tác đối ngoại giữa Đảng bộ tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào
Tình hình thế giới, khu vực và trong nước có nhiều thay đổi, cách mạng nước ta vừa đứng trước những thời cơ, vận hội lớn, vừa phải đối mặt với những
nguy cơ thách thức mới. Tình hình trong nước đã xuất hiện nhiều yếu tố tích cực, thuận lợi, tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển của đất nước. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Mơi trường hịa bình, sự hợp tác, liên kết quốc tế và những xu thế tích cực trên thế giới tạo điều kiện để chúng ta tiếp tục phát huy nội lực và tranh thủ ngoại lực phục vụ đắc lực sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đơng Nam Á và diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, tạo ra một bước quan trọng cho việc hội nhập nền kinh tế khu vực, tạo điều kiện để Việt Nam tham gia các tổ chức khu vực, liên khu vực, liên châu lục, tiến tới gia nhập tổ chức hợp tác toàn cầu, hội nhập ngày càng sâu hơn vào nền kinh tế khu vực và thế giới; tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài.
Những thành tựu trong những năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nước ta đã từng bước chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, trước hết về kinh tế, nhằm bổ sung và hỗ trợ cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để từ đó có thể chủ động hội nhập khu vực và quốc tế, trước hết về kinh tế, nhằm bổ sung, hỗ trợ cho việc “Xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để từ đó có thể chủ động đi vào dòng chảy của thời đại một cách có lợi nhất cho mình và phù hợp nhất với mình” [52, tr.6].
Bên cạnh những thuận lợi, bước vào thiên niên kỷ mới, nước ta còn phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, thách thức do những yếu kém vốn có của nền kinh tế, thiên tai lớn liên tiếp xảy ra; tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế ở một số nước châu Á và diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực.
Một giai đoạn mới của đất nước đã mở ra với Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (2001). Sau năm năm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội VIII và 15 năm đổi mới, đất nước ta đã bước vào một giai đoạn mới phát triển toàn diện về chất. Đảng Cộng sản Việt Nam nhận định:
Kinh tế tăng trưởng khá. Văn hóa, xã hội có những tiến bộ; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định; quốc phịng và an ninh được tăng cường. Cơng tác xây dựng Đảng được chú trọng; hệ thống chính trị được củng cố. Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt.
Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và cuộc sống của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế [17, tr16].
Về thành tựu trong hoạt động đối ngoại, Đại hội IX của Đảng nhận định: Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt. Nước ta đã tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống; tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong hiệp hội các nước Đơng Nam Á (ASEAN) và Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); tăng cường quan hệ với các nước phát triển và nhiều nước, nhiều tổ chức khu vực và quốc tế khác; có quan hệ thương mại với hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài [17, tr.71].
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hịa bình độc lập và phát triển”, “Coi trọng và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nươc láng giềng. Nâng cao hiệu quả và chất lượng hợp tác với các nước ASEAN” [17, tr.119].
Điểm mới về chủ trương đối ngoại của Đảng ở Đại hội IX là việc nhấn mạnh vấn đề chủ yếu và trước hết của hội nhập khu vực, quốc tế là hội nhập về kinh tế. Đại hội IX phát triển phương châm “Việt Nam là bạn của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển” [18, tr.119] của Đại hội VIII, thành “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển” [19, tr.119]. Phương châm này thể hiện bước phát triển mới về tư duy đối ngoại của Đảng, đồng thời khẳng định vị thế mới của đất nước trong quan hệ quốc tế đương đại.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày 27-11- 2001, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 07/NQ-TW về hội nhập kinh tế quốc tế. Trên cơ sở khẳng định những thành tựu quan trọng trong việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, kiểm điểm những mặt yếu kém của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thời gian qua, Nghị quyết đã xác định rõ hơn mục tiêu và những quan điểm chỉ đạo của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta.
Về mục tiêu hội nhập, Nghị quyết nêu rõ “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [14, tr.3]. Về quan điểm chỉ đạo, Nghị quyết yêu cầu quán triệt chủ trương được xác định tại Đại hội IX của Đảng là “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, bảo vệ môi trường” [17, tr.119]. Nghị quyết cho rằng, để thực hiện tốt mục tiêu của hội nhập, cần phải xác định được hội nhập kinh tế là sự nghiệp của toàn dân; hội nhập kinh tế
quốc tế là q trình của đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa là khơng ít thách thức; phải nhận thức đầy đủ đặc điểm nền kinh tế nước ta, từ đó đề ra kế hoạch và lộ trình hợp lý, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước, vừa đáp ứng quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế của nước ta khi tham gia; kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh quốc phòng.
Đại hội X của Đảng (4-2006) tiếp tục khẳng định:
Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập tự chủ, hịa bình, hợp tác và phát triển, chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của các nước trọng cộng đồng quốc tế, tham gia tích cực vào tiến trình hợp tác quốc tế và khu vực [20, tr.112].
Quán triệt đường lối đối ngoại của Đại hội lần thứ IX và lần thứ X của Đảng, trong giai đoạn 2001 - 2010, trước đòi hỏi tăng cường hơn nữa quan hệ thương mại, đầu tư và đáp ứng sự phát triển không ngừng của hợp tác kinh tế, để tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, Việt Nam và Lào đã ký Hiệp định bảo hộ đầu tư và tránh đánh thuế hai lần cùng nhiều văn kiện khác trên tất cả các lĩnh vực hợp tác. Đồng thời, hai nước đã xây dựng các thỏa thuận chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật cho các giai đoạn 5 năm, 10 năm, trong đó đề ra những quan điểm cơ bản, các chủ trương, cơ chế và những nội dung hợp tác theo ngành và lĩnh vực. Hàng loạt hiệp định, Nghị định thư và các thỏa thuận hợp tác khác cũng đã được ký kết, tạo thành một hệ thống cơ chế hợp tác và văn bản pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương hai bên áp dụng, thực hiện các chương trình, đề án hợp tác cụ thể.
Củng cố quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện là phương châm chiến lược trong quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai nước. Trước mắt, tập trung thực hiện chiến lược hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật 10 năm (2001 - 2010), thơng qua các chương trình hợp tác theo thứ tự ưu tiên: Hợp tác đào tạo và nâng cao chất lượng phát triển nguồn nhân lực; xây dựng biên giới hai nước
ổn định và phát triển, tăng cường hợp tác quảng bá văn hóa, thơng tin, thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, hợp tác kết nối hạ tầng cơ sở giao thơng, năng lượng, điện, dịch vụ, bưu chính viễn thơng, du lịch; duy trì hoạt động và nâng cao năng lực các chương trình, dự án phục vụ hợp tác.
Sự phát triển không ngừng trong quan hệ Việt - Lào là nhân tố quan trọng, bảo đảm vững chắc mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa các địa phương của hai nước, trong đó có quan hệ hợp tác giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào.
Bước vào thế kỷ XXI, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La đứng trước thời cơ và vận hội mới của Đảng từng bước được tổng kết, phát triển, ngày càng đi vào cuộc sống; kết cấu hạ tầng được tăng cường, nền kinh tế tri thức mở ra nhiều triển vọng. Tuy nhiên Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La cũng phải đương đầu với những thử thách, đó là tỉnh còn nghèo, kinh tế thuần nơng, cơ sở vật chất cịn nhỏ bé, sản xuất hàng hóa chậm phát triển, tích lũy trong dân chưa đáng kể, tư tưởng bảo thủ, ỷ lại của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân còn nặng nề; đầu tư của Trung ương và đầu tư của nước ngồi vào tỉnh cịn ít.
Phát huy những nhân tố đảm bảo cho mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, trong những thập niên qua, tình hữu nghị và sự hợp tác toàn diện giữa Đảng bộ và nhân dân tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào ngày càng được tăng cường, đạt nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực và hiện nay đang diễn ra sơi động, có hiệu quả, có chiều sâu trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hợp tác về kinh tế - thương mại, giáo dục - đào tạo đã có những thành tựu nổi bật và tiếp tục được đẩy mạnh. Tuy nhiên nhìn lại hợp tác giữa tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào giai đoạn này chưa cao; đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, tuy đã được xác định là lĩnh vực trọng tâm trong hợp tác nhưng trong thực tế hợp tác trong lĩnh vực này hiệu quả còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu phát triển kinh tế và mong muốn của Đảng bộ tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào.
Trước sự chuyển biến của tình hình thế giới và khu vực và bối cảnh quan hệ hữu nghị hợp tác đang đi vào chiều sâu, cùng với yêu cầu đặt ra trong chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đang hết sức cấp thiết, khơng chỉ vì mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giữ vững an ninh chính trị của mỗi địa phương, mà cịn góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các thỏa thuận chiến lược giữa hai nước.
3.2. Tăng cường công tác đối ngoại, phát triển mối quan hệ hữu nghịvà hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào (2001 - 2010)