Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do nghiên cứu sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 59 - 61)

nghiên cứu sáng tạo khoa học, văn học, nghệ thuật

Phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thơng tin đại chúng và các phương tiện vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đời

sống văn hóa - tinh thần của nhân dân. Chú trọng các vùng miền núi, biên giới, hải đảo và các vùng nông thơn có nhiều khó khăn.

Tăng nhanh số lượng các sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật, báo chí có chất lượng cao về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Tăng cường đầu tư cải tạo và xây dựng hệ thống các cơ sở văn hóa thơng tin từ trung ương đến địa phương được quy hoạch lại theo hướng hoạt động đa năng, gắn hoạt động văn hóa với du lịch, thể thao và vui chơi giải trí. Đẩy nhanh tiến dộ xây dựng các cơng trình văn hóa có tầm cỡ quốc gia ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và tại các trung tâm lớn của đất nước.

Từng bước hiện đại hóa các ngành phát thanh, truyền hình, điện ảnh, in, xuất bản. Nâng cao chất lượng các chương trình phát thanh và truyền hình, tăng cơng suất phát sóng truyền thanh, truyền hình, kể cả ra nước ngồi. “Đến hết năm 2000, sóng truyền hình đã phủ trên 85%, sóng phát thanh đã phủ 95% diện tích cả nước và đưa đến nhiều nơi trên thế giới” [29, tr.246]. Tiếp tục thực hiện chương trình quốc gia về văn hóa - thơng tin: bảo tồn, tơn tạo các di tích lịch sử và các di sản văn hóa dân tộc; phát triển điện ảnh Việt Nam; xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó chú trọng vấn đề gia đình văn hóa, làng bản văn hóa, nếp sống văn minh đơ thị. Mở rộng giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao với các dân tộc, nhất là với các nước trong khu vực. Tăng cường các biện pháp và phối hợp lực lượng của tồn xã hội, xây dựng mơi trường văn hóa lành mạnh, đấu tranh bền bỉ và mạnh mẽ nhằm ngăn chặn, loại trừ các văn hóa phẩm độc hại và các tệ nạn xã hội.

Đổi mới cơ chế quản lý theo hướng xã hội hóa các hoạt động văn hóa - thơng tin, đồng thời tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các chế độ chính sách phù hợp với đặc điểm của ngành (như trợ giá, đặt hàng, vốn, thuế đối với sản phẩm văn hóa; chế độ thu sự nghiệp văn hóa, chính sách huy động các nguồn vốn trong và ngồi nước...) nhằm bảo đảm sự nghiệp văn hóa - thơng tin phát triển nhanh trong quá trình đổi mới, giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa,

xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Có chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ những người lam cơng tác văn hóa, văn nghệ.

Bảo đảm tự do, dân chủ cho mọi sáng tạo văn hóa, văn học nghệ thuật, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy hiệu quả của lao động nghệ thuật. Văn nghệ sĩ nêu cao trách nhiệm trước nhân dân, phấn đấu có nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật cao, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, có tác dụng giáo dục, xây dựng con người. Chăm sóc đời sống văn nghệ sĩ, đãi ngộ thỏa đáng đối với những văn nghệ sĩ tài năng.

Hướng báo chí, xuất bản làm tốt chức năng tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phát hiện những nhân tố mới, cái hay, cái đẹp trong xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt, những điển hình tiên tiến, phê phán các hiện tượng tiêu cực, uốn nắn những nhận thức lệch lạc, đấu tranh với những quan điểm sai trái. Nâng cao tính chân thật, tính giáo dục và tính chiến đấu của thơng tin; khắc phục khuynh hướng “thương mại hóa” trong hoạt động báo chí, xuất bản. Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong việc xây dựng và bồi dưỡng các thành viên có lối sống văn hóa, làm cho gia đình thật sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 59 - 61)

w