Các hình thức thực hiện dân chủ

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 27 - 31)

Dân chủ được thực hiện chủ yếu dưới hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

Dân chủ trực tiếp là hình thức thể hiện ý chí trực tiếp của chủ thể quyền lực về những vấn đề cơ bản, chính yếu của một tập thể, một cộng đồng. Cơ quan quản lý có trách nhiệm ghi nhận ý chí đó và bảo đảm đưa nó vào thực thi trong cuộc sống.

Nói cách khác, dân chủ trực tiếp được thực hiện bằng cách nhân dân trực tiếp bày tỏ chính kiến, trực tiếp tham gia quyết định những vấn đề chung của đất nước hoặc của địa phương. Ở quy mô quốc gia, dân chủ trực tiếp được thực hiện dưới hình thức trưng cầu dân ý để quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước, đặc biệt là những vấn đề mà hiến pháp chưa chế định, nhưng rất cần thiết và liên quan đến vận mệnh của đất nước, của nhân dân. Trưng cầu dân

ý là hình thức dân chủ trực tiếp có hiệu lực pháp lý cao nhất, cao hơn cả hiệu lực của hiến pháp. Ở quy mô địa phương, dân chủ trực tiếp thường được thực hiện ở cấp cơ sở như xã, phường, cơ quan, xí nghiệp, trường học.

Dưới góc độ pháp lý, dân chủ trực tiếp được thể hiện ở ba nhóm quyền năng cơ bản của nhân dân là: Các quyền năng thể hiện, xác lập ý chí trực tiếp của nhân dân đối với các vấn đề quốc gia, dân tộc (đưa ra các sáng kiến, thỉnh nguyện, trưng cầu ý dân…); các quyền năng đối với tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong khuôn khổ phạm vi được ủy quyền theo luật định (quyền lập ra bộ máy nhà nước; quyền giám sát các hoạt động của bộ máy nhà nước; quyền bãi miễn các đại biểu do nhân dân bầu vào cơ quan đại diện và quyền lực nhà nước…); các quyền năng của nhân dân trực tiếp giải quyết các công việc của cộng đồng mà khơng cần có sự can thiệp trực tiếp của cơng quyền.

Dân chủ trực tiếp có vị trí, vai trị và ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với tồn bộ đời sống dân chủ của đất nước được thể hiện trên những điểm chính sau đây:

- Bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân là phát huy cao độ mọi tiềm năng, trí tuệ của nhân dân trong quá trình xây dựng Nhà nước và xã hội, giải quyết những vấn đề lớn từ quốc kế dân sinh đến những việc của đời sống cộng đồng, dân cư. Thơng qua hình thức dân chủ trực tiếp, nhân dân có điều kiện tham gia ý kiến, có điều kiện để tập dượt, trưởng thành, trở thành người chủ đích thực. Một Nhà nước biết lắng nghe và học hỏi dân, biết bồi dưỡng và nâng cao đời sống của dân thì nhân dân khơng chỉ nói lên điều mình mong muốn mà còn gợi ý, kiến nghị và chỉ ra rằng Nhà nước cần phải hành động như thế nào, bằng phương pháp và công cụ nào để giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Thực tiễn của những năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ rằng, những sáng kiến đầy tâm huyết của nhân dân là một nguồn trí tuệ vơ cùng q giá góp phần to lớn hồn thiện những chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo ra những bước phát triển vững chắc của đất nước trên con đường phát triển và hội nhập.

- Dân chủ trực tiếp tạo nên cơ chế đối trọng, kiểm tra, giám sát đối với hình thức dân chủ đại diện, với bộ máy nhà nước, giảm bớt sự tuỳ tiện, lạm quyền, phát huy được tính tự giác, tích cực của mỗi thành viên trong một tập thể, một cộng đồng. Khắc phục thói quen trì trệ, ỷ lại, trơng chờ người khác. Phát huy truyền thống tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau, tăng cường sức mạnh đại đồn kết tồn dân vì mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ văn minh".

Dân chủ trực tiếp là hệ thống báo động nhạy cảm nhất, những thông tin phản hồi nhanh nhất về hiệu lực, hiệu quả của các đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Giúp cho Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm lại đường lối, chính sách của mình một cách nhanh nhất, kịp thời sửa chữa, bổ sung, khắc phục bệnh chủ quan duy ý chí, xa rời thực tế, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.

Thực tế, Hội nghị cơng nhân viên chức chính là diễn đàn thực hiện dân chủ trực tiếp của cán bộ, công nhân viên và đều được chú trọng tổ chức định kỳ ở 95% cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và 93% doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp sau cổ phần hoá đều đã tiến hành đại hội công nhân viên chức. Tại các Hội nghị công nhân viên chức, người lao động đã nhận thức được quyền làm chủ của mình khơng chỉ góp ý xây dựng cơ quan, đơn vị, mà còn chất vấn thủ trưởng về những vấn đề đang đặt ra ở cơ quan, đơn vị và yêu cầu làm rõ để tạo sự thống nhất về tư tưởng của cán bộ, công nhân viên.

Dân chủ đại diện là hình thức dân chủ mà theo đó, nhân dân thơng qua những đại biểu do mình bầu ra trong các cơ quan dân cử (như Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp) để bày tỏ chính kiến, tham gia quyết định những vấn đề chung của đất nước. Một trong những hình thức dân chủ đại diện khác là nhân dân lập nên những tổ chức ngoài nhà nước (đảng, hiệp hội...) để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và để tham gia vào các cơng việc của cộng đồng xã hội.

Dân chủ đại diện ở nước ta được thực hiện thông qua các chủ thể thực thi quyền lực trong hệ thống chính trị như các tổ chức Đảng, Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, các đồn thể nhân dân...Các hình thức dân chủ, dù trực tiếp hay gián tiếp, đều phải được luật hóa, được thực thi bởi hệ thống chính trị, trở thành những chuẩn mực văn hóa. Trong xã hội hiện đại, khi trình độ dân trí ngày càng cao, hình thức dân chủ trực tiếp sẽ trở nên ngày càng phổ biến và giữ vị trí nền tảng trong nền dân chủ hiện đại. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt dân chủ trực tiếp, người dân mới có ý thức, thói quen, trách nhiệm thực hiện dân chủ đại diện.

Dân chủ đại diện dù có ý nghĩa quan trọng đến mấy vẫn không thể khắc phục được những hạn chế của chế độ nhà nước với tính cách là chủ thể quyền lực được ủy quyền nhưng lại trực tiếp thực hiện quyền năng của người ủy quyền là nhân dân. Do vậy, trong một phạm vi, mức độ đáng kể nhân dân vẫn bị tách khỏi quyền lực nhà nước và không phải lúc nào những ủy quyền của nhân dân cũng được thực thi đúng. Vẫn có nguy cơ về căn bệnh tha hóa quyền lực, quan liêu hóa bộ máy nhà nước, sự cồng kềnh, kém hiệu quả của các thiết chế quyền lực, sự xuất hiện một bộ phận cán bộ đặc quyền, đặc lợi trong bộ máy nhà nước sẽ khó khắc phục nổi nến thiếu các nỗ lực của các lực lượng quần chúng nhân dân. Để khắc phục tình trạng đó cần phải có sự tham gia tích cực và chủ động của nhân dân với tư cách là chủ thể duy nhất và tối cao của quyền lực nhà nước - Đó chính là chế độ dân chủ trực tiếp.

Tuy nhiên, dân chủ trực tiếp mang tính quần chúng rộng rãi nhưng lại phụ thuộc vào trình độ nhận thức dân chủ của mọi người dân. Dân chủ đại diện bị hạn chế là nguyện vọng công dân không được phản ánh trực tiếp mà phải qua người đại diện. Do đó, cần phải sử dụng tốt cả hai hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện để phát huy tối đa hiệu quả của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 27 - 31)

w