Kết quả thực hiện công tác đối ngoại của Đảng bộ tỉnh Sơn La với các tỉnh Bắc Lào (1986 2000)

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 38 - 63)

Trong thời kỳ 1986 - 2000, việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế là một nhiệm vụ luôn được đặt ra cấp thiết đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào. Nhiều chủ trương, giải pháp về hợp tác kinh tế, đặc biệt là các thỏa thuận tại các cuộc hội đàm cấp cao qua các chuyến thăm, đã được lãnh đạo tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thống nhất và cụ thể hóa thành các chương trình, nội dung hợp tác cụ thể trên các lĩnh vực, phù hợp với điều kiện thực tế và được triển khai kịp thời ở các cấp, các ngành, các địa phương.

Trong lĩnh vực kinh tế

Về nông, lâm nghiệp

Từ sau năm 1986 Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đều gặp rất nhiều về kinh tế, trong đó rất khan hiếm về sản phẩm hàng hóa thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng. Từ năm 1989 - 1997 và những năm sau Trung ương không cấp nguồn viện trợ cho tỉnh, trước tình hữu nghị và hợp tác gắn bó Sơn La đã cùng với các tỉnh Bắc Lào thỏa thuận một số hình thức hợp tác giúp đỡ lẫn nhau, cùng mang lại hiệu quả kinh tế với nguyên tắc là: Bạn có vốn, Sơn La có lao động kỹ thuật để sang giúp bạn, trong các khâu trọng yếu như: chuyển giao kỹ thuật, cung ứng vật tư, thiết bị, giống cây trồng và con nuôi; giúp bạn ổn định sản xuất, đảm bảo lương thực và thực phẩm.

Sở Lâm Nông Thủy Sơn La nhận hợp đồng lập bản đồ quy hoạch nông - lâm nghiệp, bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Hủa Phăn, nhận cung ứng các loại giống mới; cung cấp thuốc phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và gia súc; nhận cung ứng cá giống cho tỉnh Hủa Phăn.

Về Lâm nghiệp: Sơn La nhận hợp đồng sản xuất các loại đồ gỗ cho tỉnh Hủa Phăn theo phương thức mua gỗ, đóng đồ tại chỗ, bán sản phẩm cho tỉnh Hủa Phăn theo đơn đặt hàng. Tỉnh Hủa Phăn nhận bán một số loại gỗ cho Sơn La (gỗ đã được sơ chế tại chỗ).

Về thủy lợi: Sơn La nhận khảo sát, thiết kế kỹ thuật tổ chức thi cơng các cơng trình thủy lợi, thủy điện cho tỉnh Hủa Phăn; nhận tiếp đón, tổ chức hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật cho một số cán bộ nông dân sản xuất giỏi và cán bộ kỹ thuật của Công ty Nông Lâm sản Tỉnh Hủa Phăn đến Sơn La học tập (mỗi năm từ 1 đến 2 lần). Năm 1995, tỉnh Sơn La tiếp tục giúp tỉnh Hủa Phăn đo đạc ruộng nước, quy hoạch kinh tế - xã hội một vài điểm…

Theo Hiệp định về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật giữa Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào thời kỳ 1996 - 2000, Chính phủ Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam viện trợ khơng hồn lại cho Chính phủ Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1996 - 2000 một khoản tiền khoảng 270 tỷ đồng Việt Nam, được tính theo mặt bằng giá của Việt Nam (12/1995). Khoản tiền viện trợ nêu trên được sử dụng cho việc đào tạo cán bộ, học sinh Lào tại Việt Nam, hỗ trợ xây dựng trường phổ thông dân tộc nội trú tại ba vùng của Lào, hỗ trợ xây dựng một số mơ hình phát triển nơng nghiệp và nơng thơn mới, một số cơng trình, cơng việc khác [33, tr.58]. Theo tinh thần Hiệp định trên, từ năm 1995 - 1997 Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn La đã tổ chức cho cán bộ, nhân dân tỉnh Hủa Phăn thăm quan, học tập một số mơ hình sản xt nơng, lâm, thủy sản ở Sơn La; chuyển giao kỹ thuật kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi ở một số loại cây, con; chuyển giao kỹ thuật sản xuất cá giống tại trại cá Viêng Xay (Hủa Phăn) và “giúp bạn tập huấn cho 5 cán bộ sản xuất cá Hương tại Công ty Thủy sản I Sơn La, tổ chức hướng dẫn, học tâp, thăm quan các mơ hình sản xuất giỏi cho 30 người, trong đó có các cán bộ lãnh đạo sở, huyện, các hộ nơng dân điển hình của tỉnh Hủa Phăn…”[33, tr.58].

Nhằm khắc phục tình trạng tiến hành khai thác lâm sản một cách ồ ạt, khơng có quy hoạch, thêm vào đó là các hành động khai thác các sản vật quý cần được bảo tồn đã làm cho tài nguyên rừng bị suy kiệt, dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái động, thực vật. Do vậy Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, nhất là các tỉnh có chung đường biên giới đã xúc tiến thực hiện việc quy hoạch, kết hợp khai thác bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; thực hiện chương trình

trồng rừng, nhân diện rộng các mơ hình giao đất giao rừng cho hộ nông dân quản lý nhằm từng bước phủ xanh đất trống đồi trọc. Việc thực hiện mơ hình này, một mặt giúp bảo vệ, phát triển rừng một cách bền vững, mặt khác giúp đồng bào nâng cao đời sống, gắn bó, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả.

Về thương mại và du lịch

Thương mại và du lịch giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào ln được cấp ủy, chính quyền, các doanh nghiệp quan tâm. Thực hiện chủ trương đẩy mạnh hợp tác thương mại, du lịch do Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đề ra, tại các cuộc hội đảm cấp cao, lãnh đạo tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã kịp thời đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hợp tác thương mại nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh của mỗi bên.

Phía Việt Nam, sau khi hai nước ký Hiệp định thương mại năm 1991, Bộ thương mại đã ban hành Quy chế về hàng hóa của Lào quá cảnh sang lãnh thổ Việt Nam. Bắt đầu từ năm 1998, để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam từ Trung ương đến địa phương hợp tác buôn bán với Lào, tạo đều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường Lào và ngược lại, Chính phủ hai nước đã khuyến khích các doanh nghiệp của mình thực hiện quy chế hàng đổi hàng. Đồng thời, Việt Nam tiến hành giảm 50% thuế nhập khẩu đối với hàng hóa của Lào vào Việt Nam.

Về phía Lào, Chính phủ kêu gọi các doanh nghiệp của Lào tăng cường buôn bán hơn nữa với Việt Nam, coi việc buôn bán với Việt Nam là một phần nỗ lực nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào hàng hóa Thái Lan. Cũng trong năm 1998, để khuyến khích các doanh nghiệp Lào hợp tác bn bán với nhiều đối tác Việt Nam, Chính phủ Lào quyết định giảm ½ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa cùng chủng loại với hàng hóa Thái Lan mà có xuất xứ từ Việt Nam. Bên cạnh đó Nhà nước cũng quyết định miễn thuế cho các công ty của Lào đang làm ăn với các đối tác Việt Nam, đây là cơ hội giúp tăng cường sự cạnh tranh hàng hóa Việt Nam với hàng hóa Thái Lan trên thị trường Lào.

Trên có sở các Hiệp định đã được Chính phủ hai nước ký kết, Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã ban hành nhiều cơ chế chính sách ưu tiên, ưu đãi, tạo

điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, xã hội và nhân dân tham gia các hoạt động trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Tăng cương đầu tư xây dựng hồn thiện hệ thống giao thơng, mở rộng các cơ sở dịch vụ buôn bán, nhất là khu vực hai bên cửa khẩu. Nhờ đó, hoạt động thương mại giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào đã từng bước phát triển, cả chiều rộng và chiều sâu, góp phần quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của Sơn La và các tỉnh Bắc Lào.

Tháng 4 năm 1997, trong chuyến thăm và làm việc của đoàn Đại biểu huyện Mộc Châu (Sơn La) tại huyện Xiềng Khọ (Hủa Phăn), huyện Xiềng Khọ đã nhất trí cho Cửa hàng thương nghiệp Mộc Châu tiếp tục đưa hàng hóa sang bán phục vụ nhân dân các dân tộc Lào tại huyện Xiềng Khọ. Trên có sở phải bảo đảm các quy định của hai tỉnh và hai Nhà nước. Huyện Xiềng Khọ giao cho Phòng Thương nghiệp giúp đỡ về thủ tục và địa điểm kinh doanh, tạo mọi điều kiện kinh doanh để cửa hàng thương nghiệp Mộc Châu phục vụ ngày một tốt hơn, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Lào. Trên cơ sở hợp đồng kinh tế, hai huyện tạo mọi điều kiện để các thành phần kinh tế của huyện Mộc Châu sang huyện Xiềng Khọ đầu tư vật liệu xây dựng, sản xuất nông cụ, thu mua lâm sản, chế biến lương thực, thực phẩm; người đầu tư sản xuất phải tự tiêu thụ sản phẩm của mình. Huyện Mộc Châu giúp huyện Xiềng Khọ quy trình và áp dụng đưa giống mới vào sản xuất lương thực, thực phẩm, đồng thời cung cấp các loại giống cây lai có năng xuất cao cho Xiềng Khọ.

Hai huyện nhất trí tạo điều kiện để các đồn đại biểu nơng dân sang thăm quan, học tập và trao đổi kinh nghiệm về sản xuất hàng hóa ở hai huyện. Mộc Châu sẽ đầu tư xây dựng chợ biên giới tại cửa khẩu quốc gia Pa Háng, giúp việc trao đổi hàng hóa của nhân dân hai huyện được thuận lợi.

Đối với tỉnh Hủa Phăn, Luông Pha Băng quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực thương mại đã có những bước phát triển; kim ngạch trao đổi qua biên giới (cửa khẩu) năm sau cao hơn năm trước; riêng đối với tỉnh Hủa Phăn năm 1996, đạt 1.600 triệu đồng Việt Nam, 6 tháng đầu năm 1997 đạt 1000 triệu đồng Việt Nam.

Lưu lượng hàng hóa được trao đổi ngày càng lớn, dần dần thu hút các thành phần kinh tế cùng tham gia sản xuất kinh doanh. Quan hệ trao đổi hàng hóa truyền thống giữa nhân dân vùng biên giới hai nước được chính quyền hai tỉnh quan tâm. Việc đi lại mua sắm của nhân dân được thuận tiện, góp phần kích thích sản xuất hàng hóa khu vực biên giới phát triển, cải thiện một bước đời sống nhân dân. Các đối tượng tham gia kinh doanh đã chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp của hai nước; hai tỉnh đã tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại như: “chính sách mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế, bố trí các cơ quan, ban ngành chức năng tại khu vực cửa khẩu để giải quyết những thủ tục pháp lý các đối tượng tham gia kinh doanh buôn bán qua biên giới” [33, tr.60].

Các doanh nghiệp quốc doanh của Sơn La đã đưa hàng tiêu dùng sản xuất trong nước và các giống cây, con sang phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân tỉnh Hủa Phăn. Các hoạt động thăm quan trao đổi học tập kinh nghiệm về chuyển hướng sản xuất, mơ hình kinh tế, về phát triển nơng nghiệp và nơng thôn được đẩy mạnh. Sáu tháng đầu năm 1997, tỉnh Hủa Phăn đã cử 3 đoàn sang thăm và làm việc tại Sơn La. Việc nghiên cứu xây dựng chợ biên giới đã được khảo sát, nghiên cứu; riêng chợ Chiềng Khương đã được cung cấp kinh phí sửa chữa tu bổ để tạo điều kiện cho nhân dân hai huyện Sông Mã, Xiềng Khọ tham gia trao đổi mua bán.

Về công nghiệp và xây dựng cơ bản

Đầu năm 1986 mặc dù đời sống kinh tế - xã hội của nhân dân các dân tộc Sơn La cịn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng trong lĩnh vực ngoại giao Sơn La đã quan tâm nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác kinh tế, văn hóa với các tỉnh Bắc Lào; Sơn La tăng cường hợp tác với tỉnh Hủa Phăn; qua đó giúp Bạn sửa chữa hồn thành cơng trình thủy lợi hữu nghị Sơn La - Hủa Phăn. Tỉnh Sơn La đã giao cho huyện Sông Mã (Sơn La) chuyển nguyên vật liệu xây dựng ở hai trạm Huổi Mò, Huổi Phục (Lào) và nạo vét lòng mương theo cọc mốc của khảo sát thiết kế. Huyện Sơng Mã cũng có trách nhiệm tạo điều kiện giúp đỡ công trường về lương thực, thực phẩm… cho cán bộ cơng nhân đang xây dựng

cơng trình. Cơng trình thủy lợi hữu nghị Sơn La - Hủa Phăn, thơng qua phịng kỹ thuật của Sở thủy lợi duyệt với tổng số tiền là 4.161.085 đồng.

Từ ngày 01 đến 04.3.1989, đoàn đại biểu huyện Xiềng Khọ (Hủa Phăn) đã sang thăm chính thức hữu nghị huyện Sơng Mã (Sơn La). Theo văn bản ký kết hợp tác hữu nghị giữa hai bên đã cam kết chính sách mở cửa, hợp tác và phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại kể cả quốc doanh, tập thể và cá nhân; được thực hiện dưới các hình thức đầu tư hùn vốn và mở cơ sở sản xuất, dịch vụ trên cơ sở thỏa thuận bằng việc ký hợp đồng cụ thể giữa các ngành liên quan của đôi bên, tạo điều kiện thuận lợi để hai huyện giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội. Các đơn vị kinh tế của huyện Sơng Mã cịn giúp Xiềng Khọ về xây dựng cơ bản, phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… đạt kết quả tốt.

Về giao thông vận tải

Tỉnh Sơn La giúp bạn đại tu lại ca nô - phà Sốp Bau (Xiềng Khọ, Hủa Phăn). Bến phà Sốp Bâu đã phát huy tác dụng tốt trong mùa mưa, khi thị xã Sầm Nưa (Hủa Phăn - Lào) bị ngập nước cơ lập các đường đi Thanh Hóa, Lng Pha Băng, Viêng Chăn. Nhìn chung các đường bộ đều tắc, chỉ còn đường qua phà Sốp Bâu sang Sơn La. Sơn La đã khảo sát, thiết kế và thi cơng trọn gói cầu treo Nặm Sang (trung tâm thị xã Sầm Nưa), tổng trị giá 145 triệu đồng Việt Nam. Cơng trình đã hồn thành đạt chất lượng cao; khảo sát thiết kế đường lên xuống bến phà Sốp Bâu trị giá 15 triệu đồng Việt Nam, việc khảo sát thiết kế các cơng trình hồn thành vốn đầu tư xây dựng khoảng 800 triệu đồng Việt Nam.

Căn cứ vào văn bản ký kết của các cuộc hội đàm chính thức giữa hai đồn Đại biểu huyện Yên Châu (Sơn La) và huyện Xiềng Khọ (Hủa Phăn) ngày 15/2/1997 tại huyện Yên Châu; và 15/4/1997 tại huyện Xiềng Khọ; huyện Yên Châu đã sang hợp đồng thi công tu sửa, khai thông tuyến đường E4 - Nà Cài - Sốp San huyện Xiềng Khọ.

Về khoa học - công nghệ

Trong giai đoạn từ 1986 - 2000, hợp tác phát triển khoa học - công nghệ giữa tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào chưa được quan tâm và đầu tư

đúng mức, do tiềm lực về vốn và trình độ khoa học công nghệ của tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, nhất là trình độ, khả năng tiếp thu ứng dụng công nghệ các tỉnh bạn cịn gặp nhiều khó khăn, bất cập.

Tuy đây là lĩnh vực khá mới mẻ, q trình triển khai thực hiện gặp khơng ít khó khăn, nhất là đội ngũ cán bộ chuyên gia của các tỉnh bạn còn nhiều bất cập, nhưng với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào, cùng với sự nỗ lực, khắc phục những khó khăn của đội ngũ cán bộ, chuyên gia ngành khoa học công nghệ; tỉnh Sơn La đã tiến hành khảo sát, nghiên cứu tình hình thực tế, nắm bắt nhu cầu, khả năng hợp tác và tiến hành thực hiện một số dự án. Căn cứ thực trạng tình hình, nhất là hướng ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh bạn, các chương trình, dự án hợp tác về khoa học cơng nghệ giữa Sơn La và các tỉnh Bắc Lào chủ yếu tập trung vào lĩnh vưc nông nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi, nhất là việc chuyển giao công nghệ, các giống cây, con năng suất cao, các ứng dụng khoa học mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp...

Song song với việc triển khai các dự án, chuyển giao công nghệ, tỉnh Sơn La và các tỉnh Bắc Lào thường xuyên tổ chức cho các cơ quan khoa học, các doanh nghiệp, nhất là đội ngũ các cán bộ chuyên gia kỹ thuật các ngành, các địa phương qua lại nghiên cứu, khảo sát,trao đổi kinh nghiệm và ký kết các văn bản hợp tác về khoa học công nghệ, đào tạo chuyên gia, cung cấp thông tin, nắm bắt nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sang thị trường Lào theo sự chỉ đạo của hai bên.

Nhìn chung, việc triển khai các dự án, chuyển giao công nghệ bước đầu

Một phần của tài liệu Công tác đối ngoại của đảng bộ tỉnh sơn la với các tỉnh bắc lào (1986 2010) (Trang 38 - 63)