Kết quả thực hiện các biện pháp an toàn sinh học

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 57 - 60)

trong q trình thực tập.

STT Cơng việc Đơn vị

tính

Số lượng

Kết quả hồn thành (%)

1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lần/ngày 2 100

2 Cho lợn nái ăn Lần/ngày 2 100

3 Phun sát trùng trong chuồng Lần/ 2 ngày 1 100 4 Xịt gầm chuồng và xả cống Lần/ngày 1 100

5 Dội vôi gầm chuồng Lần/tuần 2 100

6 Phun sát trùng định kỳ xung

quanh trang trại Lần/tuần 4 100

7 Thực hiện vệ sinh 5S toàn trại Lần/tuần 2 100

Việc tắm cho đàn lợn là rất cần thiết trong q trình chăn sóc ni dưỡng nhưng chỉ khi thời tiết nóng bức, em thực hiện tắm cho đàn lợn ngày 1 lần. Khi thời tiết trở lạnh thì tắm lợn theo tuần.

Kết quả của bảng 4.4, em thấy bản thân trong 6 tháng thực tập đã luôn cố gắng hoàn thành, thực hiện đầy đủ ATSH nhằm đảm bảo cho đàn lợn nái sinh sản được chăm sóc ni dưỡng tốt, nâng cao sức đề kháng và hạn chế được dịch bệnh trong q trình chăn ni. Bên cạnh đó, em đã tích lũy được nhiều bài học về ATSH trong chăn nuôi lợn cũng như những kinh nghiệm quý báu về vấn đề thực hiện các biện pháp phịng bệnh tại trang trại. Trong q trình thực hiện các công việc được phân cơng, em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ... Hằng ngày, nhau thai và lợn bệnh chết được đem đi chôn ở các rãnh sâu đào sẵn tại khu riêng biệt dành cho việc tiêu hủy xác, phế phẩm chăn nuôi. Nguồn nước thải chăn nuôi sẽ xử lý tại các khu dành riêng cho chất thải và thải ra hầm biogas. Toàn bộ phân mà đàn lợn khu bầu - đẻ thải ra đều được đóng bao, mỗi chiều, đều được công nhân chuyển ra khu tập chung cách xa khu sản xuất để bán cho người dân trồng rau, lúa quanh vùng. Một lượng lớn phân tại hầm biogas cũng được máy ép phân hút lên ép thành phân khơ dạng bột để bán ra ngồi cho các công ty sản xuất phân hữu cơ.

4.4.2. Kết quả thực hiện biện pháp phòng bệnh bằng vắc-xin cho lợn nái sinh sản

Kỹ sư của trại chủ động tổ chức tiêm phòng vắc-xin đầy đủ cho đàn lợn. Mỗi đàn lợn đều có một hồ sơ riêng cho việc phối tinh, đẻ, xuất chuồng, nhập chuồng... chính xác tới từng ngày. Mỗi nái trong trại đều có một thẻ riêng (thẻ nái) để tiện cho việc quản lý năng suất, trị bệnh, lịch vắc-xin... Từ lợn nái, lợn hậu bị, lợn đực cho đến lợn con, lợn thịt. Ứng với mỗi loại lợn thì có một quy trình tiêm vắc-xin riêng biệt. Quy trình phịng bệnh bằng vắc-xin ln được

trang trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn, yêu cầu về lợn được tiêm vắc-xin: Lợn ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc ni dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác.

Bảng 4.5. Kết quả tiêm vắc-xin phòng bệnh cho lợn nái sinh sản trong 6 tháng thực tập tại trang trại

Loại vắc- xin Phòng bệnh Đường tiêm Số con tiêm (con) Số con an toàn /đạt (con) Tỷ lệ an toàn (%) SFV Dịch tả Tiêm bắp 323 323 100 FMD LMLM Tiêm bắp 294 294 100

PRRS Tai xanh Tiêm bắp Toàn đàn Toàn đàn 100

AD Giả dại Tiêm bắp 304 304 100

Trong chăn ni lợn việc phịng bệnh bằng vắc-xin cho lợn chiếm một vai trò hết sức quan trọng và để phòng chống các dịch bênh nguy hiểm có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, năng suất của đàn.

Việc tiêm phòng vắc-xin cho lợn nái được kỹ sư chuồng bầu trực tiếp quản lý và thực hiện, em chỉ tham gia hỗ trợ khi kỹ sư tiêm vắc-xin.

Qua bảng 4.5 cho thấy: Cơng tác tiêm phịng đã tiêm đầy đủ vắc-xin cho lợn nái ở cơ sở với tỷ lệ an toàn sau tiêm vắc-xin cao, đạt 100%. Đàn lợn tại trại được phịng bệnh bằng vắc-xin theo đúng quy trình. Như vậy, việc tiêm phòng bằng vắc-xin được tiến hành thường xuyên trong trại để phòng một số bệnh trên nái sinh sản. Đồng thời, việc tiêm phòng vắc-xin cũng là biện pháp bắt buộc trong ngành chăn nuôi thú y, nhất là chăn nuôi trang trại với quy mô lớn, nhằm hạn chế dịch bệnh xảy ra, tạo điều kiện ổn định số lợn trang trại.

4.5. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho lợn

4.5.1. Kết quả chẩn đốn bệnh cho lợn nái

Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn, em tiến hành theo dõi hàng ngày, thơng qua phương pháp chẩn đốn lâm sàng. Quan sát các biểu hiện như: Trạng thái cơ thể, bộ phận sinh dục ngoài, dịch rỉ viêm, phân... Ghi chép vào sổ theo dõi hàng ngày. Từ các triệu chứng thu thập được tiến hành chẩn đoán bệnh cho lợn nái sinh sản dưới sự hướng dẫn của kỹ sư trại.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho đàn lợn nái sinh sản tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi ánh dương, huyện hòa an, tỉnh cao bằng (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)