Điều kiện để dân chủ được thực hiện

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 31 - 33)

Dân chủ ít hay nhiều phụ thuộc vào sự tham gia của nhân dân vào cơng việc của nhà nước ít hay nhiều. Để nhân dân tham gia vào công việc của nhà nước - nghĩa là để dân chủ được thực thi trên thực tế - cần có hai điều kiện: Một là, nhà nước đó phải là một nhà nước “mở” đối với sự tham gia của nhân dân. Hai là, nhân dân phải đủ năng lực để tham gia, nghĩa là phải có các điều kiện về kinh tế, văn hóa, văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật... để thực hiện vai trị làm chủ của mình. Theo C.Mác, khơng có những điều kiện này thì nền dân chủ khơng có cơ sở hiện thực và dù có gắn từ “nhà nước” với từ “nhân dân” đến hàng ngàn lần, vấn đề cũng sẽ khơng tiến lên được chút nào. Do vậy, q trình thực thi dân chủ phải gắn chặt với việc đổi mới hệ thống chính trị mà trung tâm của nó là nhà nước.

Nâng cao dân trí, trình độ văn hóa, ý thức dân chủ và thói quen sinh hoạt dân chủ của nhân dân; đào tạo và giáo dục đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, thừa hành thực hiện dân chủ của nhân dân; xây dựng và hoàn thiện các thể chế dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện ...là những nhiệm vụ cơ bản trong công cuộc xây dựng chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Xây dựng một chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa trong điều kiện một đảng cầm quyền địi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ giữa dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp ở các cấp, từ Trung ương đến cơ sở. Vai trị của các hình thức dân chủ ở từng cấp rất khác nhau. Ở cấp Trung ương (tồn quốc), người dân khơng có điều kiện để thường xun tham gia vào công việc của nhà nước, do đó hình thức dân chủ đại diện là khả thi và rất quan trọng. Trong khi đó, ở cơ sở, người dân lại có thể trực tiếp thực hiện các hình thức tự quản cộng đồng, trực tiếp quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích của bản thân. Thơng qua cả hình thức dân chủ trực tiếp (đóng góp ý kiến trực tiếp của cá nhân từng cơng dân) và hình thức dân chủ gián tiếp (đóng góp ý kiến thơng qua các đồn thể quần chúng và các tổ chức chính trị - xã hội và nghề nghiệp

ở cơ sở), trong đó dân chủ trực tiếp là chủ yếu, người dân ở cơ sở có thể tham gia, đóng góp vào hoạt động quản lý nhà nước để hoạt động quản lý nhà nước thực sự phản ánh ý chí, nguyện vọng và phục vụ lợi ích của nhân dân.

Muốn có dân chủ ở cơ sở, người dân phải được biết mọi việc. Điều này chúng ta làm khá tốt do có những phương tiện thơng tin đại chúng ngày càng phong phú và hiện đại... Song đó mới chỉ là một chiều: từ trên xuống, từ ngoài vào. Để người dân làm chủ thực sự còn đòi hỏi một chiều khác quan trọng hơn, đó là sự “tự thân”, “tự chủ”, “tự giác” bên trong của mỗi người dân. Vậy làm thế nào, bằng cơ chế nào để người dân không “thụ động” mà chủ động, tự giác, tự tin, hiểu... Có thể nói, đây là vấn đề cần phải làm tốt hơn nữa. Chúng ta còn ngại nêu ra với dân những mặt trái, những vấn đề nhức nhối của xã hội. Sự hiểu biết phiến diện và chưa đầy đủ này đã làm cho “dân là chủ và dân làm chủ” bị thiếu hụt, do chưa “hội đủ” những tiền đề, thậm chí là tiền đề rất quan trọng. Do đó, để có dân chủ hơn ở cơ sở thì dân phải được bàn. Bàn để đào sâu và củng cố cái “biết”.

Đã nói đến “bàn” là nói đến việc phát huy “nội lực”. Để “bàn” vấn đề nào đó cho thơng suốt thì phải có chương trình, lập kế hoạch với sự chuẩn bị chu đáo của người chủ trì. Người được bàn (dân) phải biết trước chương trình, kế hoạch đó. Để “bàn” một cách sáng tạo, người bàn (dân) phải được “hội tụ” những điều kiện cần và đủ. Việc bàn của dân hiện nay có lúc, có việc thiếu những điều nêu trên nên thường rơi vào tình trạng thụ động và hình thức. Như vậy, dân “bàn” là một khâu quan trọng, cốt lõi của vấn đề “dân là chủ và dân làm chủ”.

Từ nhận thức về dân chủ đến thực hiện dân chủ là bước chuyển quan trọng, xác định quyền làm chủ thực sự của người dân. “Làm” là thước đo đích thực của dân chủ. Nó thể hiện trình độ nhận thức về dân chủ và hiệu quả thực tế của dân chủ. Tuy nhiên, để phát huy được tính sáng tạo trong “làm”, phải thiết kế cơ chế đúng và thực hiện thông qua luật pháp.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 31 - 33)

w