Nguồn thông tin Số lượng Tỷ lệ (%)
Bạn bè 67 76,14
Người thân 56 63,64
GVCN 62 70,45
GVBM 41 46,59
Phương tiện truyền thông 23 26,14
Nguồn khác 48 54,55
Qua số liệu thu được, chúng tôi nhận thấy học sinh lấy thông tin về ngành nghề từ nhiều nguồn khác nhau, thông tin từ GVCN (chiếm 70,45%), GVBM (chiếm 46,595) và người thân (chiếm 63,64%), học sinh cịn tham khảo thơng tin về nghề từ bạn bè. Tỷ lệ học sinh lấy thông tin về nghề nghiệp từ bạn bè cao nhất trong bảng số liệu (76,14%). Trong khi đó, những học sinh cùng trang lứa cũng đang tìm hiểu thơng tin về nghề, cũng đang phân vân khi lựa chọn ngành nghề, thông tin của các em thu nhận có thể chưa chính xác. Bởi thế, nếu quá tin, quá phụ thuộc vào thông tin các bạn cung cấp, học sinh đôi khi đưa ra lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân.
2.4.2.3. Quản lý nội dung GDHN thông qua tổ chức hoạt động ngoại khóa
tỉnh Đồn Bình Định, thị đồn An Nhơn, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn tổ chức Sinh hoạt dưới cờ Khi tôi 18, hoạt động nằm trong chuỗi chương trình “Khi Tơi 18”. Các trường THPT đã tổ chức hoạt động với nội dung hướng nghiệp. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của học sinh toàn trường, nội dung hướng nghiệp được Lãnh đạo nhà trường phê duyệt nhưng thời lượng dành cho hoạt động này không nhiều, khoảng 30 phút hoặc 1 tiết học vào tháng 3 hằng năm dưới hình thức Rung chng vàng. Các buổi hoạt động ngoại khóa tổ chuyên môn tập trung chủ yếu vào kiến thức mơn học, ít lồng ghép nội dung hướng nghiệp. Với các hình thức tổ chức như vậy, các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn đã tổ chức ngoại khóa cho học sinh nhưng thời gian cho GDHN chưa nhiều, chưa đáp ứng nhu cầu của học sinh.
Tóm lại, nhìn chung các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn cơ bản quan tâm đến việc quản lý nội dung GDHN. Sự phối hợp giữa nhà trường và Đoàn thể nhịp nhàng. Tuy nhiên, việc quản lý nội dung GDHN trong các mơn học cịn chưa đồng bộ. Cán bộ quản lý cịn phó thác cho GVCN, GVBM trong xây dựng nội dung liên hệ thực tiễn, cập nhật thông tin dẫn đến việc GDHN qua mỗi môn học và sinh hoạt hướng nghiệp chưa đạt hiệu quả mong muốn
2.4.3. Thực trạng quản lý việc sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn
Đảm bảo cơ sở vật chất là điều kiện tiên quyết quyết định sự thành công hay thất bại trong việc tổ chức bất kỳ một nội dung, hoạt động nào trong nhà trường. Trong thời gian qua, được sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm về mọi mặt của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định, cơ sở vật chất của các trường đã được đầu tư xây dựng nhưng vẫn chưa đáp ứng
đủ cho hoạt động của nhà trường như phịng học khơng đủ để tổ chức học 1 ca/ ngày, chưa có phịng bộ mơn, phịng chức năng..., phương tiện dạy học của các trường còn thiếu thốn. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động dạy học của nhà trường, phần nào hạn chế chất lượng, hiệu quả của hoạt động GDHN.
Một trong tổng số bốn trường khảo sát có cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ phòng học một ca, các phịng chức năng, phịng thí nghiệm thực hành, phịng đa năng, ti vi, máy chiếu đầy đủ, thuận lợi cho việc tổ chức giảng dạy và học tập nói chung, hoạt động GDHN nói riêng.
Vì điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng nhu cầu đặt ra, việc đa dạng hóa hoạt động GDHN cũng bị ảnh hưởng phần nào. Hoạt động GDHN được thực hiện chủ yếu theo nội dung tháng, thực hiện theo lớp tại phòng học. Khi được hỏi về hình thức tổ chức hoạt động GDHN, có 63,75% học sinh trả lời là ít đa dạng về hình thức tổ chức. Bảng 2.12: Hình thức tổ chức hoạt động GDHN Hình thức tổ chức GDHN Số lượng Tỷ lệ (%) Rất đa dạng 18 7,50 Đa dạng 69 28,75 Ít đa dạng 153 63,75
Như đã đề cập, do hoạt động GDHN chủ yếu được thực hiện theo lớp, tại phịng học, mỗi giáo viên có một cách tổ chức khác nhau nhưng chủ yếu là hỏi đáp về nghề. Qua trao đổi với các CBQL và giáo viên, chúng tôi được biết việc tổ chức hoạt động GDHN cho học sinh toàn khối, tồn trường gặp khó khăn do thiếu phịng học, phải tổ chức học 2 ca/ ngày, có khối lớp được phân làm hai, một nửa học ca sáng, một nửa học ca chiều. Bên cạnh đó ngân sách chi tổ chức hoạt động GDHN ngoài trời như tổ chức hội thảo, tham quan các
cơ sở sản xuất, mời tư vấn viên nói chuyện chun đề… rất ít so với kinh phí dành cho các hoạt động khác trong nhà trường.
2.4.4. Thực trạng quản lý việc thu hút tập hợp các lực lượng giáo dục trong nhà trường tham gia tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học nhà trường tham gia tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn
Các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn thực hiện GDHN chủ yếu thông qua sinh hoạt hướng nghiệp và lồng ghép trong giảng dạy bộ môn. Đối với hoạt động sinh hoạt hướng nghiệp - tiết học hướng nghiệp, nhà trường phân cơng cho GVCN lớp đảm trách.
Nhìn chung, đội ngũ giáo viên của các trường đầy đủ, phần lớn có thâm niên trong công tác giảng dạy nhưng để đảm nhiệm cơng tác GDHN thì chưa được đầu tư. Qua kết quả khảo sát thì đối tượng trực tiếp tham gia hoạt động GDHN là GVCN (GVCN chiếm tỷ lệ 71,59%, Ban giám hiệu chiếm 54,55%, GVBM chiếm 29,55%), khơng có giáo viên chuyên trách thực hiện GDHN.
Bảng 2.13: Đối tượng định hướng, giúp đỡ học sinh lựa chọn nghề Đối tượng tham gia định hướng nghề cho Đối tượng tham gia định hướng nghề cho
học sinh
Số lượng Tỷ lệ (%)
Lãnh đạo trường 167 69,58
GVCN 189 78,75
GVBM 112 46,67
Đoàn thanh niên 65 27,08
Đối tượng khác 230 95,83
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.13 với câu hỏi “ Ai định hướng giúp đỡ em trong lựa chọn ngành nghề”, câu trả lời thu được nhiều nhất là GVCN và
đối tượng khác (người thân, các anh chị khóa trước…). Như vậy, đối tượng trong nhà trường có ảnh hưởng lớn nhất đến sự định hướng nghề của học sinh là đội ngũ GVCN.
2.4.5. Thực trạng quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng của quản lý, là một khâu quan trọng không thể thiếu của tất cả các hoạt động trong nhà trường kể cả hoạt động GDHN. Việc kiểm tra, đánh giá giúp nhà trường quản lý kịp thời có những giải pháp hỗ trợ, điều chỉnh, định hướng các hoạt động diễn ra theo đúng kế hoạch. Xong, việc kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN của cán bộ quản lý ở các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn còn lỏng lẻo, chưa chú trọng. Cụ thể, qua khảo sát 8 cán bộ quản lý và 80 giáo viên, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.14.
Bảng 2.14: Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN của Ban giám hiệu
Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%)
Kiểm tra thường xuyên 8 9,09
Kiểm tra định kỳ 36 40,91
Ít kiểm tra 40 45,45
Không kiểm tra 4 4,55
Số liệu ở bảng 2.14 thể hiện công tác kiểm tra, đánh giá của Ban giám hiệu các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn với GDHN. Mức độ kiểm tra thường xuyên chiếm tỷ lệ 9,09%; kiểm tra định kỳ chiếm tỷ lệ 34,09%; ít kiểm tra chiếm tỷ lệ 52,27% và không kiểm tra chiếm tỷ lệ 4,55%. Với kết quả thu được như trên cho thấy Lãnh đạo các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn cịn coi nhẹ cơng tác kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN. Việc
triển khai nội dung, mục tiêu chương trình được thực hiện khá tốt, tuy nhiên, có lúc cịn xem nhẹ khâu kiểm tra, chưa phát huy tối đa vai trị của kiểm tra trong cơng tác quản lý.
Ngồi ra, nội dung GDHN còn được lồng ghép trong nhiều hoạt động như hoạt động giảng dạy của giáo viên, hoạt động ngoại khóa của các tổ chức, Đoàn thể, hoạt động dạy nghề phổ thông,…nên việc kiểm tra, đánh giá gặp nhiều bất cập.
Việc kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động GDHN cần có lực lượng chuyên trách đủ về số lượng, năng lực thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá. Các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn hiện nay chưa có lực lượng giáo viên chuyên trách để thực hiện nhiệm vụ này. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khâu kiểm tra, đánh giá hoạt động GDHN.
Quy chế đánh giá chuyên môn dành riêng cho GDHN chưa được xây dựng. Việc kiểm tra chủ yếu dựa vào giáo án, sổ ghi đầu bài GDHN và giáo viên đã thực hiện hết tiến độ chương trình. Việc đánh giá cán bộ, giáo viên tham gia hoạt động GDHN còn qua loa dẫn đến khơng khích lệ hoạt động GDHN phát triển.
2.4.6. Thực trạng quản lý việc bồi dưỡng các lực lượng làm công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn
Khi được hỏi về những đề xuất của thầy, cô đối với việc GDHN tại trường, chúng tôi nhận được các ý kiến đề xuất như tăng cường cơng tác kiểm tra, đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động GDHN, tăng cường nguồn lực (cơ sở vật chất) để tổ chức hoạt động GDHN một cách thuận lợi, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên làm GDHN…Trong các ý kiến đề xuất trên, có 63/88 cán bộ quản lý, giáo viên đề xuất việc tăng cường bồi dưỡng cho giáo viên làm GDHN, chiếm 71,59%. Qua khảo sát cho thấy việc bồi dưỡng
cán bộ, giáo viên làm GDHN chưa được quan tâm. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc tổ chức hoạt động GDHN chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao, chưa kích thích sự hứng thú của học sinh đối với hoạt động GDHN.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông trong trường phổ thông
2.5.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông động giáo dục hướng nghiệp trong trường phổ thông
Muốn hoạt động GDHN đạt kết quả tốt, cần phải đổi mới nhận thức. Trước tiên, cấp thiết phải làm cho cán bộ quản lý giáo dục có nhận thức đúng đắn về GDHN, coi GDHN là nhiệm vụ quan trọng song song với giáo dục văn hóa. Cán bộ quản lý phải có sự nhận thức đúng đắn, đẩy đủ về GDHN thì mới có sự chỉ đạo tích cực, liên tục và có sự đầu tư thỏa đáng cho GDHN.
Cán bộ quản lý giáo dục cần có sự liên hệ chặt chẽ với các cấp chính quyền địa phương, cùng nhau phối hợp làm tốt công tác GDHN. Cần lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá nghiêm túc; quản lý hợp lý về nội dung GDHN, quản lý cơ sở vật chất, nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động GDHN, quản lý đội ngũ giáo viên bộ môn, giáo viên làm công tác hướng nghiệp đảm bảo về chất lượng và số lượng, đáp ứng yêu cầu của công tác giảng dạy và tư vấn hướng nghiệp, bảo đảm nội dung, chương trình GDHN được thực hiện đầy đủ, phù hợp, với các phương pháp hiệu quả.
Giáo viên, phụ huynh học sinh và học sinh cũng cần có nhận thức đúng đắn về GDHN. Cho đến nay, xã hội vẫn xem trọng bằng cấp. Nhiều gia đình định hướng cho con học để lấy bằng chứ không phải học để lấy một nghề. Do đó, việc tham gia hoạt động giáo dục hướng nghiệp cịn mang tính hình thức, đối phó. Nhiều trường hợp học sinh học nghề khơng phải xuất phát từ nhu cầu học một nghề cho tương lai mà chỉ vì được cộng điểm cho kỳ thi tốt nghiệp.
Điều này cũng ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động GDHN trong trường phổ thông.
2.5.2. Đội ngũ giáo viên hướng nghiệp
Hiện nay, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trung học phổ thông của các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định đã đủ về số lượng, đạt chuẩn về chất lượng. Hầu hết các thầy cơ giáo có phẩm chất chính trị tốt, chun mơn nghiệp vụ vững vàng, không ngừng học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt.Đây là một thuận lợi cho giáo dục nói chung và giáo dục hướng nghiệp nói riêng. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên làm cơng tác GDHN vẫn cịn kiêm nhiệm, nhà trường cịn xếp giáo viên khơng đủ số tiết quy định làm công tác hướng nghiệp. Trong khi đó các giáo viên này lại không được tập huấn về công tác GDHN, giáo viên làm công tác GDHN ở trường lại thay đổi thường xuyên trong các năm học. Phần lớn các giáo viên bộ môn chỉ quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức cơ bản, ít quan tâm đến việc hướng nghiệp cho học sinh thông qua bộ mơn của mình. Vì vậy, chất lượng các buổi sinh hoạt giáo dục hướng nghiệp thường không cao, không đạt hiệu quả như mong muốn.
Trong bất cứ hoạt động giáo dục nào, yếu tố giáo viên cũng đóng một vai trị quan trọng, GDHN cũng khơng nằm ngồi quy luật đó. Việc quản lý hoạt GDHN không thể đạt được hiệu quả cao nếu nhà quản lý khơng có trong tay một đội ngũ giáo viên hướng nghiệp có trình độ cao, được đào tạo bài bản và tâm huyết với nghề.
2.5.3. Tài chính, cơ sở vật chất cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Để quản lý tốt hoạt động giáo dục hướng nghiệp, cần có đủ cơ sở vật chất và điều kiện tài chính. Nguồn tài chính là một cơng cụ hữu hiệu để phát triển và đảm bảo chất lượng giáo dục đào tạo trong đó có hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Việc kinh phí đào tạo thấp, chưa có quy chế, định mức rõ ràng
ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý hoạt động GDHN. Kinh phí để mua tài liệu, xây dựng góc hướng nghiệp, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho giáo viên làm cơng tác GDHN còn rất hạn chế. Cơ sở vật chất cũng giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức hoạt động GDHN. Khác với các mơn văn hóa, GDHN phải có thực hành mà phần thực hành cần phải có cơ sở vật chất đầy đủ. Chỉ khi có các trang thiết bị đầy đủ thì các nội dung, chương trình giáo dục
2.5.4. Yếu tố kinh tế thị trường
Nhu cầu của thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến việc lựa chọn nghề. Để lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, sở trường và nhu cầu của xã hội, học sinh phải hiểu rõ năng lực cá nhân, tìm hiểu nhu cầu của thị trường qua nhiều kênh thơng tin. Nhà quản lý chủ động tìm hiểu và cung cấp thơng tin về thị trường lao động cho học sinh, xây dựng kế hoạch hướng nghiệp phù hợp với nhu cầu của thị trường.
2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã An Nhơn
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động GDHN và quản lý hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường THPT trên địa bàn thị xã An Nhơn tỉnh Bình Định, chúng tơi đánh giá về công tác quản lý hoạt động GDHN cho học sinh ở các trường như sau:
2.6.1. Ưu điểm và tồn tại