Lý do chọn ngành/ nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 56 - 61)

Lý do chọn ngành, nghề Số lượng Tỷ lệ (%)

Vì đó là ngành nghề mà em thích 198 82,50 Vì bạn của em cũng chọn ngành nghề đó 62 25,83

Vì gia đình định hướng cho em 174 72,50

Vì ngành/ nghề đó có khả năng phát triển trong tương lai

44 18,33

Lý do khác 204 85,00

Biểu đồ 2.3: Lý do chọn ngành/ nghề

Qua bảng 2.6 và biểu đồ 2.3, có đến 82,50% tổng số học sinh được khảo sát chọn nghề vì sở thích của bản thân, chiếm tỷ lệ cao nhất. Sự định hướng của gia đình (bố, mẹ, anh, chị, ...) với việc chọn nghề của học sinh cũng có ảnh hưởng lớn. Ngồi ra, vẫn có học sinh chọn nghề theo trào lưu, ngẫu hứng, theo

có đến 85% học sinh chọn nghề vì lý do khác như ngành học đó có mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình, vì nghề đó dễ xin việc, vì nghề đó đang thiếu nhân lực..., trong đó lý do chọn nghề vì ngành học đó có mức học phí phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất.

Theo số liệu thu được, việc chọn nghề của học sinh chủ yếu theo sở thích của bản thân, được người thân định hướng. Khả năng kinh tế của gia đình cũng tác động không nhỏ đến việc lựa chọn ngành học, chọn nghề của học sinh.

Về lực lượng tham gia định hướng, giúp đỡ học sinh chọn nghề, theo kết quả khảo sát, có nhiều lực lượng tham gia thực hiện hoạt động GDHN cho học sinh ở trường THPT. Lực lượng này bao gồm nhiều cá nhân, tổ chức trong nhà trường. Mỗi cá nhân, tổ chức có một nhiệm vụ riêng nhưng thống nhất, hỗ trợ, phối hợp với nhau theo kế hoạch đã đề ra. Khi được hỏi “Ai định

hướng, giúp đỡ em trong lựa chọn ngành nghề?”, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.7: Đối tượng định hướng, giúp đỡ học sinh lựa chọn nghề Đối tượng tham gia định hướng nghề cho Đối tượng tham gia định hướng nghề cho

học sinh Số lượng Tỷ lệ (%) Lãnh đạo trường 167 69,58 GVCN 189 78,75 GVBM 112 46,67

Đoàn thanh niên 65 27,08

Đối tượng khác 230 95,83

Có đến 95,83% tổng số học sinh được khảo sát có câu trả lời là các em được định hướng nghề từ người thân trong gia đình như bố, mẹ, anh, chị; từ các hoạt động tư vấn hướng nghiệp của các trường ĐH, CĐ, TCCN; từ các anh chị đã học ở các khóa trước... (Nguồn khác)

Ngồi các nguồn thơng tin từ người thân, từ hoạt động tư vấn của các trường ... thì Lãnh đạo nhà trường cũng tham gia tích cực trong việc giúp đỡ, định hướng cho học sinh để lựa chọn nghề phù hợp với sở thích, năng lực bản thân và nhu cầu của ngành nghề.

Như vậy qua nắm bắt tình hình định hướng nghề cho bản thân, chúng tôi khái quát nhận thức của học sinh về hoạt động GDHN như sau:

Học sinh nhận thức được tầm quan trọng trong việc lựa chọn nghề trong tương lai của bản thân. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa ý thức một cách đầy đủ về tầm quan trọng của nghề, chưa có định hướng cụ thể cho bản thân về nghề sẽ lựa chọn.

Khi lựa chọn ngành học, chọn nghề, học sinh chưa tìm hiểu đầy đủ thơng tin về nghề mình chọn. Các thơng tin về nghề bao gồm nhiều mặt như yêu cầu của nghề, năng lực của bản thân đáp ứng yêu cầu của nghề, khả năng phát triển của nghề... Để hiểu biết một cách đầy đủ những thông tin trên, bản thân học sinh phải chủ động tìm hiểu để có thơng tin chính xác, đưa ra lựa chọn nghề cho bản thân một cách phù hợp, đồng thời, người trực tiếp tham gia hoạt động GDHN phải cập nhật thông tin để cung cấp cho học sinh.

2.4. Thực trạng công tác quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn

Quản lý hoạt động GDHN hiệu quả sẽ đẩy mạnh công tác tổ chức hoạt động GDHN, kích thích sự tham gia của các lực lượng GDHN, đồng thời điều chỉnh, khắc phục kịp thời những hạn chế, tồn tại, bất cập trong công tác GDHN.

2.4.1. Thực trạng quản lý việc xây dựng chương trình hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn

Công tác lập kế hoạch GDHN có tác động và là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của hoạt động GDHN. Với nhiều cách nhìn nhận

khác nhau về xây dựng kế hoạch, tùy theo góc độ tiếp cận, song chúng ta có thể hiểu rằng xây dựng kế hoạch là một quá trình thu thập, phân tích và xử lý thơng tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu, phân bổ các nguồn lực, thời gian và các phương án thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cho một hoạt động của tổ chức.

Trong bối cảnh thế giới và Việt Nam hiện nay, hoạt động GDHN là vô cùng quan trọng và được quan tâm. Nhận thức được điều đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định đã xác định mục tiêu, nhiệm vụ năm học trong đó nội dung GDHN là một trong những nội dung quan trọng.

Công tác chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định về hoạt động GDHN được thể hiện rõ ở các văn bản chỉ đạo, kế hoạch thực hiện một cách xuyên suốt. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” chỉ rõ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc với tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với quy luật khách quan. Đối với giáo dục phổ thông, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn… Bảo đảm cho học sinh có trình độ trung học cơ sở có tri thức phổ thơng nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau THCS, THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thơng có chất lượng.

Hằng năm, trong các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định đều đề cập đến nội dung GDHN. Trên cơ sở đó, các trường THPT lập kế hoạch thực hiện hoạt động GDHN một cách linh hoạt, hiệu quả.

Khảo sát về việc lập kế hoạch năm học và kế hoạch hoạt động GDHN ở các trường THPT chúng tôi nhận thấy:

- Kế hoạch dạy nghề phổ thông: Các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn phối hợp với Trung tâm dạy nghề An Nhơn tổ chức dạy nghề phổ thông cho học sinh khối lớp 11.

- Kế hoạch ngoại khóa tổ chức hoạt động hướng nghiệp của Đoàn thanh niên được tổ chức theo kế hoạch hoạt động Đoàn, thực hiện một hoặc hai lần trong năm hoặc dưới hình thức Vui học dưới cờ, Rung Chuông vàng, “Sinh hoạt dưới cờ khi Tơi 18” trong “Chương trình khi Tơi 18”, qua hoạt động phối hợp với Đoàn thanh niên các xã, phường…

- Kế hoạch sinh hoạt hướng nghiệp (9 tiết/ năm học) được thực hiện ở 3 khối lớp, nhà trường lập kế hoạch giao cho GVCN lớp phụ trách, tổ chức song song với hoạt động Giáo dục ngoài giờ lên lớp.

- Kế hoạch tư vấn hướng nghiệp được các trường lập, có các thành viên phụ trách nhưng chủ yếu là tư vấn tuyển sinh, hướng dẫn học sinh làm hồ sơ tuyển sinh.

Như vậy, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn đã lập kế hoạch tổ chức hoạt động GDHN đầy đủ. Điều này cho thấy các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn đã quan tâm đến hoạt động GDHN tại trường.

2.4.2. Thực trạng quản lý việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn

Sau khi lập kế hoạch GDHN, việc tổ chức hoạt động GDHN là khâu quan trọng để thực hiện hiệu quả mục tiêu hướng nghiệp, là khâu quyết định chất lượng GDHN tại các trường THPT.

2.4.2.1. GDHN thơng qua các mơn văn hóa

Mỗi môn học liên quan đến một hoặc nhiều lĩnh vực khoa học có liên quan khác nhau. Trong mơn Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân, giáo viên giúp học sinh làm quen với những nghề thuộc lĩnh vực văn hóa, xã hội như

nhà văn, nhà thơ, nhà sử học, nhà khảo cổ học, bảo tồn bảo tàng, nhà giáo… Trong môn Địa lý, giáo viên giúp học sinh làm quen với các ngành nghề liên quan như địa chất, giao thông, du lịch, xây dựng …, giáo viên bộ môn khoa học tự nhiên như Tốn, Vật lý, Hóa học giới thiệu giúp các em làm quen với các ngành nghề chế tạo, kiến trúc, xây dựng, luyện kim, công nghiệp ô tô, công nghệ tự động, dầu khí... Trong các mơn học mang tính ứng dụng nhiều hơn như Sinh học, Công nghệ, Tin học, học sinh có thể được giới thiệu làm quen với các ngành nghề như chế biến thực phẩm, công nghệ sinh học, công nghệ vi sinh, công nghệ thông tin, nông - lâm - ngư nghiệp… Đối với môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh), giáo viên bộ môn giới thiệu cho học sinh các ngành nghề như thông dịch, biên dịch, dịch thuật, du lịch, sư phạm…

Tuy nhiên, trên thực tế, qua khảo sát 8 CBQL và 80 giáo viên về lực lượng trực tiếp tham gia hoạt động GDHN cho học sinh với câu hỏi “Theo thầy/ cô, người trực tiếp tham gia hoạt động GDHN là ai?”, chúng tôi thu

được kết quả như bảng 2.8

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 56 - 61)