cầu dân chủ hoá xã hội
Sau khi đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, thực hiện sự nghiệp thống nhất nước nhà, Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân cả nước tiến vào giai đoạn cách mạng mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Sau 10 năm cả nước độc lập, thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội, vượt qua mn vàn khó khăn thử thách, Đảng và nhân dân ta đã giành được những thắng lợi nhất định và cũng đã mắc phải một số sai lầm, khuyết điểm. Cách mạng nước ta có những nhân tố thuận lợi mới nhưng về cơ bản là đang đứng trước rất nhiều những khó khăn, thử thách gay gắt.
Những thuận lợi cơ bản chúng ta có được sau 10 năm giải phóng và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước là: nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà nước; tiếp quản và ổn định vùng giải phóng; cấu trúc lại nền kinh tế, chuyển mọi hoạt động từ thời chiến sang thời bình, xây dựng một bước cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị và nền độc lập của đất nước.
Bên cạnh đó, sau 10 năm đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đứng trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Sản xuất tăng chậm, không theo kịp mức tăng dân số quá nhanh, không tương xứng với khả năng sẵn có và cơng sức bỏ ra, so với yêu cầu nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, u cầu cần có tính luỹ để cơng nghiệp hố và củng cố quốc phịng. Một số chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch 5 năm vừa qua như sản xuất lương thực, than, xi măng, gỗ, vải, hàng xuất khẩu… khơng đạt đã ảnh hưởng đến tồn bộ hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân lao động.
Hiệu quả sản xuất và đầu tư thấp, các xí nghiệp nói chung chỉ sử dụng được khoảng một nửa cơng suất thiết kế, năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm sút kém.
Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại bị sử dụng lãng phí, nhất là đất nông nghiệp và tài nguyên rừng; môi trường sinh thái bị phá hoại.
Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh tác động tiêu cực đến sản xuất, đời sống và xã hội.
Những mất cân đối lớn trong nền kinh tế giữa cung và cầu về lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng, năng lượng, nguyên liệu, vận tải…, giữa thu và chi, xuất khẩu và nhập khẩu chậm được thu hẹp, có mặt cịn gay gắt hơn trước.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chậm được củng cố. Vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh suy yếu. Các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa chưa được sử dụng và cải tạo tốt.
Đời sống của nhân dân, nhất là cơng nhân, viên chức cịn nhiều khó khăn. Nhiều người lao động chưa có và chưa đủ việc làm. Nhiều nhu cầu chính đáng, tối thiểu của nhân dân về đời sống vật chất và văn hoá chưa được đảm bảo. Nơng dân thiếu hàng hố tiêu dùng thông thường và thuốc men; nhà ở, điều kiện vệ sinh, sinh hoạt văn hố ở nhiều nơi cịn thiếu thốn, nghèo nàn. Hiện tượng tiêu cực trong xã hội phát triển. Công bằng xã hội bị vi phạm. Pháp luật, kỷ cương không nghiêm. Những hành vi lộng quyền, tham
nhũng của một số cán bộ và nhân viên nhà nước, những hoạt động của bọn làm ăn phi pháp… chưa bị trừng trị nghiêm khắc và kịp thời.
Chúng ta khơng đánh giá thấp những khó khăn khách quan, những khó khăn đó cũng rất lớn song điều quan trọng là phân tích sâu sắc những nguyên nhân chủ quan, nêu rõ những sai lầm, khuyết điểm trong hoạt động của Đảng và Nhà nước. Với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, Đại hội đã nghiêm khắc kiểm điểm những sai lầm, khuyết điểm mắc phải trong mười năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và những sai lầm, khuyết điểm đó cũng chính là những ngun nhân chủ quan dẫn tới tình trạng khó khăn nghiêm trọng của nền kinh tế đất nước. Cụ thể:
Thứ nhất, sai lầm trong việc đánh giá tình hình, xác định mục tiêu và
bước đi trong xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã đánh giá tình hình khơng đúng, thiếu khách quan, khơng thấy được hết những thuận lợi và khó khăn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do chưa nhận thức đầy đủ rằng thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một quá trình lịch sử tương đối dài, phải trải qua nhiều chặng đường, và do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết, Đại hội lần thứ IV chưa xác định những mục tiêu của chặng đường đầu tiên. Trong 5 năm 1976 - 1980, trên thực tế, chúng ta đã chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hố khi chưa có đủ các tiền đề cần thiết.
Thứ hai, sai lầm trong bố trí cơ cấu kinh tế, tập trung q lớn cho cơng
nghiệp nặng và các cơng trình quy mơ lớn (có mức đầu tư trên hạn ngạch), ít chú ý đến nơng nghiệp và các cơng trình quy mơ nhỏ.
Thứ ba, duy trì quá lâu cơ chế quản lý kinh tế hành chính, tập trung,
quan liêu, bao cấp dẫn đến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
Thứ tư, để tình trạng phân phối lưu thơng rối ren kéo dài.
Thứ năm, hệ thống pháp luật vừa thiếu, vừa yếu, xử lý vi phạm không
nghiêm minh, bộ máy quản lý hành chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu lực và bng lỏng chun chính vơ sản.
Thứ sáu, sai lầm trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, nơn nóng, muốn xố bỏ
ngay các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, tuyệt đối hố mặt tích cực của sở hữu tập thể, thiết lập một quan hệ sản xuất mới quá cao khơng phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Đảng chỉ rõ, những sai lầm trên mang tính chất nghiêm trọng, kéo dài trong quá trình chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Những sai lầm và khuyết điểm trong lãnh đạo kinh tế, xã hội bắt nguồn từ những khuyết điểm trong hoạt động tư tưởng, tổ chức và công tác cán bộ của Đảng. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân.
Trong công tác tổ chức, khuyết điểm lớn nhất là sự trì trệ, chậm đổi mới công tác cán bộ. Việc lựa chọn, bố trí cán bộ vào các cơ quan lãnh đạo và quản lý các cấp còn theo một số quan niệm cũ kỹ và tiêu chuẩn khơng đúng đắn, mang nặng tính hình thức, khơng xuất phát từ yêu cầu của nhiệm vụ chính trị và u cầu của cơng việc; cách làm lại thiếu quy hoạch, chưa chú ý lắng nghe ý kiến của quần chúng, công tác giáo dục và quản lý cán bộ, đảng viên thiếu chặt chẽ.
Phong cách lãnh đạo và lề lối làm việc mang nặng chủ nghĩa quan liêu, lời nói khơng đi đơi với việc làm, khơng tn thủ quy trình làm việc và ra quyết định. Việc chỉ đạo, điều hành thường không tập trung, thiếu kiên quyết và nhất quán. Trong các đảng bộ và các cấp uỷ có sự vi phạm nguyên tắc lêninnít trong sinh hoạt đảng, trước hết là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, toàn Đảng phục tùng Trung ương.
Về mặt tổ chức, đã để cho bộ máy nhà nước, bộ máy của Đảng và các đồn thể phình ra q lớn, chồng chéo và phân tán.
Như vậy, trên thực tế, sau mười năm giải phóng và đưa cả nước lên chủ nghĩa xã hội, mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng thành quả đạt được không đáng kể, ngược lại, chúng ta đang đứng trước những khó khăn gay gắt của đất
nước, đất nước chúng ta đã lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội. Dân chủ trong nhiều lĩnh vực chỉ là hình thức. Sự năng động và tích cực của xã hội bị hạn chế, kìm hãm.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thực tiễn khó khăn của đất nước, ở Việt Nam từ khoảng cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ trước đã diễn ra quá trình đổi mới cục bộ mà trước hết là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Q trình “phi tập trung hố” nền kinh tế, xoá bỏ dần cơ chế quản lý kinh