Quá trình nhận thức và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mớ

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 25 - 32)

trước đổi mới (1975 - 1985)

2.1.1. Quá trình nhận thức và xây dựng nền dân chủ xã hội chủnghĩa ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới nghĩa ở Việt Nam thời kỳ trước đổi mới

Từ tháng 4 năm 1975, với thắng lợi hoàn toàn và triệt để của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới, giai đoạn tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong cả nước. Do đó, hệ thống chính trị của nước ta (khi đó được gọi là hệ thống chun chính vơ sản)

cũng chuyển sang giai đoạn phát triển mới: từ hệ thống chuyên chính dân chủ nhân dân làm nhiệm vụ lịch sử của chun chính cơng nơng sang làm nhiệm vụ của hệ thống chun chính vơ sản; từ hoạt động của hệ thống chun chính vơ sản trong phạm vi nửa nước (miền Bắc) mở rộng sang hoạt động trong phạm vi cả nước.

Bước sang giai đoạn mới, nền dân chủ nước ta (khi đó được gọi là chế

độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa) hoạt động trong hoàn cảnh mới với các

đặc điểm như sau:

Cả nước hồ bình, độc lập, thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng, có nền chun chính vơ sản đã được thử thách, có khối liên minh cơng nơng vững chắc làm nền tảng cho Mặt trận Dân tộc thống nhất (sau này là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và chính quyền cách mạng của nhân dân. Tuy nhiên, chỉ vài năm sau khi cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, đất nước ta rơi vào tình thế vừa có hồ bình vừa phải đương đầu với một kiểu chiến tranh phá hoại nhiều mặt của các thế lực bành trướng bá quyền, đồng thời, phải sẵn sàng đối phó với tình huống địch có thể gây chiến tranh quy mơ lớn.

Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng nước ta trong giai đoạn mới là bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ một nước vốn là thuộc địa và nửa phong kiến, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa để tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ của chúng ta là phải tạo ra xã hội xã hội chủ nghĩa từ gốc đến ngọn: phải tạo ra cả lực lượng sản xuất mới lẫn quan hệ sản xuất mới; phải tạo ra cả cơ sở kinh tế mới lẫn kiến trúc thượng tầng mới và những quan hệ xã hội mới; phải tạo ra cả đời sống vật chất mới lẫn đời sống tinh thần và văn hố mới. Vì vậy, quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một quá trình biến đổi cách mạng liên tục, tồn diện, vơ cùng sâu sắc, triệt để.

Nước ta tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trong một hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa đã và đang lớn mạnh không ngừng; phong trào độc lập dân tộc và phong trào cách mạng của giai cấp công nhân đang trên đà phát triển mãnh liệt… Trên thế giới đang diễn ra cuộc cách mạng mới về khoa học - kỹ thuật. Quan hệ về kinh tế và khoa học, kỹ thuật giữa các nước ngày càng mở rộng.

Những đặc điểm trên đây, nhất là các đặc điểm từ sản xuất nhỏ thẳng lên chủ chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, đòi hỏi nhân dân ta phải phát huy rất cao tính chủ động, sáng tạo và tự giác trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Muốn đưa sự nghiệp cách mạng đến toàn thắng, điều kiện tiên quyết trước tiên là phải thiết lập và khơng ngừng tăng cường chun chính vơ sản, thực hiện và khơng ngừng phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Quá trình nhận thức và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ 1975 - 1985 được phản ánh qua đường lối chính trị và đường lối tổ chức của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (12/1976) và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V (3/1982).

Trước hết, để xây dựng nền móng cho việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong cả nước, Đảng ta đã chủ trương và lãnh đạo nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà nước. Ngày 24/5/1976, cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội chung của cả nước (Quốc hội khoá VI) đã diễn ra tốt đẹp. Ngày 2/7/1976, Quốc hội đã họp kỳ đầu tiên bầu Chính phủ, đổi tên nước thành nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đánh dấu bước chuyển biến cơ bản của q trình xây dựng thể chế chính trị mới của nước ta từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sang cách mạng xã hội chủ nghĩa và đây cũng là cơ sở quan trọng đầu tiên để xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trong cả nước.

Tiếp đó, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976) đã đề ra đường lối chung và đường lối kinh tế với bốn mục tiêu là: xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó, mục tiêu bao trùm chính là xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa.

Để đạt được những mục tiêu trên, Đại hội IV chỉ rõ: Nắm vững chuyên chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tư tưởng văn hố, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt, cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ.

Mặc dù thuật ngữ “chuyên chính vơ sản” sau này ít được sử dụng, song xét về bản chất cụm từ “nắm vững chun chính vơ sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động” đã khẳng định vấn đề có tính ngun tắc là quyền lãnh đạo của Đảng và quyền làm chủ của nhân dân trong hệ thống chun chính vơ sản. Quan điểm đó đã được thể chế hố, trở thành ngun tắc hiến định trong Hiến pháp 1980 do Quốc hội khố VI thơng qua.

Đồng thời, để tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, cùng với việc xác định đường lối, chủ trương, chính sách trên lĩnh vực dân chủ, Đảng và Nhà nước ta đã có những cố gắng trong công tác tổ chức: bước đầu xác định, về mặt nguyên tắc, chức năng, nhiệm vụ của Quốc hội, Chính phủ, chính quyền địa phương, Mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Hệ thống tổ chức Đảng được kiện toàn từ trung ương đến địa phương, nhất là các cơ quan chuyên môn nhằm tăng cường thêm năng lực tham mưu cho cơ quan lãnh đạo của Đảng ở các cấp. Đội ngũ đảng viên có phẩm chất và năng lực được cơ cấu vào các cơ quan dân cử, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể tổ chức lãnh đạo, đảm bảo đường lối của Đảng được vận hành trong các quá trình tổ chức thực tiễn.

Đối với bộ máy Nhà nước, Đại hội IV của Đảng nhấn mạnh nhiệm vụ cách mạng của giai đoạn mới đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải đặc biệt quan tâm xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước các cấp, đồng thời chỉ ra rằng nhà nước chun chính vơ sản của nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân, một tổ chức đủ năng lực tiến hành ba cuộc cách mạng, xây dựng chế độ mới, nền kinh tế mới, nền văn hoá mới và con người mới, bảo vệ lợi ích của tập thể và lợi ích chính đáng của cá nhân, đủ sức giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý là cơ chế chung cho quản lý xã hội.

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (1982) cũng nhấn mạnh: cần phải nhận thức sâu sắc rằng củng cố và tăng cường Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng. Phải tăng cường và hoàn thiện bộ máy Nhà nước bao gồm cả các cơ quan quyền lực (lập pháp), cơ quan hành chính, chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, nhất là các cơ quan kinh tế, Nhà nước phải khẩn trương cụ thể hoá hiến pháp mới bằng hệ thống pháp luật… Nhà nước ta phải sử dụng đầy đủ quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế để giữ vững kỷ cương xã hội.

Cùng với việc xác định hệ thống quan điểm, xây dựng hệ thống tổ chức, phát huy vai trò nhà nước, Đảng ta cũng coi trọng phát huy vai trị của các đồn thể chính trị - xã hội trong việc xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa. Chức năng, nhiệm vụ được xác định rõ hơn và do đó tạo cơ sở để các tổ chức này thực hiện tốt hơn vai trị đại diện cho lợi ích và quyền làm chủ tập thể của nhân dân, tham gia đóng góp vào xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động.

Để tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân trong khối đại đoàn kết dân tộc, tháng 2 năm 1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam họp tại thành phố Hồ Chí Minh quyết định thống nhất Mặt trận hai miền thành một mặt trận chung lấy tên là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Đây là thắng lợi quan trọng của Đảng ta trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong giai đoạn lịch sử mới. Cương lĩnh của Mặt trận đã chỉ rõ nhiệm vụ của Mặt trận tổ quốc là củng cố và mở rộng khối đại đoàn kết toàn dân bao gồm các giai cấp, tầng lớp, các tơn giáo, các dân tộc, các đồn thể chính trị - xã hội; tăng cường sự nhất trí về chính trị, tinh thần trong xã hội; động viên sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh thi đua yêu nước; xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2.1.2. Thành tựu

Những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được trong 10 năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội trong cả nước (1975 - 1985) có vai trị rất quan trọng của hệ thống chun chính vơ sản được xây dựng theo đường lối Đại hội IV và Đại hội V của Đảng. Nhờ việc tăng cường vai trò làm chủ của nhân dân, Đảng và Nhà nước ta đã bước đầu khắc phục được hậu quả 30 năm chiến tranh, tiến hành nhiều biện pháp chăm lo đời sống nhân dân trong điều kiện nền kinh tế ngày càng lâm vào khủng hoảng, làm thất bại “kế hoạch hậu chiến” của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Trong giai đoạn này, Đảng đã coi làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa là bản chất của hệ thống chính trị, đã xây dựng mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, nhà nước quản lý thành cơ chế chung trong hoạt động của hệ thống chính trị ở tất cả các địa phương.

Đã khắc phục được khá nhiều cách hiểu, cách làm chuyên chính cực tả từng diễn ra trong những năm trước đây.

2.1.3. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu nói trên, q trình xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa ở nước ta thời kỳ trước đổi mới cũng còn những hạn chế, nhược điểm.

- Trong thời kỳ trước đổi mới, Đảng ta chưa đặt đúng vị trí vai trị của dân chủ với tư cách là mục tiêu và là một động lực quan trọng hàng hàng đầu của chủ nghĩa xã ở Việt nam.

Trước đổi mới, tư duy lý luận về dân chủ của Đảng ít bàn tới vấn đề cốt lõi của dân chủ là: giải quyết mối quan hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm trước hết là lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất của con người và việc sử dụng quyền lực nhà nước, sử dụng pháp luật để bảo vệ những lợi ích đó.

Khi đó, Đảng ta chưa nhấn mạnh đầy đủ đến vấn đề dân chủ phải gắn liền với pháp luật, kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động của bộ máy, trong tổ chức, trong đạo đức, lối sống, trong quan hệ giữa người và người, giữa nhà nước với công dân, giữa cơng chức với cơng dân. Trong khi đó, đường lối của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), lần thứ V (1982) lại trình bày vấn đề làm chủ tập thể, chế độ làm chủ tập thể và cơ chế làm chủ tập

thể một cách chi tiết như một chế độ sẽ nhanh chóng đạt tới mức độ hồn

hảo ngay trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta mà khơng tính đến những điều kiện thực tế để thực hiện nó trong cuộc sống (thậm chí, Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ VI - Đại hội đổi mới, cũng vẫn sử dụng thuật ngữ

chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa). Vì vậy, trong thực tiễn, lý luận

làm chủ tập thể XHCN rất khó thực hiện, rất khó đi vào cuộc sống mặc dù mục đích của nó là rất tốt đẹp.

Dân chủ, nhất là dân chủ trong kinh tế, trong sản xuất – kinh doanh đã không được coi trọng thực hiện. Dân chủ trong chính trị (nhất là trong bầu cử và tổ chức các cơ quan quyền lực của dân, từ Quốc hội tới các Hội đồng nhân dân) cịn nhiều biểu hiện hình thức.

- Dân chủ trong ý thức tư tưởng, trong văn hoá và đời sống tinh thần

cũng chậm phát triển và không được chú trọng đúng mức. Nhân dân uỷ quyền vào nhà nước nhưng nhân dân lại khơng có điều kiện để giám sát, kiểm tra quyền lực nhà nước.

- Các mối quan hệ chức năng, nhiệm vụ, tổ chức và phương thức hoạt hoạt động giữa Đảng và Nhà nước, đồn thể cịn nhiều chồng chéo, trùng lắp, lẫn lộn, chậm được đổi mới và vẫn rập khuôn như thời kỳ chiến tranh. Đảng lãnh đạo nhưng lại làm các chức năng của cơ quan quyền lực nhà nước.

- Do dân chủ khơng thực chất nên đồn kết cũng dễ rơi vào hình thức hố. Dân chủ càng không thể thực hiện được, kể cả làm chủ tập thể cũng bị

biến dạng thành vô chủ, quan liêu hố, hành chính hố và tập nhiễm nặng nề vào các cơ quan Đảng, Nhà nước và các đồn thể nhân dân. Nạn lãng phí, tham ơ lại làm tổn hại tới lợi ích của dân.

Đại hội VI đánh giá: tình trạng bng lỏng chun chính vơ sản thể hiện ở nhiều khuyết điểm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, quản lý kinh tế xã hội… chưa sử dụng đầy đủ sức mạnh tổng hợp của chun chính vơ sản để thiết lập và giữ vững trật tự xã hội chủ nghĩa trong các lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội, đã để cho pháp luật và kỷ cương của nhà nước bị vi phạm ngày càng phổ biến.

Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân chủ yếu sau:

- Lý luận của Đảng về xây dựng hệ thống chính trị lạc hậu, chưa theo kịp đà chuyển biến của thực tiễn.

- Do duy trì hệ thống chun chính vơ sản theo kiểu thời chiến q lâu (tập trung cao độ và tuyệt đối hố sự lãnh đạo của Đảng trong hệ thống chun chính vơ sản dẫn đến tình trạng Đảng bao biện, làm thay nhà nước; nhà nước can thiệp quá sâu vào các hoạt động của đồn thể, tổ chức chính trị- xã hội quần chúng). Các tổ chức trong hệ thống chun chính vơ sản khơng thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử mới.

- Nhận thức của nhiều cấp lãnh đạo và cán bộ đảng viên chưa đúng về quyền làm chủ của nhân dân.

- Phân công, phân cấp quản lý thiếu mạch lạc. Nhiều lúc chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.

Những hạn chế trên buộc chúng ta phải đổi mới hệ thống chính trị, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, đặt trong tổng thể công cuộc đổi

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 25 - 32)