Dân chủ hoá trong kinh tế và từ kinh tế

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 74 - 79)

Với tư cách là một giá trị nhân loại, dân chủ xuất hiện ngay từ thời kỳ cổ đại dưới hình thức sinh hoạt cộng đồng dựa trên nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” của người nguyên thuỷ. Song, phải đến thời đại kinh tế thị trường, nhất là từ khi có kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, dân chủ mới thực sự có cơ hội phát triển một cách đầy đủ. Khi cách mạng dân chủ tư sản thắng lợi - mà hệ quả tất yếu của nó là nhà nước tư bản chủ nghĩa, pháp luật tư sản và xã hội cơng dân tư sản được xác lập - thì dân chủ đã có điều kiện để trở thành hiện thực, mặc dù đó mới chỉ là dân chủ tư sản, dân chủ của giai cấp tư sản. Ở nền dân chủ tư sản và trong khuôn khổ của các giá trị dân chủ tư sản, các quyền và lợi ích của con người trong kinh tế, ở những chừng mực nhất định, dần dần đã được xã hội thừa nhận, được nhà nước và pháp luật bảo vệ. Đó là kết quả khơng dễ dàng đạt được từ những cuộc đấu tranh cho dân chủ, đồng thời cũng là những yêu sách mang tính xuất phát điểm cho cuộc đấu tranh vì những giá trị dân chủ khác của quần chúng nhân dân ở những nước này. Những nội dung và hình thức của những cuộc đấu tranh sau này có thể lan rộng và phát triển lên những mục tiêu với những quyền và lợi ích khác về chính trị, văn hố và tinh thần, song vẫn khơng tách rời, khơng cao hơn về trình độ và khơng thốt khỏi cuộc đấu tranh vì các quyền và lợi ích kinh tế. Thực tế không thể chối cãi là, bất cứ quyền dân chủ nào cũng không thể không bắt đầu từ quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc, mà trước tiên phải là quyền tự do làm ăn, sinh sống để đạt được sự ấm no về đời sống vật chất. Đến lượt mình, tự do lại trở thành cốt lõi của dân chủ, trở thành

cái hình thức bên ngồi bộc lộ cái nội dung bên trong là “dân chủ”. Cho nên, đấu tranh cho dân chủ đương nhiên được biểu hiện thành đấu tranh cho tự do và chủ yếu là đấu tranh cho tự do - mà trước hết là tự do sinh sống, tự do sở hữu, tự do hoạt động kinh tế, tự do làm giàu… Trong điều kiện kinh tế thị trường, với cơ chế có tính cố hữu của nó là cạnh tranh, tự do và dân chủ không chỉ thực sự trở thành nhu cầu thiết yếu trong đời sống kinh tế của con người, mà còn là một thước đo của sự tiến bộ về mặt dân chủ của bất cứ xã hội văn minh nào.

Xem xét ở phương diện khác của vấn đề, dân chủ hố hay tiến trình đấu tranh cho dân chủ của nhân loại tiến bộ cịn gắn liền với q trình cơng nghiệp hố của chủ nghĩa tư bản, mà sau này là q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hoá tư bản và hậu tư bản. Với tính chất của một nền sản xuất đại cơng nghiệp, q trình cơng nghiệp hố tư bản chủ nghĩa đã tác động mạnh mẽ đến phân công lao động xã hội, đồng thời thực hiện sự phân hoá giai cấp một cách rõ rệt: nó tư sản hố tầng lớp thứ ba trong xã hội phong kiến thành giai cấp tư sản, bần cùng hố hố những người cơng nhân, thợ thủ cơng và làm hình thành giai cấp vơ sản hiện đại. Hoạt động kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp trong không gian sinh tồn truyền thống vốn đã trở thành nếp sống của người nông dân và thợ thủ công đã bị làm cho thay đổi bởi cơng nghiệp hố tư bản chủ nghĩa. Khơng chỉ có vậy, dân chủ và dân chủ hố, đồng thời, cịn gắn với q trình đơ thị hố, q trình thị dân hố dân cư. Rõ ràng là, sự phát triển của kinh tế thị trường và đại công nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là những nguyên nhân kinh tế trực tiếp và mạnh mẽ thúc đẩy quá trình dân chủ hố tư bản chủ nghĩa.

Đối với một đất nước như Việt Nam - một đất nước mà tiến trình lịch sử đã gắn liền với những cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc và thống nhất đất nước, trong điều kiện đó, khát vọng lớn lao bao trùm lên trên hết mọi nhu cầu khác là khát vọng độc lập dân tộc. “Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất

định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Trong điều kiện lịch sử đặc thù ấy, dân chủ đã được đề cập đến, tuy nhiên, dân chủ vào thời điểm ấy chưa phải là nhu cầu, là khát vọng chủ yếu và cũng chưa mang tính bức thiết, hay nói “dân chủ” nhưng chưa có nhiều nhu cầu và điều kiện để thực hành dân chủ. Hơn nữa, dân chủ khi ấy chưa hoặc ít đụng chạm đến cơ sở kinh tế của nó. Điều này có nguyên do ở chỗ, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân mang lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân, quyền tư hữu tài sản cho nhà kinh doanh,… tuy nhiên sau đó, q trình hợp tác hố và cải tạo cơng thương nghiệp đã làm thay đổi quyền sở hữu ấy bằng chế độ công hữu về tư liệu sản xuất xã hội với hai hình thức chủ yếu là sở hữu tồn dân và sở hữu tập thể. Trên cơ sở kinh tế đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã có nhiều quyết tâm và kỳ vọng trong việc xây dựng chế độ làm chủ tập thể với mục đích đưa đại đa số người lao động lên địa vị làm chủ tư liệu sản xuất, làm chủ quá trình sản xuất và nhất là quá trình phân phối sản phẩm lao động. Song, thực tế lại chỉ ra những điều dường như ngược lại: vẫn ít ai được thực sự làm chủ tập thể hay biết làm chủ tập thể một cách thực sự. Do vậy, vào thời kỳ lịch sử đó, dân chủ với đúng nghĩa của nó vẫn tồn tại chỉ như là niềm mơ ước và sự khát khao của nhân dân ta.

Đến thời kỳ đổi mới đất nước, với sự xác định vị trí trung tâm của đổi mới kinh tế, dân chủ hố trong kinh tế và từ kinh tế đã trở thành đòi hỏi khách quan và cấp thiết.Việc chuyển nền kinh tế từ kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đã chính thức đặt ra yêu cầu và đồng thời tạo ra điều kiện đối với việc đảm bảo dân chủ và dân chủ hoá trong kinh tế. Từ đây, dân chủ và dân chủ hoá trong kinh tế thực sự được đặt vào quỹ đạo của sự phát triển. Sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá, tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đồng nghĩa với việc thừa nhận sự tồn tại đan xen trong đa dạng của nhiều

thành phần kinh tế, với nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, đi kèm sự phong phú trong cách thức quản lý, trao đổi và phân phối, hay là sự thừa

nhận những cơ sở kinh tế thật sự của dân chủ. Với tính hợp lý của nó, sự thừa

nhận đó khơng chỉ là xuất phát điểm của sự khai phá những tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế và của mọi thành viên trong xã hội, mà cịn tạo động lực mang tính đột phá cho dân chủ và thực hành dân chủ. Đến lượt mình, dân chủ lại trở thành động lực to lớn thúc đẩy sản xuất, thức tỉnh và giải phóng năng lực sản xuất của toàn xã hội. Thực tiễn đã cho thấy, việc trao quyền chủ động, sự tự chịu trách nhiệm trước pháp luật vào tay các chủ thể được phân cấp - nhất là nông dân và doanh nghiệp, cho phép họ tự do quyết định hoạt động của mình, đã đem lại hiệu quả to lớn chưa từng thấy trong phát triển kinh tế, mà các phương pháp quan liêu trước đây chưa từng đạt được. Dân chủ chỉ thực sự khi nó được đặt trên cơ sở của tự do và là cầu nối tới ấm no, hạnh phúc của mỗi người dân. Dân chủ chỉ thực sự có sức sống khi nó bước ra ngồi những khẩu hiệu, cũng là khi nó được gieo mầm và vun trồng trên mảnh đất hiện thực - nơi mà người dân được tự do hoạt động kinh tế trong khuôn khổ của pháp luật, được tự do làm giàu cho mình đồng thời đóng góp cho sự trù phú hơn lên cộng đồng xã hội. Nhìn từ góc độ này, có thể khẳng định rằng, thành tựu lớn nhất của công cuộc đổi mới đất nước là thực hiện được các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.

Dân chủ hoá trong kinh tế và từ kinh tế, trước hết là nông nghiệp, là xuất phát điểm của q trình dân chủ hố trong thời kỳ đổi mới ở nước ta. Nhìn lại những năm tháng trước thềm đổi mới càng cho thấy những bước đi có tính đột phá của q trình dân chủ hố trong kinh tế. Những hiện tượng “xé rào”, “khốn chui” trong nơng nghiệp là bước đột phá đầu tiên trong quá trình dân chủ hố. Sau đó, sự ra đời của Nghị quyết Trung ương 6 (khoá IV) (tháng 8/1979), thể hiện bước đột phá trong tư duy của Đảng ta về dân chủ trong kinh tế. Những chủ trương như: “cởi trói”, “làm cho sản xuất bung ra”, “xố

bỏ ngăn sông cấm chợ” và “kết hợp ba lợi ích”, ... đã khiến cho quyền làm chủ của nhân dân ngày càng tìm được chỗ đứng đích thực nó trong đời sống kinh tế. Chỉ thị số 100/CT-TW của Ban Bí thư (1981) về khốn đến nhóm và người lao động trong nơng nghiệp (Khốn 100) và Chỉ thị số 10/CT-TW của Bộ Chính trị (1988) về khốn sản phẩm đến hộ gia đình (Khốn 10) trong nơng nghiệp, ... không chỉ mang lại cơm no, áo ấm mà còn thực sự khơi dậy quyền làm chủ của hàng chục triệu nơng dân, từ đó tạo ra sự thay đổi lớn lao bộ mặt của nền nông nghiệp và đời sống nơng thơn. Cùng với đó, nhằm tác động vào lĩnh vực cơng nghiệp, các Nghị định 25/CP, 26/CP của Hội đồng Chính phủ, ... bước đầu tạo quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh cho các xí nghiệp, cũng đã mang lại quyền làm chủ ngày càng cụ thể và thiết thực cho công nhân và lao động trong các doanh nghiệp.

Nghị quyết Trung ương 8 (khoá V) (tháng 6/1985) chủ trương dứt khoát xoá bỏ cơ chế tập trung bao cấp chuyển mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa là bước đột phá thứ hai cho quá trình dân chủ hố. Những kết luận của hội nghị Bộ chính trị khố V (tháng 8/1986) về một số vấn đề thuộc quan điểm kinh tế xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, sử dụng và vận dụng đúng đắn các quan hệ và quy luật về hàng hoá, tiền tệ, quy luật giá trị... là bước đột phá thứ ba cho q trình dân chủ hố trong quá trình đổi mới. Quá trình thực thi, mở rộng dân chủ trong nền kinh tế thị trường đã đặt nền móng cho q trình dân chủ hố trong tồn bộ đời sống xã hội. Xuất phát từ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đổi mới kinh tế, thừa nhận và phát triển nền kinh tế thị trường đã thực sự trở thành nền tảng của q trình dân chủ hố trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội ở nước ta. Thuận theo tính quy luật của mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, những yêu cầu dân chủ hoá trong kinh tế dần dần chuyển thành những u cầu về dân chủ hố trong chính trị.

Tuy nhiên, cùng với những thành tựu đáng tự hào, sau 10 năm tiến hành đổi mới kinh tế (từ 1986 đến 1996), ở nước ta đã diễn ra một số sự kiện gây mất ổn định chính trị - xã hội ở nhiều vùng nơng thơn đồng bằng từ Bắc tới Nam. Tình trạng bức xúc của người dân đối với chính quyền cơ sở đã diễn ra kéo dài trong nhiều năm và bùng phát thành những điểm nóng chính trị - xã hội ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng những năm 1996 - 1997. Xuất phát điểm của những bất ổn định về chính trị - xã hội này phần lớn là từ những sự việc cụ thể diễn ra tại địa bàn cơ sở và tình trạng đơn thư tố cáo, khiếu nại về kinh tế, nhất là kinh tế hợp tác xã trong nông nghiệp và nông thôn của người dân không được giải quyết thoả đáng, kịp thời. Thực tiễn tình hình đó đã trực tiếp địi hỏi nhất thiết phải có các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân chủ, dân chủ cơ sở và từ cơ sở ngay thời gian đó.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 74 - 79)