Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 35 - 41)

Đảng ta chủ trương thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Trong đó, kinh tế nhà nước phát huy vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Thực hiện tốt chủ trương cổ phần hóa và đa dạng hóa sở hữu đối với những doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm 100% vốn. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo động lực phát triển và nâng cao hiệu quả.

Trong chính sách phát triển các thành phần kinh tế, Đảng chủ trương phát triển các hình thức tổ chức kinh doanh đan xen, hỗn hợp nhiều hình thức sở hữu, giữa các thành phần kinh tế với nhau, giữa trong nước và ngồi nước; phát triển hình thức tổ chức kinh tế cổ phần nhằm huy động và sử dụng rộng rãi vốn đầu tư xã hội; nhân rộng mơ hình hợp tác, liên kết công nghiệp và nông nghiệp, doanh nghiệp nhà nước và kinh tế hộ nông thôn; phát triển các loại hình trang trại với quy mơ phù hợp trên từng địa bàn.

Để lãnh đạo thực hiện dân chủ trong chính sách kinh tế nhiều thành phần và nhiều hình thức sở hữu, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của

Đảng cho rằng, phải đổi mới khung pháp lý, tháo gỡ mọi trở ngại về cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính để huy động tối đa mọi nguồn lực, tạo sức bật mới cho phát triển sản xuất, kinh doanh của mọi thành phần kinh tế với các hình thức sở hữu khác nhau. Mọi doanh nghiệp, mọi công dân được đầu tư kinh doanh theo các hình thức do luật quy định và được pháp luật bảo vệ. Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hoặc đan xen hỗn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa; từng bước hình thành tập đồn kinh tế mạnh.

Đổi mới và phát triển kinh tế nhà nước vì kinh tế nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế; tập trung đầu tư cho kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và một số cơ sở công nghiệp quan trọng. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế; đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế và chấp hành pháp luật.

Phát triển kinh tế tập thể với các hình thức hợp tác đa dạng. Chuyển đổi hợp tác xã cũ theo Luật Hợp tác xã đạt hiệu quả thiết thực. Phát triển hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành để sản xuất hoặc kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh phù hợp q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong nơng nghiệp, trên cơ sở phát huy tính tự chủ của hộ gia đình, chú trọng phát triển các hình thức hợp tác và hợp tác xã cung cấp dịch vụ, vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho kinh tế hộ gia đình và trang trại. Mở rộng các hình thức kinh tế hỗn hợp, liên kết, liên doanh giữa hợp tác xã với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Nhà nước giúp hợp tác xã đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kỹ thuật và quản lý, mở rộng thị trường, ứng dụng công nghệ mới, phát triển vốn tập thể, giải quyết nợ tồn đọng của hợp tác xã cũ.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ cả ở nơng thơn và thành thị có vị trí quan trọng lâu dài được Nhà nước tạo điều kiện và giúp đỡ để phát triển; khuyến khích các hình thức hợp tác tự nguyện, làm vệ tinh cho các doanh nghiệp hoặc phát triển lớn hơn.

Kinh tế tư bản tư nhân được khuyến khích phát triển khơng hạn chế về quy mô trong những ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn mà pháp luật khơng cấm; khuyến khích hợp tác, liên doanh với nhau và với doanh nghiệp nhà nước, chuyển thành doanh nghiệp cổ phần và bán cổ phần cho người lao động.

Kinh tế tư bản nhà nước dưới các hình thức liên doanh, liên kết giữa kinh tế nhà nước với kinh tế tư nhân trong và ngoài nước ngày càng phát triển đa dạng.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi là một bộ phận của nền kinh tế Việt Nam, được khuyến khích phát triển, hướng mạnh vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu, hàng hóa và dịch vụ có cơng nghệ cao, xây dựng kết cấu hạ tầng.

Từ năm 1998 đến nay, nhiều đạo luật về kinh tế, xã hội được ban hành đã thể chế, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, hình thành về cơ bản khuôn khổ pháp lý cho nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành trong cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế quản lý kinh tế, hệ thống luật pháp, cơ chế chính sách được đồng bộ hóa và hồn thiện dần, đang phát huy tích cực trong quản lý kinh tế và trong đời sống xã hội.

Trong quá trình triển khai thực hiện các Luật, Pháp lệnh, các Chỉ thị, Nghị quyết... đã kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung mới phù hợp với tiến trình phát triển, tạo ra mơi trường vĩ mô thuận lợi để thu hút các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.

Thị trường hàng hóa, dịch vụ; thị trường vốn, tiền tệ; thị trường bất động sản... đang được hình thành với những cơ chế chính sách quản lý phù

hợp đã tạo thêm động lực cho sự phát triển, khơi dậy tính năng động của nền kinh tế.

Đảng ta chủ trương trong giai đoạn 2001 - 2005 tập trung sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật, đổi mới cơng tác chỉ đạo thực hiện để bảo đảm các thành phần kinh tế đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh, thực sự là bộ phận cấu thành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tập thể. Hồn thành q trình chuyển đổi các hợp tác xã cũ, đồng thời nghiên cứu bổ sung Luật Hợp tác xã cho phù hợp với tình hình mới. Phát triển các loại hình hợp tác xã bao gồm các thể nhân và pháp nhân. Khuyến khích hình thức liên doanh, liên kết giữa hợp tác xã với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho hợp tác xã.

Kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư nhân được khuyến khích phát triển mạnh. Thực hiện quyền tự do kinh doanh theo pháp luật của mỗi công dân nhằm phát huy tối đa nội lực, phát triển lực lượng sản xuất. Sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật nhằm bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội cho mọi tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế. Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử, bảo đảm cơ hội và khả năng lựa chọn bình đẳng của các thành phần kinh tế trong tiếp cận về vốn, đất đai, lao động, công nghệ, trong sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu. Tiếp tục phát huy những tác động tích cực của Luật Doanh nghiệp, tiến tới xây dựng một luật áp dụng thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau thuộc các thành phần kinh tế. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ, kinh tế trang trại.

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngồi và người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư vào nước ta, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm công nghệ cao. Từng bước thống nhất khung luật pháp, chính sách và điều kiện kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi.

Tạo ra khn khổ pháp lý nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngồi để phát huy lợi thế so sánh của đất nước.

Đồng thời, cũng cần phải xúc tiến việc hình thành đồng bộ các loại thị trường đi đôi với việc tạo lập khung pháp luật bảo đảm sự quản lý và giám sát của Nhà nước. Coi trọng công tác tiếp thị và tổ chức thị trường. Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng, tự chủ và tự chịu trách nhiệm kinh doanh; giảm đến mức tối đa sự can thiệp hành chính của các cơ quan nhà nước vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện nguyên tắc công khai, minh bạch trong kinh doanh. Thực hiện nghiêm túc Luật Doanh nghiệp; sửa đổi, bổ sung Luật phá sản doanh nghiệp; chống đặc quyền và lũng đoạn thị trường, ban hành Luật Cạnh tranh và Kiểm soát độc quyền trong kinh doanh phù hợp với những điều kiện thực tế của Việt Nam.

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo nghề, hoạt động dịch vụ giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động. Có chính sách thích hợp thu hút nhân tài và lao động có trình độ chun mơn cao ở trong nước và ngoài nước. Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động phản ánh những thực tế đã thay đổi, bảo vệ lợi ích hợp lý của người lao động, đồng thời khuyến khích người sử dụng lao động tạo thêm việc làm, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dịch chuyển lao động, tìm việc làm trong nước và ngoài nước. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, nhất là lao động có đào tạo. Thu hút mọi nguồn lực để phát triển mạnh mẽ và hiện đại hóa hệ thống đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu của thị trường và sự phát triển khoa học, công nghệ. Cải cách hệ thống bảo hiểm xã hội, tạo sự bình đẳng về cơ hội được bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong các thành phần kinh tế; giải quyết thỏa đáng quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động.

Phát triển thị trường bất động sản, trong đó có thị trường quyền sử dụng đất, tạo điều kiện thuận lợi để chuyển quyền sử dụng đất; mở rộng cơ

hội cho các công dân và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được dễ dàng có đất và sử dụng đất lâu dài cho sản xuất kinh doanh. Tính đủ giá trị của đất, sử dụng có hiệu quả quỹ đất của các doanh nghiệp nhà nước, cơ quan nhà nước và lực lượng vũ trang, ngăn chặn sử dụng đất lãng phí, kém hiệu quả. Hồn thành dứt điểm việc đăng ký và cấp giấy phép chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà trên toàn quốc, trước hết là ở các đô thị. Tạo điều kiện thuận lợi cho q trình tích tụ và tập trung đất canh tác trong một số vùng có điều kiện. Sửa đổi các quy định về việc chuyển quyền sử dụng đất và sở hữu nhà, thúc đẩy quá trình bán nhà ở của Nhà nước tại các đơ thị, mở rộng các hình thức kinh doanh bất động sản. Giải quyết dứt điểm các tranh chấp về quyền sử dụng đất canh tác, đất thổ cư và nhà ở cịn tồn đọng. Có chính sách xử lý đất canh tác và việc làm cho nông dân.

Từ năm 2001 đến 2006, cơ cấu thành phần kinh tế vẫn tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và đan xen nhiều hình thức sở hữu.

Khu vực kinh tế nhà nước đang được tổ chức lại, đổi mới và chiếm 38,4% GDP vào năm 2005, chi phối nhiều ngành kinh tế then chốt và tập trung hơn vào những lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, chiếm 45,7% GDP, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội, nhất là giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhân dân; trong đó, kinh tế hợp tác và hợp tác xã phát triển khá đa dạng (đóng góp 6,8% GDP). Kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chiếm 15,9% GDP, là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thương quốc tế [30, tr.146].

Thực hiện chính sách ưu đãi hoặc hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn đối với một số ngành, sản phẩm thiết yếu, một số mục tiêu, địa bàn, doanh nghiệp nhỏ và vừa, không phân biệt thành phần kinh tế và phù hợp với các cam kết

quốc tế của nước ta. Thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư và các luật mới được ban hành, thấu suốt quan điểm đổi mới, bảo đảm thật sự bình đẳng và tạo thêm thuận lợi đối với mọi loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh và đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngồi nước.

Tiếp tục đổi mới chính sách để khuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh các loại hình kinh tế tập thể với những hình thức hợp tác đa dạng, tự nguyện, đáp ứng nhu cầu của các thành viên, phù hợp với trình độ phát triển của các ngành, nghề, trên các địa bàn. Xây dựng mơ hình hợp tác xã kiểu mới trên cơ sở tổng kết các đơn vị làm tốt để tăng sức hấp dẫn, tạo động lực cho kinh tế tập thể, nhất là đối với nông nghiệp, tiểu, thủ cơng nghiệp. Đa dạng hóa hình thức sở hữu trong kinh tế tập thể (có sở hữu pháp nhân, thể nhân). Phát triển các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác xã và các hình thức liên hiệp hợp tác xã.

Có cơ chế để hợp tác xã phát huy quyền sử dụng tư liệu sản xuất chung tại cơ sở; tách bạch giữa quyền này với quyền sở hữu của các xã viên. Khuyến khích huy động cổ phần và nguồn vốn góp của xã viên để không ngừng tăng thêm vốn đầu tư phát triển hợp tác xã. Khuyến khích tăng tài sản và quỹ khơng chia của hợp tác xã. Giải thể hoặc chuyển các hợp tác xã chỉ cịn là hình thức sang các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy định của pháp luật.

Như vậy, việc chuyển đổi cơ cấu và cơ chế quản lý kinh tế, phương thức phân phối, việc xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống luật, nhất là luật kinh tế, đã làm cho người lao động từ chỗ chưa biết làm chủ, sang địa vị người làm chủ xã hội và làm chủ bản thân một cách thực sự. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự sáng tạo của Đảng ta trên vấn đề dân chủ ở cơ sở.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 35 - 41)

w