Thực hiện chế độ dân là chủ

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 56 - 59)

Dân chủ ở cơ sở diễn ra theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Đây chưa phải là toàn bộ vấn đề dân chủ mà chỉ là quy trình thực hiện dân chủ được diễn đạt cơ đọng, súc tích, dễ hiểu, dễ nhớ với sự sắp xếp hợp lý. Quy trình “biết - bàn - làm - kiểm tra” là quy trình từ nhận thức đến hành động, qua kiểm tra đánh giá lại kết quả hành động rồi tiếp tục nhận thức và hành động với kết quả cao hơn. Đó cũng là quy trình lãnh đạo, quản lý của chế độ do nhân dân làm chủ từ khâu thu thập thơng tin, hình thành chủ trương, chính sách, đến thực hiện chủ trương, chính sách, kiểm tra, rồi thu thập thông tin mới cho hoạt động quản lý.

Từng khâu “biết, bàn, làm, kiểm tra” đều ở trong mối quan hệ với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và những cán bộ chịu trách nhiệm với những chính sách đó.

Chính vì dân chủ là “dân là chủ” và “dân làm chủ” mà mọi vấn đề của đất nước, của địa phương, cơ sở có liên quan đến vận mệnh, lợi ích của dân, họ đều phải được biết, được bàn, được làm, được kiểm tra. Mọi công việc (trong sự nghiệp xây dựng chính quyền, phát triển kinh tế, văn hố, giải quyết các vấn đề xã hội..) phải được tiến hành theo quy trình “biết - bàn - làm - kiểm tra” ấy:

Thứ nhất, để dân được làm chủ từ cơ sở, dân phải được quyền biết mọi

việc. Trách nhiệm của Đảng, chính quyền, đồn thể là phải làm cho dân biết: “phải tìm mọi cách giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng: Việc đó là lợi ích cho họ và nhiệm vụ của họ, họ phải hăng hái làm cho kỳ được” [47, tr.698]. Phải làm sao để bản thân họ có ý thức, tự chủ, tự giác, chủ động phát huy nội lực. “Biết” ở đây khơng phải là tồn bộ vấn đề dân trí. Bản chất của nó là quyền được thơng tin một cách trung thực. “Biết” khơng chỉ là quyền mà cịn là nghĩa vụ phải biết để bàn, làm, kiểm tra. Vì vậy, Đảng, chính quyền phải hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của dân, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích và trách

nhiệm, quyền hạn và bổn phận. Xuất phát từ lợi ích, coi lợi ích là động lực trực tiếp thúc đẩy mọi hành động chính trị của quần chúng. Cán bộ, đảng viên phải thuyết phục dân bằng tuyên truyền, vận động và bằng chính hành động của mình để dân hiểu rằng mình ln đặt lợi ích dân chúng lên trên hết, trước hết và việc gì có lợi cho dân, thì phải làm cho kỳ được.Việc gì hại cho dân, thì phải hết sức tránh.

“Dân biết” đặt ra yêu cầu mở rộng phạm vi công khai của hoạt động nhà nước. Hoạt động cơng khai của bộ máy nhà nước có thể thơng qua nhiều hình thức, nhất là thơng qua hệ thống truyền thông đại chúng để nhận biết được việc làm của Nhà nước:

- Thơng báo tình hình kinh tế - xã hội.

- Công bố công khai nghị quyết của các cơ quan dân cử, quyết định của các cơ quan hành chính các cấp.

- Xét xử cơng khai…

“Dân biết” đặt ra yêu cầu nâng cao dân trí. Muốn sử dụng quyền được thơng tin có hiệu quả nhằm góp phần quyết định chủ trương chính sách của Nhà nước địi hỏi phải nâng cao dân trí, văn hố dân chủ, văn hố pháp lý để nhân dân khơng những bình đẳng tiếp nhận được thơng tin mà cịn làm chủ được thơng tin và sử dụng đúng quyền được thông tin.

Thứ hai, khi dân đã được biết, được hiểu thì phải tạo điều kiện cho dân

được bàn. Bàn là dể phát huy nội lực. Bàn là một khâu quan trọng, cốt lõi của vấn đề “dân là chủ” ở cơ sở. Để khuyến khích dân bàn, người lãnh đạo, người quản lý phải biết khơi dậy và lắng nghe ý kiến của dân. Bàn bao gồm bàn để tham gia, bàn để quyết định, bàn để thực hiện. Do đó: “bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương” [47, tr.698-699]. Nguyện vọng thiết tha của dân là: muốn được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến. Họ là những người có phẩm chất rất tốt, họ rất khôn khéo, họ lại biết rất nhiều điều

mà chúng ta khơng biết. Vì thế, bản chất chế độ dân chủ của ta là phải được thể hiện qua việc đảm bảo tự do tư tưởng. Đối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý và từ đó họ sẽ tự do phục tùng chân lý. Để tránh dân chủ hình thức, cần chú ý tạo điều kiện để dân được bàn ngay từ đầu, khi “quyết định” đang còn ở giai đoạn dự thảo. Dân phải được bàn bạc, quyết định những cơng việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của nhân dân như các chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định, thủ tục của Nhà nước và chính quyền địa phương về các kế hoạch, quy hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và cơ sở…

Thứ ba, dân làm là thước đo đích thực của dân chủ. Nó thể hiện trình

độ nhận thức về dân chủ và hiệu quả thực tế của dân chủ. Để phát huy tính sáng tạo trong khâu dân làm phải có cơ chế đúng và thực hiện bằng luật pháp. Vì thế, sau khi dân được biết, được hiểu, được bàn bạc xây dựng kế hoạch của địa phương, cơ sở mình, họ sẽ dùng chính sức lao động của họ vào những việc làm cụ thể một cách tự giác. Lúc này nhiệm vụ của cán bộ lãnh đạo là động viên và tổ chức toàn dân ra thi hành. Trong lúc thi hành phải theo dõi, giúp đỡ, đôn đốc, khuyến khích dân, phải biết đem tài dân, sức dân, của dân mà làm lợi cho dân. Phải tổ chức những phong trào thi đua, những hoạt động thiết thực để “dân làm” đạt hiệu quả cao, phục vụ lợi ích của người dân.

Thứ tư, khi ban hành xong phải cùng với dân kiểm thảo lại cơng việc,

rút kinh nghiệm, phê bình, khen thưởng. Đây là công đoạn cuối cùng, là vấn đề bản chất và cũng là vấn đề khó nhất của quy trình thực hiện quyền làm chủ của nhân dân ở mỗi tổ chức, đơn vị cơ sở theo yêu cầu dân chủ. Việc kiểm tra rút kinh nghiệm là vô cùng quan trọng và cần thiết giúp chúng ta tiếp tục thực hiện tốt những nhiệm vụ khác. Dân kiểm tra cán bộ, cán bộ kiểm tra dân, dân và cán bộ cùng kiểm tra mọi hoạt động. Lề lối làm việc phải dân chủ, cấp trên phải thường xuyên kiểm tra cấp dưới, cấp dưới phải phê bình cấp trên, nhất là phê bình từ dưới lên. Kiểm tra chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện một cách

khách quan và kín đáo. Thanh tra chỉ có hiệu lực nếu được thực hiện một cách đột xuất và bất ngờ. Dân kiểm tra là một nội dung trong quyền dân chủ của nhân dân nhằm xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, trong sạch; bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Việc đấu tranh chống tham ơ, lãng phí, quan liêu, cậy thế trí phép… chỉ có thể thực hiện có hiệu quả nếu thật sự dựa vào sự kiểm tra, giám sát của quần chúng nhân dân.

Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” xuất phát từ phong trào quần chúng làm chủ ở cơ sở được Đảng ta phổ biến thành phương châm chỉ đạo chung. Đây là phương châm chỉ đạo mọi hoạt động của Nhà nước ta, rộng hơn là cả hệ thống chính trị của chúng ta. Chế độ dân chủ thực chất là một hình thức tổ chức nhà nước, vì vậy phương châm này phải được cho là một q trình dân chủ hố trong cách tổ chức nhà nước của chế độ ta từ cấp chính quyền cơ sở để nhân dân có thể tham gia quản lý cơng việc nhà nước và xã hội.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở (1998 2010) (Trang 56 - 59)

w