TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐA

Một phần của tài liệu BaocaothuyetminhQHSDD (Trang 31 - 35)

IV. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG ĐẤT

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT ĐA

Ị TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tỉnh Quảng Nam thời kỳ 1999-2010 được phê duyệt và trong năm 2006 đã được Chính phủ phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006-2010) tại Nghị quyết 29/2006/NQ-CP ngày 09/11/2006 là cơ sở pháp lý để thực hiện quản lý khai thác sử dụng đất đai và đẩy mạnh công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai tại địa phương. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có hiệu quả tích cực, góp phần đưa cơng tác quản lý đất đai trên địa bàn từng bước đi vào nề nếp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hộị

Hầu hết các cấp địa phương đều thực hiện tốt công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, góp phần đưa công tác quản lý và sử dụng đất ngày càng chặt chẽ, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đất đai để phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện cịn nhiều khó khăn, chưa đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ ở các cấp do vậy hiệu quả khai thác và thực hiện chưa caọ

Lập quy hoạch thời kỳ đến năm 2010, tính đến nay đã có 17/18 huyện, thành phố thành lập Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện (đạt 94,44%), riêng 02 huyện Phú Ninh và Bắc Trà My được lập quy hoạch sử dụng đất đến 2015. Hiện nay đã và đang triển khai lập quy hoạch đến năm 2020 cho 16/18 huyện, thành phố.

Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp xã, đã triển khai thực hiện lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 được 197/244 xã đạt 80,74 %. Các đơn vị cấp xã chưa lập quy hoạch chủ yếu là các phường của Tam Kỳ, Hội An, các xã thuộc huyện Núi Thành và các huyện miền núi caọ

Quy hoạch đến năm 2020 đã và đang lập cho 150/244 đơn vị cấp xã đạt 61,47%.

IỊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ BIẾN ĐỘNG CÁC LOẠI ĐẤT 2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất 2.1. Phân tích hiện trạng sử dụng các loại đất

Theo số liệu kiểm kê đất đai đến ngày 31/12/2010 tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Nam là 1.043.837 ha, trong đó:

- Đất nông nghiệp : 799.322 ha, chiếm 76,58 %. - Đất phi nông nghiệp: 89.535 ha, chiếm 8,58 %. - Đất chưa sử dụng : 154.980 ha, chiếm 14,84 %.

Đất nông nghiệp 76,58% Đất phi nông nghiệp 8,58% Đất chưa sử dụng 14,84% 2.1.1. Đất nông nghiệp:

Bảng 07: Diện tích, cơ cấu các loại đất trong đất nông nghiệp

TT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

ĐẤT NÔNG NGHIỆP 799.322 100

Trong đó:

1.1 Đất trồng lúa 56.409 7,06

1.1.1 Đất lúa nước 49.285 6,17

1.1.1.1 Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước 41.160 5,15

1.2 Đất trồng cây lâu năm 25.494 3,19

1.3 Đất rừng phòng hộ 309.080 38,67

1.4 Đất rừng đặc dụng 129.627 16,22

1.5 Đất rừng sản xuất 243.549 30,47

1.6 Đất làm muối 8 0,01

1.7 Đất nuôi trồng thuỷ sản 3.533 0,44

1.8 Đất nơng nghiệp cịn lại 31.622 4,85

2.1.1.1. Đất sản xuất nơng nghiệp:

Diện tích 112.772 ha, chiếm 14,11 % đất nông nghiệp, bao gồm: ạ Đất trồng lúa: Diện tích 56.409 ha, trong đó chia ra các loại:

+ Đất chuyên lúa nước: 41.160 ha + Đất trồng lúa còn lại: 8.125 ha + Đất trồng lúa nương: 7.124 ha

Đất trồng lúa nước chiếm 87,46% đất trồng lúa phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng, vùng trung du chủ động nước tưới như ở các huyện Tam Kỳ, Đại Lộc, Điện Bàn, Duy Xuyên, Quế Sơn, Tiên Phước, Thăng Bình...

Tổng diện tích gieo trồng lúa năm 2011 đạt 87.729 ha, năng suất lúa trung bình năm đạt 47,64 tạ/hạ Hệ số sử dụng đất trung bình 1,50-1,56 lần.

Ở các huyện đồng bằng có năng suất lúa đạt khá cao như Hội An 54,56 tạ/ha, Đại Lộc 58,76 tạ/ha, Duy Xuyên 55,76 tạ/ha, Điện Bàn 56,33 tạ/ha, Phú Ninh 55,04 tạ/hạ..Tổng sản lượng lúa toàn tỉnh năm 2011 đạt 417.900 tấn chiếm 88,24 % tổng sản lượng lương thực có hạt. Diện tích lúa nước ở miền núi sản xuất rất bấp bênh, chủ yếu sử dụng nước trời và thuỷ lợi nhỏ. Năng suất từ 19-28 tạ/hạ

Đất trồng lúa nương có tổng diện tích 7.124 ha, chiếm 12,54 % đất trồng lúa, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như các huyện Bắc Trà My, Nam Trà My, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn,... phân bố trên địa hình có độ dốc từ 8o -15o nên dễ gây xói mịn rửa trơi đất, hiệu quả sản xuất thấp.

b. Đất cây lâu năm:

Diện tích 25.494 ha, chiếm 22,61 % đất sản xuất nơng nghiệp. Gồm diện tích các loại cây lâu năm như: cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây nguyên liệu, dược liệu và các loại cây lâu năm khác. Trong đó đất trồng cây cơng nghiệp lâu năm và cây ăn quả 12.000 ha chiếm khoảng 47%, còn lại là các loại đất trồng cây lâu năm khác.

Đất trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu ở hộ gia đình cá nhân 15.400 ha (rải rác trong các khu dân cư 7.186,14 ha chiếm 28%), các tổ chức kinh tế đầu tư sản xuất 3.896 ha, diện tích cịn lại do các địa phương quản lý. Đất trồng cây lâu năm phân bố hầu hết ở các huyện trên địa bàn, tập trung nhiều ở khu vực trung du miền núi như Đại Lộc, Phước Sơn, Hiệp Đức, Tiên Phước...với các loại cây trồng như: Chè, hồ tiêu, dứa, điều, cao sụ..

Đối với đất trồng cây lâu năm tập trung cho các mục đích phát triển cơng nghiệp, ngun liệu, dược liệu, kinh tế trang trạị.. hiện đang khai thác sử dụng khá hiệu quả góp phần khơng nhỏ vào phát triển kinh tế nơng lâm nghiệp của Tỉnh. Diện tích cịn lại chủ yếu là khơng tập trung, rải rác ở các khu dân cư nông thôn, khu vực sản xuất nông nghiệp ở các địa phương, cây trồng chủ yếu các loại cây ăn quả, lấy gỗ, cây tạp hiệu quả kinh tế không caọ

2.1.1.2. Đất lâm nghiệp:

Theo số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2010, Quảng Nam có 682.256 ha đất lâm nghiệp, chiếm 65,36 % diện tích tự nhiên và chiếm 85,35 % so với đất nơng nghiệp. Trong đó:

ạ Đất rừng sản xuất:

Diện tích 243.549 ha, chiếm 35,70 % đất lâm nghiệp. Trong đó đất có rừng 115.280 ha, diện tích cịn lại là đất rừng nghèo, cây bụị

Đất rừng sản xuất phân bố hầu hết ở các huyện, tập trung nhiều ở các huyện trung du miền núi như Đông Giang, Tây Giang, Đại Lộc, Duy Xuyên, Quế Sơn, Nam Giang, Phước Sơn, Hiệp Đức...Cây trồng chủ yếu là các loại cây lấy gỗ, cây nguyên liệụ Sản lượng khai thác gỗ hàng năm đạt trên 200.000 m3/năm, tập trung ở các huyện Đại Lộc, Phú Ninh, Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Quế Sơn, Phước Sơn, Bắc Trà Mỵ

b. Đất rừng phịng hộ:

Diện tích 309.080 ha, chiếm 45,30 % diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó diện tích có rừng 233.177 ha, diện tích cịn lại là rừng nghèo, cây bụi rải rác.

Đất rừng phòng hộ tập trung hầu hết ở các huyện, phân bố nhiều ở các huyện Đại Lộc, Quế Sơn, Núi Thành, Hiệp Đức, Phước Sơn, Đông Giang, Tây Giang, Nam Trà My, Bắc Trà Mỵ

c. Đất rừng đặc dụng:

Diện tích 129.627 ha, chiếm 19,00 % đất lâm nghiệp, trong đó 99.424 ha đất có rừng, cịn lại là diện tích rừng nghèo, cây bụi rải rác.

Đất rừng đặc dụng của Tỉnh phân bố ở các địa phương: Hội An, Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Nam Trà My, Nông Sơn và Phước Sơn chủ yếu cho các khu vực bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo tồn lồi, sinh quyển...Trong đó các khu bảo tồn đã được xác lập như: Khu bảo tồn thiên nhiên Sông Thanh, Ngọc Linh, Vườn Quốc gia Bạch Mã, Bà Nà-Núi Chúa, khu rừng đặc dụng Cù Lao Chàm. Hiện nay đang nghiên cứu và đề xuất 02 Khu bảo tồn loài sinh cảnh Sao La và Khu bảo tồn lồi voi ở Nơng Sơn.

2.1.1.3. Đất ni trồng thuỷ sản:

Diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản: 3.533 ha, chưa kể diện tích ni kết hợp trong các hồ chứa, cơng trình thuỷ lợi, mặt nước chun dùng: 3.788 ha

Phân ra: + Đất nuôi thuỷ sản nước lợ, mặn : 2.716 ha + Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 817 ha

Diện tích đất ni trồng tập trung có diện tích 3.373 ha, chiếm khoảng 95%, tập trung chủ yếu ở các huyện Núi Thành, Điện Bàn, Thăng Bình, Duy Xuyên, Hội An...phân bố chủ yếu ở các địa phương:

Bảng 08: Diện tích ni trồng thủy sản tập trung

ĐVT: Ha

TT Địa phương NTTS nước ngọt NTTS nước lợ

1 Núi Thành 196,21 1.749,99

Một phần của tài liệu BaocaothuyetminhQHSDD (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)