Kết quả thực hiện biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 58)

4.4.1. Kết quả phòng bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học

Mầm mống bệnh dịch như vi khuẩn, vi rút, nấm… Có thể được mang theo từ người và các loại động vật khác vào trại và trong điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và phát tán trong khắp trại. Vì vậy, quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trang trại Ánh Dương luôn luôn thực hiện nhanh chóng, chủ động và tích cực theo đúng quy trình nghiêm ngặt của công ty Greenfeed. Thêm vào đó, kỹ sư công ty sẽ giám sát, chỉ đạo chặt chẽ quy trình phòng bệnh và quy trình ATSH đã và đang thực hiện ở trang trại.

- Công tác vệ sinh

Hàng ngày, đường đi trong trại được quét dọn, phun thuốc sát trùng. Trong các chuồng nuôi luôn có công nhân quét dọn vệ sinh chuồng trại, thu gom phân, nước tiểu, khơi thông cống rãnh. Hành lang đi lại được quét dọn và rắc vôi theo quy định.

Mọi nhân viên trong trại (công nhân, kỹ sư, thợ điện nước…) cho đến khách tham quan, trước khi vào khu chăn nuôi và vào chuồng lợn đều phải đi qua hệ thống sát trùng, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo bảo hộ lao động và đi ủng chuyên dụng.

- Công tác phòng bệnh

Trong khu vực chăn nuôi, hành lang giữa các chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng vào. Trong các chuồng lợn, công nhân làm vệ sinh phun sát trùng xuống nền chuồng.

Mỗi ngày sẽ phân công một người ra lau dọn khu nhà sát trùng, nhà ăn, giặt và phơi đồ cho công nhân.

- Tiến hành sát trùng trại lợn theo lịch như sau

Kế hoạch vệ sinh sát trùng chuồng trại do kỹ sư trang trại trực tiếp chỉ đạo, giám sát. + Thứ 2: Dội vôi trong ngoài chuồng nuôi, khu vực vòng ngoài.

+ Thứ 3: Làm 5S chuồng nuôi (Thu gom rác thải trong chuồng; quét mạng nhện, hành lang; lau cửa kính, máng ăn; xếp gọn thuốc và dụng cụ…).

+ Thứ 4: Dội vôi ngoài chuồng nuôi từ nhà ăn ca tới chuồng 8. + Thứ 5: 5S.

Vòng trong: Nhà ăn ca, nhà sát trùng, kho cám, kho thuốc. Vòng ngoài: Khu sinh hoạt chung, nhà bếp.

+ Thứ 6: Dội vôi trong ngoài chuồng nuôi, khu vực vòng ngoài. + Thứ 7: Tổng vệ sinh khu vực xung quanh chuồng; cắt cỏ; trồng hoa. + Chủ nhật: Dội vôi trong ngoài chuồng nuôi, khu vực vòng ngoài.

Bảng 4.4. Kết quả thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong quá trình thực tập.

STT Công việc Đơn vị

tính

Số lượng

Kết quả hoàn thành (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lần/ngày 2 100

2 Cho lợn nái ăn Lần/ngày 2 100

3 Phun sát trùng trong chuồng Lần/ 2 ngày 1 100 4 Xịt gầm chuồng và xả cống Lần/ngày 1 100

5 Dội vôi gầm chuồng Lần/tuần 2 100

6 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh trang trại Lần/tuần 4 100

7 Thực hiện vệ sinh 5S toàn trại Lần/tuần 2 100

Việc tắm cho đàn lợn là rất cần thiết trong quá trình chăn sóc nuôi dưỡng nhưng chỉ khi thời tiết nóng bức, em thực hiện tắm cho đàn lợn ngày 1 lần. Khi thời tiết trở lạnh thì tắm lợn theo tuần.

Kết quả của bảng 4.4, em thấy bản thân trong 6 tháng thực tập đã luôn cố gắng hoàn thành, thực hiện đầy đủ ATSH nhằm đảm bảo cho đàn lợn nái sinh sản được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng và hạn chế được dịch bệnh trong quá trình chăn nuôi. Bên cạnh đó, em đã tích lũy được nhiều bài học về ATSH trong chăn nuôi lợn cũng như những kinh nghiệm quý báu về vấn đề thực hiện các biện pháp phòng bệnh tại trang trại. Trong quá trình thực hiện các công việc được phân công, em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ... Hằng ngày, nhau thai và lợn bệnh chết được đem đi chôn ở các rãnh sâu đào sẵn tại khu riêng biệt dành cho việc tiêu hủy xác, phế phẩm chăn nuôi. Nguồn nước thải chăn nuôi sẽ xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải và thải ra hầm biogas. Toàn bộ phân mà đàn lợn khu bầu - đẻ thải ra đều được đóng bao, mỗi chiều, đều được công nhân chuyển ra khu tập chung cách xa khu sản xuất để bán cho người dân trồng rau, lúa quanh vùng. Một lượng lớn phân tại hầm biogas cũng được máy ép phân hút lên ép thành phân khô dạng bột để bán ra ngoài cho các công ty sản xuất phân hữu cơ.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)