đúng mức. Nội dung, phương thức tuyên truyền, nhân lực, phương tiện và các điều kiện đảm bảo phục vụ công tác tuyên truyền giáo dục còn nhiều bất cập, còn nhiều hạn chế, chưa kịp thời, còn nặng về sự vụ, thiếu chiều sâu. Do đó, nhận thức của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và nhân dân về lịch sử, truyền thống vẻ vang của hai dân tộc, về thực

trạng tình hình và yêu cầu nhiệm vụ tăng cường tình hữu nghị đặc biệt Việt - Lào nói chung và Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng cịn nhiều hạn chế, thiếu sâu sắc.

Công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, sự đồng thuận, đồng sức, đồng lịng trong tồn Đảng, tồn qn, tồn dân và cả hệ thống chính trị là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, qua đó khơi dậy, phát huy sức mạnh của các cấp, các ngành và toàn xã hội cùng chung sức giữ gìn và phát huy tình đồn kết, thủy chung và hợp tác ngày càng hiệu quả giữa Việt Nam - Lào nói chung và Sơn La với các tỉnh Bắc Lào nói riêng là việc làm có ý nghĩa sâu sắc. Điều đó có ý nghĩa và vai trị quan trọng trong bối cảnh các thế lực thù địch đã và đang dùng nhiều âm mưu thâm độc ra sức chống phá và chia rẽ hai dân tộc.

Bốn là, thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm, trong thực hiện công tác đối ngoại, trên cơ sở đó bổ sung chủ trương, giải pháp phù hợp trong từng thời kỳ.

Thực tế cho thấy, một số chủ trương, nội dung hợp tác đã được đề ra nhưng thiếu tính khả thi vì thiếu nguồn lực, nhất là vốn để thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình hình này là do thiếu điều tra, nắm chắc tình hình, cơng tác dự báo kém, duy ý chí trong q trình xây dựng chủ trương, kế hoạch hợp tác. Một số chủ trương, kế hoạch khi tiến hành tổ chức thực hiện lại gặp nhiều vướng mắc, nhất là do cơ chế chính sách hợp tác, đầu tư ban hành thiếu kịp thời, đồng bộ; thủ tục hành chính cịn rườm rà. Thực trạng tình hình trên đặt ra yêu cầu đối với các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành cần tăng cường hơn nữa việc nắm chắc tình hình, nhất là những vấn đề mới, phát sinh trong từng thời kỳ, trên cơ sở đó, tùy chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được phân công, thống nhất các giải pháp giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn cuộc sống, các cơ quan liên quan của hai bên cần thường xun định kỳ có những đánh giá chính xác, ghi nhận những kết quả đạt được, thẳng thắn đưa ra những vấn đề cịn tồn tại, thiếu sót trong quan hệ hợp tác để có những giải pháp thực tế hơn. Cả hai phía

phải thực sự cầu thị, khách quan mới có thể lựa chọn được những giải pháp sát hợp, đây là điều rất quan trọng trong tiến trình đổi mới nâng cao chất lượng trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Nếu kịp thời và kiên trì thực hiện tốt những vấn đề đặt ra nêu trên, chắc chắn các chủ trương, nhiệm vụ về hợp tác sẽ kịp thời được thực hiện, mang lại hiệu quả cao hơn.

Như vậy, trong giai đoạn 2001 - 2010 các hoạt động đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Sơn La có vai trị khai phá, mở đường, tạo dựng mơi trường thuận lợi và các khuôn khổ pháp lý cần thiết cho việc phát triển các quan hệ kinh tế; hỗ trợ đắc lực các quá trình đàm phán, ký kết các dự án, các hợp đồng kinh tế - thương mại giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, nhất là đối với các doanh nghiệp. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động đối ngoại và kinh tế đối ngoại vừa mở rộng và củng cố quan hệ chính trị vừa tăng cường quan hệ kinh tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng, đưa quan hệ kinh tế ngang tầm với quan hệ chính trị. Các hoạt động đối ngoại giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào ln được tiến hành một cách hài hịa từng bước khắc phục những khó khăn, đem lại những kết quả to lớn về kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác hữu nghị toàn diện giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào lên một tầm cao mới.

KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 98 - 103)