Cấu trúc hoạt động quản lý trong nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 35)

Đối tượng của quản lý giáo dục là hoạt động của cán bộ, giáo viên, học sinh và tổ chức sư phạm của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch và chương trình giáo dục và đào tạo nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đã quy định với chất lượng cao.

1.2.3. Hướng nghiệp và giáo dục hướng nghiệp

Theo các nhà kinh tế học, “Hướng nghiệp” có thể được hiểu là hệ thống những biện pháp dẫn dắt, tổ chức thanh thiếu niên đi vào lao động nghề nghiệp nhằm sử dụng hợp lý tiềm năng lao động tuổi trẻ của đất nước. Hướng nghiệp góp phần tích cực vào q trình phấn đấu, nâng cao năng suất lao động xã hội.

Theo Phạm Tất Dong thì hướng nghiệp như là một hệ thống tác động của xã hội về giáo dục, về y học, kinh tế học nhằm giúp cho thế hệ trẻ chọn được nghề phù hợp với hứng thú, năng lực, nguyện vọng, sở trường của cá nhân, vừa đáp ứng được nhu cầu nhân lực của các lĩnh vực sản xuất trong nền

kinh tế quốc dân [10]. Theo các nhà giáo dục học “Hướng nghiệp” vừa là hoạt động của giáo viên, vừa là hoạt động của học sinh và kết quả cuối cùng của quá trình hướng nghiệp là sự tự quyết định của học sinh trong việc chọn lựa nghề nghiệp tương lai.

Như vậy có thể thấy, với các tiêu chí khác nhau, ở góc độ chun mơn khác nhau chúng ta có nhiều định nghĩa khác nhau cho khái niệm “Hướng nghiệp”. Qua những định nghĩa đó chúng tơi nhận thấy rằng:

Hướng nghiệp là các hoạt động nhằm hỗ trợ mọi cá nhân chọn lựa và phát triển chuyên môn nghề nghiệp phù hợp nhất với khả năng của cá nhân, đồng thời thỏa mãn nhu cầu nhân lực cho tất cả các lĩnh vực nghề nghiệp (thị trường lao động) ở cấp độ địa phương và quốc gia.

Hướng nghiệp là hoạt động địi hỏi tồn xã hội có trách nhiệm tham gia. Thế hệ trẻ cần được hướng nghiệp liên tục bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau. Cần để cho các em lựa chọn nghề nghiệp theo đúng năng lực, sở thích của các em nhưng cũng cần giúp các em hiểu rõ nhu cầu nhân lực mà xã hội đặt ra và trách nhiệm của các em với xã hội.

Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân.

Theo từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 1998) thì hướng nghiệp được hiểu là “Thi hành những biện pháp nhằm đảm bảo sự phân bố tối ưu (có chú ý

tới năng khiếu, năng lực, thể lực) nhân dân theo ngành và loại lao động” hoặc được hiểu với nghĩa “giúp đỡ lựa chọn hợp lý ngành nghề”. Đây có thể

xem như là một khái niệm chung nhất về hướng nghiệp [34].

tương đối cơ bản và hệ thống.

Tài liệu GDHN trong trường học của Australia quan niệm như sau: Trong nhà trường phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm nhằm giáo dục học sinh lựa chọn nghề một cách tốt nhất. Nghĩa là trong sự lựa chọn đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của cá nhân với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề.

Hoyt (1987) cho rằng: GDHN là một quá trình giúp học sinh đạt được các kiến thức về nghề, biết sử dụng kiến thức, kỹ năng, và thái độ cần thiết trong quá trình làm việc, trong quá trình sản xuất và hài lòng với các hoạt động khác trong cuộc sống.

Tác giả Đặng Danh Ánh: “GDHN là một hoạt động của các tập thể sư

phạm, của các cán bộ thuộc các cơ quan nhà máy khác nhau, được tiến hành với mục đích giúp học sinh chọn nghề đúng đắn phù hợp với năng lực, thể lực và tâm lý của cá nhân với nhu cầu nhân lực xã hội. Hướng nghiệp là một bộ phận cấu thành của quá trình giáo dục - học tập trong nhà trường” [1,

tr.121].

Tác giả Phạm Viết Vượng định nghĩa: “GDHN là hoạt động định

hướng nghề nghiệp của các nhà sư phạm cho học sinh, nhằm giúp họ chọn một nghề phù hợp với hứng thú, năng lực của cá nhân và yêu cầu nhân lực của xã hội’ [12, tr.30].

Trong cơ sở giáo dục phổ thông, hoạt động GDHN là một hệ thống các tác động của các lực lượng giáo dục, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo, nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động theo những định hướng nhất định, giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội về khả năng đóng góp của mỗi người vào cuộc sống lao động sản xuất, đem lại lợi ích cho mỗi cá nhân và toàn xã hội. Với đặc điểm của chương

trình là phổ thơng, cơ bản, GDHN cũng bao gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

GDHN được coi như là công việc của toàn thể giáo viên, tập thể sư phạm trong nhà trường nhằm mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội. Như vậy, GDHN trong nhà trường phổ thông được thể hiện như một hệ thống tác động sư phạm nhằm làm cho học sinh chọn được nghề một cách phù hợp. Khi xem xét GDHN là một trong những nội dung của hoạt động giáo dục, thông qua hoạt động hướng nghiệp mỗi học sinh lĩnh hội được những thông tin về nghề nghiệp trong xã hội, đặc biệt là nghề nghiệp ở địa phương, nắm được hệ thống yêu cầu của từng nghề cụ thể mà mình muốn chọn, có kỹ năng tự đối chiếu những đặc điểm tâm - sinh lý của bản thân với hệ thống yêu cầu của nghề đang đặt ra cho người lao động.

Trên cơ sở các quan niệm trên, theo chúng tôi: GDHN là một tổ hợp các hoạt động của nhà trường, gia đình và xã hội trong đó nhà trường đóng vai trị chủ đạo trong việc cung cấp tri thức, hình thành kỹ năng chọn nghề cho học sinh trên cơ sở đó học sinh lựa chọn nghề phù hợp với năng lực, tính cách, sở thích, giá trị của bản thân, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình và phù hợp với nhu cầu của xã hội.

1.2.4. Quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp

Quản lý hoạt động GDHN là một bộ phận của quản lý, hay có thể hiểu quản lý hoạt động GDHN là những tác động của chủ thể quản lý vào quá trình giáo dục (Được tiến hành bởi tập thể giáo viên và học sinh với sự hỗ trợ của các lực lượng xã hội) nhằm tuyên truyền, định hướng và tư vấn cho học sinh trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp sao cho phù hợp với xu thế đổi mới, phát triển chung về kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển nghề nghiệp tại địa

phương nhằm tránh hiện tượng thừa thầy thiếu thợ, lãng phí nguồn ngân sách Nhà nước cấp cho giáo dục và đào tạo, đảm bảo đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ CNH – HĐH đất nước.

Để quản lý hoạt động GDHN, nhà quản lý phải xác định chính xác mục tiêu, nội dung, hình thức GDHN, xây dựng kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá hoạt động GDHN trong nhà trường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để thực hiện GDHN trong nhà trường ngày càng tốt hơn. Ngoài ra, nhà quản lý cũng phải cập nhật tình hình kinh tế - xã hội, nắm bắt nhu cầu nghề nghiệp của xã hội, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương để có thể định hướng nghề nghiệp cho học sinh một cách hiệu quả. Quản lý hoạt động GDHN cần phải dựa trên nghiên cứu khoa học về nhu cầu thị trường lao động, đặc điểm và nhu cầu năng lực của thanh thiếu niên, chính sách, cơ sở vật chất cho giáo dục và nhiều yếu tố khác.

1.3. Cơ sở lý luận hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

1.3.1. Mục tiêu hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

Mục tiêu chung của GDHN là hình thành năng lực tự chủ trong việc lựa chọn nghề của học sinh trên cơ sở của sự phù hợp giữa năng lực, hứng thú, sở thích cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động trong các hoạt động đa dạng của đời sống xã hội. Thực hiện được mục tiêu nêu trên, GDHN sẽ góp phần nâng cao hiệu quả lao động xã hội, điều chỉnh từ gốc sự phân luồng lao động dự trữ trên bình diện cả nước.

Đối với trường THPT, mục tiêu của GDHN là giúp cho học sinh có được ý thức là chủ thể trong sự lựa chọn nghề, có định hướng đúng khi chọn nghề dựa trên cở sở hiểu biết khoa học về nghề nghiệp, về nhu cầu thị trường lao động xã hội và năng lực, sở trường của bản thân.

1.3.2. Nội dung hoạt động giáo dục hướng nghiệp.

nội dung chủ yếu là định hướng nghề, tư vấn nghề và tuyển chọn nghề.

1.3.3.1. Định hướng nghề

Công việc chủ yếu của định hướng nghề trong trường THPT gồm những nội dung:

- Thông tin cho học sinh biết về đặc điểm hoạt động và yêu cầu phát triển của các nghề trong xã hội.

- Định hướng sự chú ý của học sinh vào những ngành, nghề hay lĩnh vực kinh tế - xã hội mà Nhà Nước, địa phương đang cần phát triển.

- Kích thích hứng thú của học sinh tìm hiểu về các ngành, nghề trong xã hội. - Giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, từng bước xoá bỏ những quan niệm sai về nghề nghiệp trong xã hội.

- Giáo dục học sinh tự giác lao động nhằm tự đánh giá và kiểm nghiệm hứng thú của bản thân đối với một dạng lao động nhất định.

1.3.3.2. Tư vấn nghề

Theo K.Kplatonov, tư vấn nghề là hệ thống những biện pháp tâm lý giáo dục và y học và những hình thức tác động đa dạng khác nhằm phát hiện, đánh giá, khám phá những phẩm chất, năng lực thể chất và tinh thần của thanh thiếu niên, đối chiếu những yêu cầu do nghề đặt ra đối với người lao động, cân nhắc nhu cầu lao động của các thành phần kinh tế, nhằm xác định nhóm nghề phù hợp.

Theo từ điển Tâm lý học, tư vấn nghề được hiểu là “hoạt động tư vấn giúp các cá nhân, đặc biệt là những thanh niên trong quá trình định hướng, tìm chọn cũng như thay đổi nghề” [35].

Tư vấn nghề được hiểu như tổ hợp nhiều hoạt động, bằng những tác động của nhà tư vấn, làm bộc lộ ở cá nhân người được tư vấn những đặc điểm, phẩm chất, nhân cách, tâm lý cá nhân. Trên cơ sở đó nhà tư vấn đối chiếu với những yêu cầu, đòi hỏi và nhu cầu nghề nghiệp, cho học sinh những

lời khuyên chọn nghề có căn cứ khoa học, loại bỏ những trường hợp may rủi, thiếu chín chắn khi chọn nghề. Theo P.A Savin thì tư vấn nghề thực hiện chức năng liên kết, giúp học sinh đối chiếu hứng thú, sở thích và khả năng của bản thân với nhu cầu của nền kinh tế.

Tư vấn nghề có thể phân ra thành 2 loại:

- Tư vấn sơ bộ: GVCN hoặc GVBM đóng vai trị nhà tư vấn, từ những hiểu biết về yêu cầu của một ngành, nghề ở một số trường hoặc địa phương, về nhu biết về yêu cầu của một ngành, nghề ở một số trường hoặc địa phương, về nhu cầu nhân lực của xã hội và năng lực thực tế của học sinh, nhà tư vấn cho học sinh những lời khuyên tổng quan, sơ bộ, cấp thiết về sự lựa chọn nghề, chọn trường sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

- Tư vấn chuyên sâu: Tư vấn chuyên sâu được tiến hành trên cơ sở khoa học, đảm bảo độ chính xác cao nhờ vào các máy móc hiện đại. Điều kiện để có thể thực hiện tư vấn chun sâu địi hỏi phải có chuyên gia tư vấn được đào tạo căn bản như các nhà tâm lý học, giáo dục học, bác sỹ…

1.3.3.3. Tuyển chọn nghề

Tuyển chọn nghề là quá trình đánh giá sự phù hợp ban đầu về phẩm chất, năng lực cá nhân đối với những yêu cầu do nghề đặt ra. Tuyển chọn nghề xuất phát từ đặc điểm, yêu cầu của nghề để tuyển người phù hợp vào học hay làm việc.

Trong trường THPT, GDHN chủ yếu là định hướng nghề và một phần tư vấn nghề. Việc tuyển chọn nghề không thuộc chức năng của trường THPT nhưng có liên quan đến công việc định hướng, tư vấn nghề nghiệp. Tuyển chọn nghề và thích ứng nghề được tiến hành thơng qua q trình người lao động tham gia làm việc tại các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy… Thơng qua đó, người lao động có cơ sở, có kinh nghiệm và có thể tự quyết định nghề nghiệp tương lai của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thị xã an nhơn, tỉnh bình định (Trang 28 - 35)