Dân chủ hoá trong Đảng và từ Đảng

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 83 - 89)

Xuất phát từ vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị, dân chủ hố trong Đảng chính là cơ sở cho dân chủ hố trong chính quyền, trong hệ thống chính trị và tồn xã hội. Từ đó, dân chủ trong Đảng ngày càng được nhận thức là khâu đột phá của q trình dân chủ hố xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Từ bài học lấy dân làm gốc do Đại hội VI của Đảng (1986) nêu ra, Đại hội VII của

Đảng (1991) nhấn mạnh việc bảo đảm thực hiện quyền của đảng viên, nhất là quyền được thảo luận thẳng thắn trong tổ chức các vấn đề về đường lối, chính sách của Đảng; quyền được phê bình, chất vấn trong phạm vi tổ chức và hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp. Điều lệ Đảng (sửa đổi năm 1991) bổ sung quyền được thông tin, làm rõ hơn quyền được bảo lưu ý kiến của đảng viên. Những quy định này tạo điều kiện khắc phục tình trạng cấp uỷ vi phạm quyền của đảng viên, cấp trên vi phạm quyền của cấp dưới. Đồng thời, Điều lệ Đảng (sửa đổi năm 1991) cũng nhấn mạnh việc bảo đảm kỷ luật, tính tập trung và thống nhất trong Đảng.

Đại hội VIII của Đảng (1996) chủ trương tiếp tục đổi mới phương pháp và phong cách hoạt động của Đảng, bảo đảm dân chủ trong quá trình chuẩn bị ra nghị quyết, thực hiện nghị quyết và kiểm tra, đánh giá thực hiện nghị quyết.Trước tình trạng thiếu và mất dân chủ trong xã hội cũng như trong Đảng ngày càng trở nên bức xúc, Đại hội IX của Đảng (2001) xác định dân chủ trở thành một trong những nội dung, là mục tiêu của công cuộc đổi mới, tiếp tục đề cập tới những yêu cầu mới về mở rộng dân chủ trong Đảng.

Đại hội X của Đảng (2006) chủ trương thực hiện chất vấn trong sinh hoạt Đảng, kể cả sinh hoạt của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Tháng 5/2008, Bộ Chính trị (khố VIII) đã ban hành Quyết định số 158/QĐ-TW về việc ban hành Quy chế chất vấn trong Đảng, tạo điều kiện cho việc kiểm tra và giám sát trong Đảng. Với sự ra đời của Quy chế chất vấn trong Đảng, hệ thống các thể chế, các quy định về cơng tác kiểm tra Đảng ngày càng được hồn thiện, bảo đảm đầy đủ hơn quyền làm chủ của đảng viên. Đại hội XI của Đảng (2011) khẳng định phát huy dân chủ trong Đảng cần gắn liền với tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt của cấp uỷ và tổ chức Đảng. Là đảng lãnh đạo, đảng cầm quyền, Đảng ta phải thực hiện dân chủ trong Đảng, phải thật sự gắn bó mật thiết với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật.Phát huy dân chủ

trong sinh hoạt Đảng, từ sinh hoạt Chi bộ, sinh hoạt Cấp uỷ đến sinh hoạt của Ban Bí thư, Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương. Thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, chống quan liêu, độc đoán, bè phái, cục bộ, địa phương, vi phạm dân chủ và dân chủ hình thức trong Đảng.

3.2. Kết quả

3.2.1. Ưu điểm

3.2.1.1. Quan điểm và định hướng dân chủ hố ngày càng được hồn thiện

Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã xác định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là cơ sở lý luận, đồng thời công cuộc đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế là cơ sở thực tiễn của q trình dân chủ hố xã hội chủ nghĩa. Quá trình dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa được đặt trong tổng thể quá trình đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dân chủ được xác định là một trong những nội dung quan trọng và cần thiết trong hệ mục tiêu của cơng cuộc đổi mới. Dân chủ hố là một nội dung, nhiệm vụ và bộ phận cấu thành của cơng cuộc đổi mới, do vậy có mối quan hệ hữu cơ với những nội dung, nhiệm vụ và bộ phận khác của công cuộc đổi mới ấy. Xây dựng và phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa gắn bó hữu cơ với xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hoá - xã hội chủ nghĩa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Dân chủ hố được tiến hành trên quan điểm nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật; thực hiện dân biết, dân bàn, dân kiểm tra; thận trọng và vững chắc, bắt đầu từ việc giải quyết những vấn đề bức xúc nhất và đã chín muồi. Dân chủ hoá là việc làm cần thiết nhưng phức tạp và nhạy cảm, vội vã sẽ làm nảy sinh những sai lầm, sẽ phải trả giá đắt, thậm chí khơng thể cứu vãn nổi. Ngược lại, làm chậm trễ hay ngăn cản quá trình dân chủ hố cũng sẽ để lại những hậu quả, hạn chế các nguồn lực phát triển đất nước.

Việt Nam là một đất nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá và dân chủ hoá, cho nên, việc chủ động hội nhập và giao lưu với các nước,

nhất là có các nước cơng nghiệp hiện đại và dân chủ tiên tiến - dù tính chất của dân chủ có khác nhau, là cần thiết.Việc tham khảo và kế thừa có chọn lọc những giá trị, những thành tựu của q trình dân chủ hố ở các nước là nhu cầu khách quan. Những quan điểm và định hướng, những nhiệm vụ và giải pháp dân chủ hoá xã hội chủ nghĩa được xác định ngày càng rõ rệt và đúng đắn. Với tinh thần ấy, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đã có những thay đổi và ngày càng tiến bộ.

3.2.1.2. Năng lực nhận thức và thực hành dân chủ ngày càng được nâng cao

Bằng nhiều nỗ lực và sự tích cực thực sự, chúng ta đã tạo được những chuyển biến tích cực và tương đối ổn định trong nhận thức, hành vi, thái độ ứng xử của cán bộ, đảng viên và nhân dân theo hướng dân chủ; ý thức về dân chủ, nhu cầu được thực thi quyền làm chủ và đặc biệt là trình độ, năng lực làm chủ của các tầng lớp nhân dân, các tổ chức xã hội ngày càng được nâng cao. Cùng với đó, sự tự ý thức về vị thế, quyền hạn và trách nhiệm cũng như mối tương quan với các tổ chức, các thiết chế trong sự phát triển xã hội ngày một sâu sắc hơn. Các giá trị mới trong văn hố chính trị, văn hố dân chủ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử ngày càng dân chủ hơn. Giờ đây, dân chủ khơng cịn dừng lại ở quan điểm và phương pháp làm việc, mà còn là phong cách và thái độ giao tiếp, ứng xử của cán bộ, đảng viên và công chức với nhân dân, cũng như của nhân dân với cán bộ, đảng viên với công chức.

Quyền lực trong thực tế ngày càng thuộc về nhân dân, do vậy, tính tích cực chính trị của cơng dân ngày một tăng, khơng khí dân chủ và sự quan tâm đến chính trị của nhân dân ngày càng được nâng cao. Ngày nay, người dân đã có ý thức rõ ràng và cụ thể hơn về quyền và trách nhiệm cơng dân của mình trước pháp luật.Nhân dân chủ động thực hiện đầy đủ hơn các quyền và trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Các quyền dân chủ của nhân dân như quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong sản xuất, kinh doanh đến trao đổi, phân phối và hưởng thụ kết quả lao động; từ tự do làm ăn

đến tự do ngôn luận ngày càng được hiện thực hoá. Quyền đề cử, ứng cử, bầu cử của nhân dân cũng ngày một thực chất hơn. Dân chủ dần thốt ra khỏi tính hình thức và trở thành chiếc chìa khố vạn năng để giải quyết hết thảy mọi vấn đề.

3.2.1.3. Nội dung và hình thức dân chủ hố ngày càng sâu sắc và đa dạng

Q trình dân chủ hố, về mặt hình thức, ngày càng tìm kiếm và khẳng định được những quy tắc, quy định và quy trình mới cho dân chủ ở cả hình thức dân chủ gián tiếp và dân chủ trực tiếp. Về tính chất, q trình dân chủ hố từng bước thêm tồn diện và triệt để, thiết thực và hiệu quả hơn. Cùng với việc hồn thiện các hình thức dân chủ gián tiếp, việc đổi mới và hoàn thiện tổ chức và hoạt động của các cơ quan dân cử là quá trình xúc tiến mạnh mẽ các hình thức dân chủ trực tiếp. Như vậy là, các hình thức và phương pháp thực hành dân chủ ngày càng đa dạng hơn; đồng thời, nội dung q trình dân chủ hố được mở rộng và phát triển đến các lĩnh vực, các cấp độ, ngày càng cụ thể và chi tiết cả về tiêu chí và các chuẩn mực.

3.2.1.4. Thể chế, quy chế dân chủ ngày càng được xây dựng và củng cố

Trên cơ sở của sự hình thành và ngày càng hoàn thiện của hệ thống các thể chế, cơ chế dân chủ, q trình dân chủ hố ngày càng có nền tảng pháp lý vững chắc để phát triển. Dân chủ hố trở thành q trình xác định và thực hiện các cơ chế và thể chế về các quyền và lợi ích của Nhà nước và nhân dân. Đời sống xã hội ngày càng được được tổ chức và vận hành có hiệu quả trên cơ sở các thể chế, tính ổn định của hệ thống cao; đồng thời, tính chủ quan, tuỳ tiện của các tổ chức, nhóm và người lãnh đạo quản lý được giảm thiểu. Trong chủ trương và đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nội dung và chương trình hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội, vấn đề thể chế và xây dựng thể chế được chú trọng hơn. Thể chế, cơ chế quy định tổ chức và hoạt động của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội ngày càng hiện hữu và phát huy hiệu quả. Thể

chế, quy chế quy định quyền hạn và trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân trong các mối quan hệ chính trị và xã hội làm cho dân chủ được xác định hơn, được lượng hoá và ngày càng được trở nên hiện thực.

3.2.1.5. Dân chủ hoá ngày càng trở thành động lực cho đổi mới và phát triển

Hiệu ứng tất yếu từ những thành tựu của dân chủ hố, hệ thống chính trị ngày càng vững mạnh, năng lực cầm quyền của Đảng từng bước được nâng lên. Q trình cơng khai và minh bạch hố chính sách được thúc đẩy mạnh mẽ hơn, tầm nhìn và chất lượng của các chủ trương và chính sách, chiến lược và chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước được cải thiện. Sự tham gia của các cá nhân, tổ chức vào các q trình chính trị, hoạch định chính sách được mở rộng và hiệu quả hơn. Niềm tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị từng bước được khơi phục và củng cố.

Q trình dân chủ hố đã phát huy mỗi ngày một nhiều sáng kiến của nhân dân, khơi dậy thêm nhiều các nguồn lực cho phát triển ở địa phương và cơ sở, tạo sự độc lập chủ động hơn cho các cơ quan dân cử và cử tri. Nhờ dân chủ hoá, nhất là thực hiện dân chủ ở cơ sở, khối lượng của cải vật chất và tinh thần hết sức to lớn đã được huy động vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nông thôn. Cũng như vậy, quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự do làm ăn của nhân dân được đảm bảo hơn trong q trình dân chủ hố. Các thành phần (khu vực) kinh tế có yếu tố sở hữu tư nhân ngày càng phát triển, đóng góp ngày một to lớn và có hiệu quả vào sự tăng trưởng GDP, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Q trình dân chủ hố đã góp phần vào việc cải thiện đời sống của các tầng lớp dân cư, ngăn chặn các xu hướng bất đồng tiêu cực trong xã hội. Xã hội có xu hướng cởi mở hơn, đề cao hơn sự tranh luận, sự tham gia của nhân dân vào các quá trình Nhà nước; tăng cường sự kiểm tra giám sát của nhân dân đối với Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm cơng cộng, phẩm hạnh cơng dân và lợi ích cộng đồng. Tình trạng thiếu thơng tin và bất đối xứng

thơng tin từng bước được khắc phục. Các tầng lớp xã hội trở nên hiểu biết và chia sẻ, dân chủ và đồng thuận hơn. Dân chủ và dân chủ hoá rõ ràng đã trở thành “chiếc chìa khố” giải quyết hết thảy mọi vấn đề.

Nhiều đánh giá quốc tế về dân chủ và dân chủ hoá ở nước ta chưa cao là do những đánh giá này thường dựa trên một số khía cạnh hạn hẹp như quy trình lựa chọn, bổ nhiệm và miễn nhiệm cán bộ, cơng chức; trách nhiệm giải trình của chính quyền trước nhân dân; khả năng và tính hiệu quả của chính quyền, chất lượng giám sát, xây dựng và thực thi chính sách; sự tơn trọng của người dân và Nhà nước đối với các thể chế chính trị và pháp lý; hệ thống đảng phái hoặc các loại hình bầu cử,… Những điều đó khơng cho thấy bức tranh hồn chỉnh về cách thức dân chủ hố mà chúng đang thực hiện. Dân chủ hoá ở nước ta, như thực tế cho thấy, là một q trình khơng chỉ dựa trên cơ sở của sự phát triển kinh tế, chính trị hay tác động của hội nhập quốc tế, mà còn dựa vào các nhân tố văn hoá, xã hội và lịch sử. Dân chủ hố ở nước ta cịn chứa đựng những tính đặc thù, trong đó có tình cảm và ý thức chính trị, sự tơn trọng và niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước luôn ở mức cao. Mức độ tin tưởng vào thể chế của nhân dân cũng rất cao so với phần lớn các nước khác.

Một phần của tài liệu Đảng cộng sản việt nam lãnh đạo xâydựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa thời kỳ đổi mới (1986 2010) (Trang 83 - 89)