Hạn chế và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 89 - 93)

3.2.2.1. Tình trạng thiếu dân chủ vẫn diễn biến phức tạp

Khơng khó để thấy, cho đến nay, quyền làm chủ của nhân dân chưa được thực thi một cách đầy đủ. Tình trạng bng lỏng kỷ cương, pháp luật, dân chủ hình thức, cán bộ cửa quyền, vẫn cịn và chậm được phát hiện. Khi bị nhân dân phát hiện, khiếu kiện thì chậm giải quyết và giải quyết chưa dứt điểm, chưa khách quan. Tình trạng dây dưa trong xử lý khiếu kiện còn khá phổ biến, những hiện tượng lợi dụng dân chủ, coi thường kỷ cương phép nước vẫn tồn tại. Hiện tượng mất dân chủ, vi phạm pháp luật diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội với những biểu hiện mới, thiếu dân chủ từ khâu ra quyết định đến quá trình triển khai và đánh giá quyết định, chính sách.

Trong những năm gần đây, lại xuất hiện những lĩnh vực và biểu hiện thiếu dân chủ mới. Trước năm 2000, hiện tượng mất dân chủ thường xảy ra ở một số lĩnh vực như huy động quá mức và sử dụng sai mục đích những khoản đóng góp của dân, lạm dụng cơng quỹ, chia bán đất đai trái pháp luật, … Từ đầu những năm 2000 trở lại đây, hiện tượng thiếu dân chủ lại diễn ra ở những lĩnh vực như xây dựng và thực hiện chính sách cơng, trao quyền và trách nhiệm giải trình, chống quan liêu và tham nhũng, quản lý đất đai và đầu tư, quy hoạch và xây dựng cơ bản, đền bù và giải phóng mặt bằng, quản lý và xử lý các xung đột công nghiệp, quản lý và bảo vệ môi trường, quản lý và điều hành các doanh nghiệp và một số tập đoàn kinh tế Nhà nước,… Những hiện trạng đó cho thấy, xét về nhiều mặt, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn cịn trong q trình tìm tịi, thể nghiệm.

Q trình đổi mới là một quá trình thực tiễn với đầy đủ tính sinh động và phức tạp của nó. Tính phức tạp của đời sống xã hội trong quá trình đổi mới địi hỏi phải tiếp tục đa dạng hố hơn nữa các hình thức và cấp độ thực hiện dân chủ hố. Làm thế nào có thể tạo ra những khả năng và điều kiện để nhân dân ngày càng tham gia đầy đủ hơn, thực chất hơn vào quá trình quản lý xã hội, quản lý đất nước, phát triển xã hội, phát triển đất nước là câu hỏi lớn nhất hiện nay. Trình độ dân trí thấp, hiểu biết pháp luật ít, thiếu bình tĩnh trong xử lý các vụ việc tiêu cực lại bị kẻ xấu lợi dụng kích động dẫn đến tình trạng vơ chính phủ, coi thường kỷ cương phép nước ở một số địa phương, trong quá trình đấu tranh cho cái tốt lại bị kẻ xấu lợi dụng.

Tệ quan liêu, tham nhũng và lãng phí vẫn chưa được ngăn chặn và xử lý có hiệu quả. Quan liêu, tham nhũng gắn liền với lợi ích cục bộ của những cá nhân và nhóm người nhất định trong xã hội, nhất là những cá nhân và nhóm người có chức quyền đi ngược lại dân chủ và q trình dân chủ hố.. Nạn hành chính, giấy tờ, quan liêu, nhũng nhiễu vẫn còn tạo lực cản đến việc thực thi khơng ít các quyền dân chủ chính đáng của cơng dân.

3.2.2.2. Những điều kiện làm cho dân chủ còn chưa vững chắc

Tổng kết thành tựu của 25 năm đổi mới đất nước, chúng ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển, bước vào thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, tạo cơ sở để đến năm 2020 cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Tăng trưởng kinh tế liên tục ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng, tiềm lực kinh tế của đất nước không ngừng được củng cố, tích luỹ và tái đầu tư từ nội bộ nền kinh tế tiếp tục được tăng cường, việc xố đói giảm nghèo khơng ngừng được phát triển, đời sống nhân dân khơng ngừng được cải thiện... Những thành quả đó là những điều kiện, tiền đề vật chất quan trọng và cần thiết cho q trình dân chủ hố. Bởi như thực tế cho thấy, dân chủ và dân chủ hoá chỉ thực sự được thúc đẩy trên cơ sở của nền kinh tế phát triển đi liền với việc cải thiện đời sống của nhân dân. Mặc dù tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình qn đầu người tăng tự nó khơng đủ mang lại dân chủ, nhưng đó lại là điều kiện cần thiết cho q trình dân chủ hố. Hơn nữa, xu hướng trung lưu hoá các tầng lớp xã hội ngày càng nhanh chóng và rộng lớn cũng là nhân tố bảo đảm thành cơng cho q trình dân chủ hố.

Tuy nhiên, hiện nay, thực trạng phát triển kinh tế nước ta cho thấy, nền kinh tế vẫn phát triển chưa bền vững; chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cịn thấp; chuyển dịch cơ cấu theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố cịn chậm; các cân đối vĩ mô chưa vững chắc; chế độ phân phối chưa hợp lý và phân hoá giàu - nghèo tăng lên. Nền kinh tế nước ta còn đang đứng trước nhiều khó khăn, thu nhập bình qn đầu người còn cách xa so với các nước phát triển. Nền kinh tế thị trường, kinh tế tri thức ở nước ta đang trong giai đoạn hình thành và chưa phát triển mạnh, nguy cơ rủi ro do cơ chế thị trường tạo ra lớn,... là những yếu tố cản trở và thách thức q trình dân chủ hố. Thêm vào đó, một nghịch lý ở đây là, dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta là quá trình xây dựng và phát triển quyền làm chủ của nhân dân, của đa số

nhân dân, trong khi đó, do sự tác động của mặt trái cơ chế thị trường, nhiều bộ phận dân cư ngày càng mất đi tư liệu sản xuất và trở thành người làm thuê thuần tuý. Nhiều bộ phận dân cư ngày càng có nguy cơ mất đi quyền làm chủ trong đời sống của mình.

Cùng với điều kiện kinh tế kể trên, về xã hội, sự phân hố giàu nghèo, bất cơng bằng xã hội gia tăng đang hạn chế và gây khó khăn cho q trình dân chủ hố. Cùng với q trình chuyển đổi cơ chế và cơ cấu kinh tế là quá trình chuyển đổi cơ cấu xã hội, nhiều tầng lớp xã hội mới hình thành trong lúc các thể chế nhà nước và pháp luật vẫn còn những bất cập trong việc xác định, bảo vệ và thực hiện quyền làm chủ, quyền dân chủ của họ. Khi đó, dân chủ hố lại vấp phải sức cản từ những hạn chế và chậm trễ trong q trình cơng khai hố, minh bạch hố các lĩnh vực chính sách, hành chính, tài chính, quản trị và dịch vụ cơng...

Về văn hố, ý thức xã hội và trình độ dân trí cịn hạn chế đang cản trở q trình dân chủ hố. Văn hố dân chủ, văn hố pháp luật, nhận thức về pháp luật, pháp chế mới đang hình thành, chưa trở thành lối sống và nếp sống của đại bộ phận dân cư. Nhận thức về dân chủ, kỷ cương và mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương cịn khơng ít bất cập, thậm chí có những nhận thức sai lệch dẫn đến những biểu hiện dân chủ bị lợi dụng, bị lạm dụng. Cùng với đó, những yếu tố tàn dư của các nền văn hoá gia trưởng, phong kiến và tư sản cũng có những tác động ngược chiều nhất định đến q trình dân chủ hố xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Như vậy, dân chủ và dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta, như thực tế cho thấy, chỉ có thể hình thành và phát triển với sự thoả mãn hệ điều kiện: nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; xã hội cơng bằng hay xã hội dân sự xã hội chủ nghĩa và nền văn hoá xã hội chủ nghĩa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

3.2.2.3. Thể chế, quy chế dân chủ hoá cịn chưa hồn thiện và đồng bộ

Cho đến nay vẫn chưa có những quy định pháp lý để nhân dân được quyền phúc quyết Hiến pháp và những công việc liên quan đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý, lựa chọn những phương án và người lãnh đạo thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử như là một nội dung và yêu cầu cơ bản của dân chủ. Các thể chế, quy chế cho các hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy nguồn lực xã hội và phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế.

Do thiếu những thể chế, cơ chế pháp lý cần thiết, nhiều cấp chính quyền vẫn cịn lúng túng trong nhiều trường hợp giải quyết các tình huống phức tạp về chính trị - xã hội. Nhân dân vẫn thiếu những cơ sở pháp lý để đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, để tự vệ dân sự. Sự bất cập của các thể chế, thiết chế pháp lý trong bước chuyển đổi sang kinh tế thị trường trở thành nguyên nhân của hiện tượng trật tự, kỷ cương bị vi phạm và mất dân chủ. Vẫn còn những chậm trễ trong việc dỡ bỏ những quy định, những chính sách ít hoặc khơng cịn tác dụng, lạc hậu với cuộc sống.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 89 - 93)