Giữ vững những vấn đề có tính ngun tắc trong quá trình dân chủ hoá

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 93 - 95)

Cho đến nay vẫn chưa có những quy định pháp lý để nhân dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và những công việc liên quan đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý, lựa chọn những phương án và người lãnh đạo thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử như là một nội dung và yêu cầu cơ bản của dân chủ. Các thể chế, quy chế cho các hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy nguồn lực xã hội và phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế.

Do thiếu những thể chế, cơ chế pháp lý cần thiết, nhiều cấp chính quyền vẫn còn lúng túng trong nhiều trường hợp giải quyết các tình huống phức tạp về chính trị - xã hội. Nhân dân vẫn thiếu những cơ sở pháp lý để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, để tự vệ dân sự. Sự bất cập của các thể chế, thiết chế pháp lý trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường trở thành nguyên nhân của hiện tượng trật tự, kỷ cương bị vi phạm và mất dân chủ. Vẫn còn những chậm trễ trong việc dỡ bỏ những quy định, những chính sách ít hoặc khơng cịn tác dụng, lạc hậu với cuộc sống.

3.3. Một số kinh nghiệm bước đầu

3.3.1. Giữ vững những vấn đề có tính ngun tắc trong q trình dânchủ hố chủ hố

Vấn đề quan trọng hàng đầu có tầm chiến lược trong q trình dân chủ hố ở nước ta hiện nay là giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong q trình dân chủ hố, trước hết cần giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng phải được thực hiện ở tất cả các mắt khâu, các bước đi của q trình dân chủ hố, từ chính trị đến tư tưởng và tổ chức. Điều này giúp cho q trình dân chủ hố xã hội chủ nghĩa ở nước ta là một q trình chuyển biến cách mạng có tính chủ động, tích cực và tự giác. Để có thể đảm đương trọng trách

giữ vững sự lãnh đạo đối với quá trình dân chủ hố, đến lượt mình, Đảng phải tự đổi mới, trong đó có đổi mới theo hướng dân chủ hố trong Đảng.

Tiếp đó, phải giữ vững vai trò quản lý của Nhà nước, tăng cường pháp luật, pháp chế xã hội chủ nghĩa trong quá trình dân chủ hoá. Để giữ vững vai trị quản lý của Nhà nước trong q trình dân chủ hố, bản thân Nhà nước phải được đổi mới theo hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật, gắn chặt dân chủ với kỷ cương, kiên quyết đấu tranh chống các hình thức lợi dụng dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân.

Phát triển kinh tế, giải quyết những vấn đề bức xúc trong sản xuất và đời sống, cải thiện mức sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân cũng

được xác định là một yếu tố để đảm bảo giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong dân chủ hoá. Dân chủ hoá phải xuất phát và hướng vào giải quyết những nhu cầu khách quan, thiết thực của sản xuất và đời sống và xem đó như là những nhu cầu nội tại của q trình dân chủ hố. Những hoạt động đổi mới kinh tế nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu bức xúc của đời sống xã hội; sự định hướng thị trường rộng lớn; sự phát triển của các thành phần và khu vực kinh tế... cần được nhìn nhận như là những nguồn lực, phương tiện hay điều kiện nhất định để khởi động và tiến hành có hiệu quả q trình dân chủ hố. Chỉ với những điều kiện nhất định đó, dân chủ hố mới có thể đạt đến những giá trị đích thực của nó, ngược lại, dân chủ vẫn chỉ tồn tại như là những ước mơ, lý tưởng cao đẹp.

Cuối cùng, chỉ có thể giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa khi giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an tồn xã hội trong q trình dân chủ hố. Dân chủ chân chính và dân chủ hố xã hội chủ nghĩa khơng đồng nghĩa

với dân chủ vơ chính phủ và lại càng xa lạ với sự mất ổn định chính trị - xã hội. Hiện thực hoá các giá trị dân chủ trong đời sống xã hội phải trên cơ sở của sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội, phải thu hút ngày càng nhiều sự tham gia rộng rãi của các tổ chức chính trị - xã hội, của các tầng lớp

nhân dân vào q trình dân chủ hố; tạo điều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia tích cực vào các sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hố, các hoạt động quản lý nhà nước và xã hội, trực tiếp làm tiền đề cho việc giữ vững ổn định chính trị, trật tự - an tồn xã hội, đi đơi với dân chủ hố.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 93 - 95)