THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở từ 1998 đến 2010
Xây dựng và hoàn thiện một bước cơ sở pháp lý cho quá trình dân chủ ở cơ sở
Năm 1998, trên cơ sở Chỉ thị số 30/CT-TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị, Nghị định số 29/NĐ-CP của Chính phủ về ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở, thường gọi là Nghị định về dân chủ ở cơ sở, ra đời. Năm 2003, Nghị định số 29/NĐ-CP được thay thế bởi Nghị định số 79/NĐ-CP, theo đó có nhiều cải cách các cơ quan dân cử và hệ thống bầu cử, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng và vai trị của các đồn thể nhân dân. Luật Bầu cử Hội đồng nhân dân năm 2003, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2003 và các chính sách mới của Đảng về việc cơng khai tài sản đảng viên, v.v. được lần lượt ban hành.
Từ ngày 1/7/2007, Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có hiệu lực trở thành cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho quá trình dân chủ ở cơ sở.
Những văn bản pháp lý trên đã tạo ra không gian và môi trường pháp lý mới cho sự tham gia của nhân dân ở cơ sở. Khuôn khổ pháp lý về dân chủ ở cơ sở ở nước ta được hình thành và hồn thiện là kết quả của những thảo luận trong Đảng sau khi xảy ra các điểm nóng chính trị - xã hội ở nơng thơn những năm trước đó và ở mức độ nhất định cũng có những u cầu cấp thiết từ phía xã hội.
Tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức và thực hành dân chủ của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở cơ sở
Quy chế dân chủ ở cơ sở, trước hết, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức của nhân dân về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong cộng