Lịch phòng vắc-xin tổng đàn nái

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 36 - 37)

(Nguồn: Greenfeed) Chú ý: Chương trình vắc-xin có thể thay đổi theo tình hình dịch tễ.

2.2.4. Một số bệnh, vấn đề thường gặp trên lợn nái sinh sản

2.2.4.1. Viêm tử cung

Lợn là động vật đa thai, khả năng sinh sản cao nên bộ phận sinh dục hoạt động nhiều tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, nhất là trong điều kiện dinh dưỡng không phù hợp, điều kiện chăm sóc vệ sinh kém thì bệnh dễ xảy xa.

Trong chăn ni lợn sinh sản thậm chí cả ni lợn thịt, năng suất chăn ni phụ thuộc phần lớn vào khả năng sinh sản, trong đó hai yếu tố chính là số con trên một lứa đẻ và số lứa đẻ của một nái trên một năm. Do vậy ưu tiên hàng đầu và liên tục trong chăn nuôi lợn sinh sản là tạo ra nhiều lợn con sinh ra và sống sót sau cai sữa và đồng thời giảm chí phí trong sản xuất nhất là do khơng thụ thai. Mục tiêu trên, đòi hỏi sự làm việc cường độ cao ở lợn nái và nhất là cơ quan sinh sản. Do vậy các cơ quan sinh sản đóng vai trị quan trọng trong chăn nuôi, quyết định đến năng suất chăn nuôi. Những bất thường trong cơ quan sinh sản, nói rõ hơn là các kiểu rối loạn như viêm tử cung, làm năng suất chăn nuôi lợn nái bị ảnh hưởng. Viêm tử cung thường bắt đầu bằng sốt vài giờ khi đẻ, chảy dịch viêm vài giờ sau khi đẻ, chảy mủ vài hôm sau và thường kéo dài 48 đến 72 giờ (Madec, 1995 [27]).

STT Thời gian Vắc-xin phịng bệnh Mục đích sử dụng

1 3 tháng/lần PRRS Phòng bệnh Tai xanh

2 4 tháng/lần AD Phòng bệnh Giả dại

3 6 tháng/lần PCV2 Phòng bệnh Còi cọc

* Nguyên nhân

Theo Đoàn Thị Kim Dung và Lê Thị Tài (2002) [3], nguyên nhân gây ra bệnh viêm tử cung chủ yếu do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), liên cầu dung huyết (Streptococcus hemolitica) và các loại Proteus vulgaris, Klebriella, vi khuẩn E. coli, cịn có thể do trùng roi (Trichomonas foetus) và do

nấm Candida albicans.

Theo Nguyễn Văn Thanh (2010) [20], có nhiều nguyên nhân gây viêm tử cung như: Dinh dưỡng, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, chăm sóc và quản lý, vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng ni... Nhưng ngun nhân chính ln có trong các trường hợp là do vi sinh vật, nguyên nhân khác sẽ làm giảm sức đề kháng của cơ thể hoặc tạo điều kiện cho vi sinh vật xâm nhập và phát triển để gây nên các triệu chứng.

Mặt khác, khi gia súc đẻ, nhất là trường hợp đẻ khó phải can thiệp, niêm mạc tử cung bị xây sát và tạo các ổ viêm, mắc các bệnh truyền nhiễm như sảy thai truyền nhiễm, phó thương hàn, lao… thường gây viêm tử cung, âm đạo.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)