Chủ trương tăng cường công tác đối ngoại, tiếp tục phát triển mối quan hệ đặc biệt trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 71 - 76)

mối quan hệ đặc biệt trong giai đoạn mới

Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XI đã đánh giá tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội X nhiệm kỳ 1996 - 2000. Đại hội nhận định:

Kinh tế tiếp tục phát triển với nhịp độ tăng trưởng khá theo hướng sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát huy lợi thế của tỉnh. Các ngành, các vùng các thành phần kinh tế đều có những tiến bộ rõ rệt và đang từng bước thích ứng yêu cầu cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đã đạt được những mục tiêu cơ bản do Đại hội X đề ra, tạo đà cho sự phát triển những năm tiếp theo [22, tr.16].

Đại hội XI Đảng bộ tỉnh Sơn La đánh giá cao những cố gắng và những kết quả đạt được trong công tác đối ngoại:

Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng. Quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa Sơn La với Hủa Phăn, Luông - Pha Băng và các tỉnh Bắc Lào được tăng cường. Quan hệ với các cơ quan đại sứ, các tổ chức quốc tế tiếp tục phát triển, đạt kết quả thiết thực, mở ra khả năng hợp tác, tranh thủ sự đầu tư trợ giúp quốc tế ngày càng lớn, đồng thời đảm bảo giữ vững an ninh và chủ quyền quốc gia trong hoạt động đối ngoại [22, tr.23]. Đại hội cũng xác đinh một trong những mục tiêu cơ bản là:

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đồng thời giải quyết đồng bộ, hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, đến năm 2005 giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% theo tiêu chí mới. Giữ vững ổn định chính trị,

trật tự an tồn xã hội; xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng biên giới hữu nghị đặc biệt Việt Lào, tăng cường hợp tác hữu nghị Sơn La - Hủa Phăn, Luông-Pha Băng và các tỉnh Bắc Lào; mở rộng quan hệ đối ngoại. Phấn đấu đến năm 2005 vươt ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn [22, tr.38].

Về cơng tác đối ngoại, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã xác định: Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ, gìn giữ mơi trường hịa bình, chủ động hội nhập khu vực, mở rộng quan hệ với các nước và các tổ chức quốc tế. Tranh thủ sự trợ giúp về vốn, khoa học công nghệ và đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật của các sứ quán, các tổ chức quốc tế, của kiều bào Sơn La ở nước ngoài, đồng thời đề cao cảnh giác, giữ vững an ninh và chủ quyền quốc gia. Chú trọng mở rộng và nâng cao chất lượng đối ngoại nhân dân, đặc biệt là khu vưc biên giới; hoạt động của các tổ chức đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội, nghề nghiệp phải đảm bảo theo đúng đường lối đối ngoại của Đảng. Tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị về Đảng, chính quyền, đồn thể với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng và các tỉnh Bắc Lào; góp phần củng cố và xây dựng biên giới Việt - Lào hịa bình, hữu nghị, hợp tác đặc biệt; phối hợp cùng bạn kiên quyết đập tan mọi âm mưu phá hoại của kẻ địch. Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ làm cơng tác đối ngoại có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông nghiệp vụ và ngoại ngữ, đáp ứng u cầu cơng tác đối ngoại trong tình hình mới hiện nay. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế đối ngoại và công tác đối ngoại [22, tr.48].

Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII đã diễn ra từ ngày 27.11.2005 đến ngày 29.11.2005, Đại hội đã đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết đại hội lần thứ XI:

Hoạt động văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ trên nhiều mặt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện đáng kể; chương trình xóa đói giảm nghèo đạt kết quả tốt; từng bước giải quyết có hiệu quả một số vấn đề xã

hội bức xúc. Chính trị xã hội ổn định, khối đại đồn kết các dân tộc được củng cố vững chắc. Quan hệ đối ngoại được tăng cường và phát triển tồn diện. Cơng tác xây dựng Đảng đạt kết quả tích cực; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đảng viên được nâng lên; hệ thống chính trị tiếp tục được kiện toàn, củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước [23, tr.44].

Đại hội nhận đinh việc thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội 5 năm (2001 - 2005) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:

Nền kinh tế của tỉnh tiếp tục phát triển khá và ổn định; cơ cấu kinh tế và cơ cấu sản xuất (nhất là sản xuất nơng - lâm nghiệp) có bước chuyển biến tích cực. Các nguồn lực trong tỉnh được chú trọng phát huy, việc huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển đạt kết quả khá; thu ngân sách vượt dự toán, đảm bảo đám ứng nhu cầu chi. Một số lĩnh vực xã hội có bước chuyển biến tích cực, nhất là xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm; đời sống của nhân dân được cải thiện, cơ bản ổn định. Quốc phòng, an ninh đươc củng cố; trật tự an tồn xã hội được duy trì, biên giới chủ quyền quốc gia được giữ vững. Các hoạt động đối ngoại được tăng cường và mở rộng [23, tr.94].

Từ những đánh giá tổng quát trên Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra phương hướng nhiệm vụ chung (2005 - 2010):

Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, phát huy sứ mạnh đại đoàn kết các dân tộc, đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tranh thủ thời cơ xây dựng Thủy điện Sơn La; khai thác, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, nâng cao tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động hội nhập kinh tế cả nước; thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; phát triển văn hóa xã hội, cải thiện, nâng cao dân trí và đời sống tinh thần của nhân dân; tăng cường quốc phòng an ninh, mở rộng quan hệ đối

ngoại, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, sớm đưa tỉnh ta ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, tạo lập những yếu tố cơ bản để phát triển nhanh hơn và bền vững trong những năm tiếp theo [23, tr.46]. Trong đó, chú trọng việc kết hợp chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái; quản lý, khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, kết hợp phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, quốc phòng an ninh với kinh tế; chú trọng phát triển kinh tế đối ngoại. Tăng cường quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc; xây dựng biên giới hịa bình, đồn kết, hữu nghị và phát triển với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào; phát triển quan hệ đối ngoại theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Việc định hướng phát triển kinh tế vùng cao biên giới cũng được quan tâm, trong đó tập trung vào việc:

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng; tập trung cao các nguồn lực, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, ổn định định canh định cư; quan tâm phát triển văn hóa giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở. Hỗ trợ và hướng dẫn nhân dân chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, phát triển cây công nghiệp dài ngày, chăn nuôi đại gia súc, bảo vệ rừng đầu nguồn, trồng dược liệu, đảm bảo an ninh lương thực. Củng cố, phát triển, tăng cường các hoạt động thương mại, dịch vụ vùng biên giới Việt - Lào gắn với đẩy nhanh xây dựng các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới, ra cửa khẩu Lạnh Bánh; gắn phát triển kinh tế xã hội với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững biên giới. Củng cố phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị toàn diện với các tỉnh Bắc Lào [23, tr.51].

Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII (11/2005) đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ Quốc phòng - an ninh - đối ngoại trong 5 năm:

Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng, vừa tranh thủ các nguồn lực bên ngoài vừa đảm bảo giữ vững độc lập và chủ quyền quốc gia. Quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng và các tỉnh Bắc Lào được tăng cường và phát triển; thực hiện tốt hiệp định về quy chế biên giới quốc gia [26, tr.36].

Nhiệm vụ tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại trong giai đoạn 2005 - 2010 là:

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại; đảm bảo phát triển nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân với tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh đối ngoại. Mở rộng quan hệ và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế đảm bảo giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt, toàn diện với các tỉnh Bắc Lào, nhất là với tỉnh Hủa Phăn và Lng Pha Băng - Nước Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào; chủ động phối hợp chặt chẽ với Bạn, phòng ngừa và đấu tranh chống mọi âm mưu hoạt động phá hoại, chia rẽ tình đồn kết đặc biệt hai nước Việt - Lào; xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị, hợp tác, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới [23, tr.54].

Cơng tác quốc phịng, an ninh và đối ngoại tiếp tục được lãnh đạo toàn diện, trực tiếp, tuyệt đối của Ban Thường vụ tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh; chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và giải quyết tốt các vụ việc xảy ra:

Trước yêu cầu của tinh hình và nhiệm vụ mới, Sơn La cần phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, nắm chắc tình hình, thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm để làm tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; tăng cường hơn nữa việc giáo dục, đề cao ý thức cảnh giác cách mạng, xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân; phát huy tốt sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong bảo vệ Tổ quốc. Cần phát huy những kinh nghiệm tốt về lãnh đạo đoàn kết các dân tộc, về cơng tác tơn giáo theo chỉ đạo của Ban Bí thư, đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Giữ vững an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, xây dựng biên giới Việt Nam - Lào ổn định, hợp tác, phát triển toàn diện [26, tr.139].

Mục tiêu và nhiệm vụ phải tăng cường củng cố quốc phòng an ninh gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, phải kết hợp chặt chẽ các

nhiệm vụ kinh tế, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ, giữ vững an ninh chính trị, an ninh biên giới, trật tự an toàn xã hội:

Xây dựng thế trận an ninh - quốc phịng tồn dân, đấu tranh chống âm mưu diễn biến hịa bình của các thế lực thù địch. Thu hẹp những yếu tố có thể gây mất ổn định, xử lý nghiêm những hành vi vi phạm chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta, gây mất trật tự an tồn xã hội, phương hại đến tình đồn kết các dân tộc. Bảo vệ vững chắc an ninh biên giới, giữ gìn tình đồn kết hữu nghị Việt - Lào [23, tr.119].

3.2.2. Q trình tổ chức thực hiện cơng tác đối ngoại, phát triển mốiquan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào (2001 - 2010)

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 71 - 76)