Cơng tác xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 62 - 66)

Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, Đảng ta đã đề ra nhiều chủ trương, đường lối để lãnh đạo tồn dân tiến hành cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn với phát triển kinh tế tri thức. Để thực hiện được chiến lược

phát triển đó, trước hết, Đảng và Nhà nước ta phải giải quyết nhiều vấn đề xã hội đang nổi cộm, đặc biệt là tình trạng đói nghèo.

Để cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo đạt hiệu quả, cần có những tác động trực tiếp của nhiều chính sách kinh tế và xã hội. Song những chính sách quan trọng đó chỉ có thể được thực hiện và phát huy tác dụng thông qua một thể chế chính trị vững mạnh, có khả năng chống quan liêu, tham nhũng hiệu quả.

Quan liêu, tham nhũng phát sinh từ chính những sơ hở, yếu kém trong hoạt động quản lý Nhà nước, từ sự thiếu vắng vai trò kiểm tra, giám sát của dân đối với Nhà nước mà cụ thể là đối với những tổ chức và cá nhân nắm giữ chức quyền. Người có chức quyền do dân ủy thác mà rơi vào quan liêu, tham nhũng thì khơng chỉ xa dân và vơ trách nhiệm với dân mà cịn thối hóa biến chất, về tư cách và đạo đức của người vốn vẫn được coi là “công bộc của dân”. Quan liêu, tham nhũng còn gây tổn hại trực tiếp tới lợi ích của dân nghèo, làm cho chính sách xóa đói, giảm nghèo hoặc khơng thực hiện được, hoặc hạn chế phần lớn tác dụng và hiệu quả. Rõ ràng là quan liêu, tham nhũng đang trở thành một lực lượng phản dân chủ và đối lập với dân chủ.

Xóa đói, giảm nghèo khơng chỉ là nhiệm vụ thuần túy kinh tế - xã hội, mà cịn là vấn đề có ý nghĩa chính trị. Những năm gần đây, xóa đói, giảm nghèo đã trở thành một chương trình quốc gia trọng điểm, nhận được sự đầu tư lớn của Nhà nước, của các tổ chức xã hội và cá nhân, kể cả sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế thông qua các dự án phát triển, trong đó có nhiều chương trình, dự án về xóa đói, giảm nghèo cho nơng dân. Những đầu tư tiền của vật chất đó chỉ có thể đến được với người dân, giúp họ vượt qua đói nghèo, lạc hậu nếu người dân có được quyền làm chủ, được tham gia quản lý và giám sát hoạt động của chính quyền cơ sở, để hàng nghìn tỷ đồng đầu tư khơng bị sử dụng lãng phí, bị thất thốt và chiếm đoạt bởi nạn quan liêu, tham nhũng.

Thực tế cho thấy, trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo, hiệu quả và tác dụng của chủ trương, chính sách chỉ thực sự nổi bật, đạt hiệu quả cao ở những

nơi mà quyền dân chủ của dân được phát huy, tổ chức chính quyền trong sạch, vững mạnh, cán bộ tận tụy, có trách nhiệm với dân và giữ được sự liêm khiết. Trái lại, ở đâu quyền dân chủ bị vi phạm, thơng tin bị bưng bít, dân khơng được tham gia kiểm tra, giám sát cơng việc của chính quyền và những hành vi của người có chức quyền, ở đó thường bị thất thốt tiền của, đời sống của các hộ nghèo không được cải thiện và những đầu tư nhằm xóa đói, giảm nghèo cho dân bị những kẻ thối hóa bịn rút, chiếm đoạt và làm giàu bất chính. Do đó, chỉ có thực sự dựa vào dân, thực hành dân chủ rộng rãi, làm cho dân tích cực tham gia vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng từ cơ sở, mới tạo ra được môi trường và cơ sở xã hội cho sự phát triển tiến bộ, mà trước hết là làm cho tiền của, công sức của Nhà nước, của nhân dân nhằm mục tiêu xóa đói, giảm nghèo hướng trực tiếp vào dân sinh, phục vụ dân và phát triển sức dân. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng chỉ rõ “dựa vào dân, đem tài dân, sức dân để làm lợi cho dân, để mưu cầu hạnh phúc cho dân”, đó là cách làm tốt nhất để xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới. Một trong những mục tiêu cơ bản của đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng là bịt kín những kẽ hở, những lỗ thủng gây ra nghèo đói và bất cơng trong xã hội. Quy chế dân chủ ở cơ sở chính là nền tảng pháp lý chính trị, là cơng cụ và phương tiện thiết thực trao cho dân để họ tự thực thi quyền dân chủ chính trị và kinh tế của mình với tư cách là người chủ. Quy chế dân chủ ở cơ sở xác định những quyền của dân, gồm quyền được biết, được bàn bạc, được thảo luận và được góp ý kiến, đề xuất và kiến nghị với chính quyền để chính quyền quyết định và phải chịu trách nhiệm trước dân. Đó cịn là quyền được kiểm tra, giám sát các cơng việc của chính quyền và hành vi của những người có chức quyền. Do đó, dân khơng chỉ được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình mà cịn được tạo điều kiện để trực tiếp tham gia xây dựng chính quyền và thực hiện những chương trình, kế hoạch, dự án phục vụ cho lợi ích của chính người dân.

Thực thi Quy chế dân chủ ở cơ sở đảm bảo cho người dân làm chủ trong sản xuất kinh doanh, được tiếp cận với thông tin, được vay vốn để mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất nhằm tự tạo việc làm, thu hút lao động, được quyền tự quản và tham gia quản lý. Nhờ huy động được mọi năng lực sản xuất với phương châm “xóa đói là tiền đề, giảm nghèo là trọng tâm và then chốt, tăng giàu là bộ phận trong phát triển”, hiện nay số hộ giàu ở nơng thơn đã tăng lên đáng kể. Xóa đói, giảm nghèo đã thực sự trở thành một phong trào xã hội sâu rộng, được triển khai thực hiện tới tận cơ sở. Nhờ vậy, mọi nguồn lực được huy động, trong đó đầu tư kinh phí của Nhà nước lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, các tổ chức, đồn thể xã hội thường xuyên mở những cuộc vận động quyên góp tiền của, lập các quỹ xóa đói, giảm nghèo, tạo ra một phong trào xã hội mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, thể hiện đậm nét sự liên kết cộng đồng. Phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” nhìn từ góc độ huy động các nguồn lực cho phát triển, thể hiện sự kết hợp giữa trách nhiệm của Nhà nước với cộng đồng, chia sẻ nghĩa vụ cùng với Nhà nước của nhân dân.

Phong trào mọi người thi đua, mọi nhà thi đua làm kinh tế giỏi, đoàn kết, đồng thuận để phát triển, tổ chức mạnh, cán bộ tốt đang được hình thành với sự thúc đẩy của dân chủ ở cơ sở. Nó thể hiện ở mục tiêu và phương châm “xã hội có dự án, dân có việc làm”; “bảo đảm dân chủ và công bằng trong sản xuất, kinh doanh, phân phối, thụ hưởng lợi ích”. Nhờ tác động của Quy chế dân chủ ở cơ sở, cơng tác xóa đói, giảm nghèo của nước ta trong những năm gần đây đã mang lại những kết quả thiết thực và vững chắc.

Thực hiện dân chủ ở cơ sở cịn tạo điều kiện cho nơng dân được thảo luận, bình xét, đánh giá cơng khai hiện trạng và mức đói nghèo, đảm bảo dân chủ, cơng bằng trong việc xét cho vay vốn ưu đãi để phát triển sản xuất, trong việc xét hưởng trợ cấp, phúc lợi xã hội, tham gia vào dự án, tạo việc làm, hưởng bảo hiểm y tế, miễn phí giáo dục và đào tạo giành cho người nghèo.

Những thắc mắc, kiến nghị của dân được tập hợp để thông báo công khai, trả lời trực tiếp đã góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề từng gây bức xúc trong dân, thỏa mãn được yêu cầu chính đáng của dân. Nhờ vậy, nhiều vụ tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhiều khúc mắc giữa người dân với nhau, giữa người dân với chính quyền đã được giải quyết ổn thỏa từ cơ sở, tạo ra bầu khơng khí cởi mở, hiểu biết lẫn nhau trong cộng đồng dân cư, cải thiện quan hệ giữa dân với chính quyền cơ sở, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội, giảm đáng kể số vụ khiếu kiện vượt cấp kéo dài. Thông qua thực thi Quy chế dân chủ ở cơ sở, tình trạng phản ứng quyết liệt từ phía người dân, tình trạng xung đột căng thẳng từng gây ra những “điểm nóng” ở một số địa phương trước đây đã dần được khắc phục. Những tác động tích cực đó đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp rất quan trọng cho thành cơng của cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo trong những năm qua ở Việt Nam.

Tóm lại, để tiếp tục thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tránh những biểu hiện của “chủ nghĩa hình thức”, địi hỏi tất cả các cấp, các ngành, các địa phương trong cả nước phải xây dựng được những quy định cụ thể, phù hợp với đặc điểm và tình hình của từng đơn vị, từng địa phương, làm cho dân chủ ngày càng đi vào cuộc sống, phát huy được tác dụng. Đồng thời, phải thường xuyên tổng kết thực tiễn, rút kinh nghiệm, đề ra những giải pháp để đường lối, chủ trương của Đảng trong cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo được thực thi một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w