Xác định phương châm, phương pháp và bước đi phù hợp cho quá trình dân chủ hoá

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 96 - 101)

q trình dân chủ hố

Một kinh nghiệm được đúc kết ở nước ta là: cần có quan điểm lịch sử cụ thể trong quá trình thực thi dân chủ. Điều này địi hỏi, trên cơ sở thừa nhận những giá trị phổ biến, dân chủ hoá cần được tiến hành với những phương châm, phương pháp, hình thức cụ thể, phù hợp với mỗi nét đặc thù về kinh tế, chính trị, văn hố, lịch sử và truyền thống của từng vùng cộng đồng dân cư. Do đó, trong thực tiễn dân chủ hố, cũng cần ý thức được tính khó khăn và phức tạp của vấn đề dân chủ, hạn chế những ảo tưởng, kỳ vọng, tư tưởng nơn nóng, thái độ và hành động chủ quan duy ý chí... vào q trình dân chủ hố. Điều đó cũng có nghĩa rằng, q trình dân chủ hố và những đổi mới trong q trình dân chủ hố phải được tiến hành theo những lộ trình, bước đi nhất định. Từ dân chủ trong nhận thức đến dân chủ trong hành vi; từ dân chủ trong kinh tế đến dân chủ trong chính trị, từ dân chủ trong Đảng đến dân chủ ngoài xã hội, từ dân chủ trực tiếp và ở cơ sở đến dân chủ đại diện và ở những cấp cao hơn; từ những cuộc vận động có tính phong trào đến những

chuyển biến theo chiều sâu; từ những định hướng chính trị đến những quy định có tính pháp lý; từ quy chế đến pháp lệnh và cao hơn nữa... là những ngun tắc có tính phương pháp luận cho q trình dân chủ hố. Phương châm, phương pháp và bước đi của quá trình dân chủ hố tất yếu phải thuận chiều với phương châm, phương pháp và bước đi chung của quá trình đổi mới đất nước.

KẾT LUẬN

Ngay từ khi mới ra đời, Đảng ta luôn xác định dân chủ là một trong những nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam. Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã hàm chứa những nội dung sâu sắc và triệt để của cuộc đấu tranh cho dân chủ. Q trình dân chủ hố xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã trải qua nhiều giai đoạn với những thành tựu nhất định, góp phần vào thắng lợi to lớn của cách mạng, nhưng cũng cịn nhiều hạn chế, khó khăn cần được giải quyết.

Bước vào công cuộc đổi mới, Đảng ta xác định xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới và phát triển đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) mở đầu cho quá trình dân chủ hố với rất nhiều quan điểm tồn diện về phát huy dân chủ trong thời kỳ mới như dân chủ về thơng tin; chủ trương dân chủ hố trong Đảng và trong xã hội mà trước hết là trong Đảng; dân chủ trong công tác tổ chức, cơ chế hoạt động và phong cách làm việc của Nhà nước, dân chủ trong tổ chức xã hội, dân chủ hoá trong kinh tế…

Từ Đại hội VII (1991) đến 2010, do tác động của bối cảnh thế giới đặc biệt là sự tan rã của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, do yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải nhìn lại một cách tồn diện, sâu sắc tồn bộ mọi vấn đề và có những điều chỉnh rất căn bản trong lãnh đạo xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đại hội VII thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong đó, dân chủ hố được coi là một trong sáu đặc trưng và bảy phương hướng cơ bản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Hội nghị tồn quốc giữa nhiệm kỳ khố VII của Đảng (năm 1994) lần đầu tiên đặt vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Hội nghị

Trung ương 8 (khoá VII) (năm 1995) xác định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà trọng tâm là cải cách nền hành chính. Đại hội Đại biểu tồn quốc lần thứ VIII (1996) lần đầu tiên đề ra cơ chế cụ thể thực hiện phương châm dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Đến Hội nghị Trung ương 3 (khoá VIII), năm 1997, Đảng ra Nghị quyết về phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh. Chỉ thị số 30/CT-TW, ngày 28/2/1998 của Bộ Chính trị (khố VIII) về xây dựng Quy chế dân chủ cơ sở đã tạo ra bước ngoặt cho q trình dân chủ hố ở nước ta. Chỉ thị nhấn mạnh những vấn đề quan trọng trong xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đại hội IX xác định dân chủ là một trong những nội dung của công cuộc đổi mới trong mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ Đại hội IX, quá trình dân chủ hố được đẩy mạnh về cả quy mơ và mức độ, chiều rộng và chiều sâu. Hội nghị Trung ương 5, (khoá IX), năm 2002 xác định đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn. Hội nghị Trung ương 9, (khoá IX), năm 2004 xác định đổi mới công tác tổ chức và hoạt động của Quốc hội, cải cách hành chính nhà nước, tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp theo hướng ngày càng dân chủ hơn. Đại hội X của Đảng (2006) tiếp tục phát triển nhận thức về dân chủ hoá theo hướng ngày càng cụ thể, thiết thực và đầy đủ.

Quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thời kỳ đổi mới có một số đặc điểm chủ yếu: dân chủ hoá trong kinh tế và từ kinh tế; dân chủ hoá ở cơ sở và từ cơ sở; dân chủ hố trong Đảng và từ Đảng.

Có thể khẳng định, quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong thời kỳ đổi mới là một quá trình liên tục với những vấn đề quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, từ việc xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp

quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đổi mới tăng cường sự lãnh đạo của Đảng theo hướng ngày càng dân chủ hoá...

Những vấn đề có tính đột phá của q trình lãnh đạo xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là: đẩy mạnh dân chủ ở cơ sở, dân chủ trực tiếp với những nội dung ngày càng sâu sắc, hình thức ngày càng phong phú, tính chất ngày càng triệt để, quy mô ngày càng rộng rãi, tác dụng ngày càng thiết thực; đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo hướng dân chủ hoá; nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và bình đẳng trước pháp luật của các chủ thể sản xuất, kinh doanh; xây dựng và hoàn thiện các thể chế, quy chế dân chủ.

Dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa là một cuộc chuyển biến xã hội có tính cách mạng, vì vậy, lãnh đạo xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phải là một quá trình, với những bước đi và cách làm phù hợp để hướng tới mục tiêu cao cả là xây dựng và thực hiện quyền làm chủ thực sự của nhân dân, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 96 - 101)