Bối cảnh quốc tế và khu vực

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 63 - 65)

Tình hình thế giới và khu vực có nhiều chuyển biến to lớn, sự ra đời của WTO, sự xuất hiện của nhiều tổ chức tiểu vùng, khu vực, liên khu vực như các tam, tứ giác phát triển, các khu vực mậu dịch tự do (AFTA, NAFTA), những tổ chức liên kết toàn châu lục (EU) hoặc giữa các châu lục (APEC). Các nước lớn, nhỏ đều dành ưu tiên cho phát triển kinh tế, theo đuổi chính sách kinh tế mở. Ngay những nước có tiềm năng và thị trường rộng lớn như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ, Mỹ… và cả một số nước vốn “khép kín”, theo mơ hình tự cung tự cấp cũng dần dần mở cửa, từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Mặt khác, cộng đồng thế giới đứng trước nhiều vấn đề toàn cầu: suy thối mơi trường, bùng nổ dân số, nghèo đói, các bệnh tật hiểm nghèo, các vấn đề xã hội “xuyên quốc gia”… khơng một quốc gia riêng lẻ nào có thể giải quyết được mà cần phải có sự hợp tác đa phương. Trong xu thế chung đó, các nước phát triển, trước hết là Mỹ, do có ưu thế về thị trường, nắm được tiến bộ khoa học - cơng nghệ, có nền kinh tế phát triển cao, đã ra sức thao túng, chi phối thị trường thế giới, áp đặt điều kiện đối với các nước chậm phát triển hơn, thậm chí dùng những biện pháp thô bạo như bao vây, cấm vận, trừng phạt, làm thiệt hại lợi ích của các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước tình hình đó các nước đang phát triển đã từng bước tập hợp nhau lại, đấu tranh chống chính sách cường quyền, áp đặt của Mỹ để bảo vệ lợi ích của mình vì một trật tự kinh tế quốc tế bình đẳng, cơng bằng. Điều đó chứng tỏ xu thế hội nhập phản ánh cục diện vừa đẩy mạnh hợp tác, vừa đấu tranh khốc liệt.

Đại hội lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định chủ trương “Phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ nguồn lực bên ngoài và

chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững” [17, tr.89].

Chủ trương hội nhập quốc tế được đề ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và khoa học - kỹ thuật. Cách mạng khoa học và công nghệ tiếp tục phát triển với tốc độ ngày càng cao, đẩy nhanh sự phát triển của lực lượng sản xuất, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thế giới, quốc tế hóa nền kinh tế và đời sống xã hội. Dưới tác động của những chiều hướng đó, kinh tế thế giới trải qua những biến đổi về chất. Các ngành công nghệ cao, đặc biệt là những lĩnh vực có hàm lượng chất xám cao, nhất là cơng nghệ thơng tin và sinh học phát triển nhanh chóng làm thay đổi sâu sắc cơ cấu sản xuất, tiêu dùng, lưu thông; tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội. Quá trình hội nhập kinh tế và khu vực tiếp tục phát triển sâu rộng với tộc độ nhanh, cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn [56, tr.209].

Tình hình chính trị xã hội của một số quốc gia ở một số khu vực có nhiều biến động và mất ổn định, dẫn đến xung đột bạo lực leo thang, phân cực nội bộ xã hội và thay đổi chính quyền; Trung Đơng, châu Phi, Nam Á và Đông - Nam Á đều bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tình hình nêu trên. Tình trạng bất ổn chính trị, an ninh ở một số quốc gia Đông Nam Á như Inđônêsia, Myanma, Thái Lan, Philippin…đã tác động lớn đến các mối quan hệ song phương giữa nhiều quốc gia với nhau và ảnh hưởng đến môi trường hịa bình, ổn định ở khu vực [8, tr.62, 63].

Khu vực Đông Nam Á, sau nhiều thập kỷ chiến tranh, đối đầu, đã có hịa bình. Tuy nhiên tiềm ẩn một số nhân tố có thể gây bất ổn định, nhưng xu thế hợp tác để phát triển không ngừng gia tăng. Mặc dù trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính trầm trọng thời gian 1997 - 1998, song đây vẫn là khu vực có nhiều tiềm năng do vị trí địa - chính trị và địa kinh tế của mình, dung lượng thị trường lớn, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào, có quan hệ quốc tế rộng rãi.

Chủ nghĩa đế quốc, các thế lực phản động quốc tế đứng đầu là Mỹ đang dùng mọi âm mưu chống chủ nghĩa xã hội với chiêu bài bảo vệ giá trị dân chủ, thực chất là thực hiện chiến lược loại bỏ tất cả các chế độ chính trị khơng phục tùng sự thống trị của chúng, đương nhiên trong đó có các nhà nước xã hội chủ nghĩa. Trong tồn cầu hóa, Mỹ và phương Tây khơng từ bỏ chiến lược “Diễn biến hịa bình” để xóa bỏ các nước Xã hội chủ nghĩa cịn lại [9, tr.505].

Tình hình chính trị trong khu vực Đơng Nam Á mặc dù được đánh giá là ổn định, nhưng vẫn còn tồn tại những bất hòa giữa một số quốc gia. Vấn đề biển Đông và những tranh chấp trên biển Đông đang là vấn đề được nhiều nước quan tâm, những tranh chấp về lợi ích của các nước đã tác động mạnh mẽ tới quan hệ song phương và đa phương giữa các quốc gia; nguy cơ xảy ra xung đột luôn hiện hữu, vấn đề giải quyết các tranh chấp bằng con đường hịa bình đang được đặt ra địi hỏi các nước phải có những quyết sách phù hợp. Các thế lực đế quốc và phản động quốc tế đang âm mưu dùng “Bạo loạn lật đổ”, với những thủ đoạn “Chống khủng bố” và lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo, dân chủ, nhân quyền để tạo cớ can thiệp ngày càng sâu vào nội bộ Việt Nam và Lào. Ngồi ra các thế lực thù địch cịn tăng cường hỗ trợ, nuôi dưỡng, tiếp tay cho các thế lực phản động trong nước và bọn lưu vong ở nước ngoài để chống phá cách mạng Việt Nam - Lào một cách quyết liệt hơn.

Tình hình trên đem lại nhiều thuận lợi to lớn, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức gay gắt đối với nước ta trong quá trình phát triển đất nước nói chung và q trình hội nhập kinh tế quốc tế nói riêng. Việt Nam và Lào đều là thành viên chính thức của ASEAN, vì thế, việc tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và áp lực thực hiện lộ trình AFTA đặt yêu cầu cần tăng cường hơn nữa việc hợp tác giữa hai nước, để từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 63 - 65)