Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn trên thế giới đang rất phát triển. Các nước không ngừng đầu tư cải tạo chất lượng đàn giống và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi. Tuy nhiên, vấn đề hạn chế bệnh sinh sản là một vấn đề tất yếu cần phải giải quyết, đặc biệt là bệnh viêm đường sinh dục. Đã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về bệnh viêm đường sinh dục và đã đưa ra các kết luận giúp cho người chăn nuôi lợn nái sinh sản hạn chế được bệnh này. Tuy vậy, tỷ lệ mắc bệnh viêm đường sinh dục trên đàn lợn nái sinh sản vẫn rất cao.
Theo Urban V.P. và cs. (1983) [30], các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung có nguồn gốc từ nước tiểu, các tác giả đã phân lập vi khuẩn từ mẫu nước tiểu lợn nái sắp sinh thường có chứa các vi khuẩn E. coli, Staphylococcus aureus, Streptococcus spp.
Tuy nhiên, các nghiên cứu của các tác giả khác lại ghi nhận các vi khuẩn gây nhiễm trùng tử cung là các vi khuẩn cơ hội thuộc nhóm vi sinh vật hiếu khí có mặt ở nền chuồng, lúc lợn nái sinh cổ tử cung mở, vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Do đó, theo Smith B.B. (1995) [28], Taylor D.J. (1995) [29], tăng cường vệ sinh chuồng trại, vệ sinh thân thể lợn nái là yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa nhiễm trùng sau khi sinh. Khi mổ khám những lợn vô sinh, các tác giả đã xác định được nguyên nhân do cơ quan sinh sản là 52,5%; lợn nái đẻ lứa đầu là 32,1%; lợn nái cơ bản có biến đổi bệnh lý là viêm vòi tử cung có mủ. Andrew Gresham (2003) [26], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thương là do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, vi rút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospires (đặc biệt là
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng
- Lợn nái sinh sản.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
- Địa điểm: Trại lợn công ty Cổ phần Chăn nuôi Ánh Dương - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.
- Thời gian tiến hành: Từ ngày 28/05/2020 đến ngày 28/11/2020.
3.3. Nội dung thực hiện
- Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn công ty Cổ phần Chăn nuôi Ánh Dương - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.
-Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái sinh sản.
- Thực hiện biện pháp phòng, trị bệnh cho lợn nái sinh sản tại cơ sở.
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện
3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện
- Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty Cổ phần Chăn nuôi Ánh Dương - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng.
- Kết quả chăn sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái. - Tình hình sinh sản của lợn nái tại trại. - Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn.
- Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn lợn. - Kết quả thực hiện một số công tác khác.
3.4.2. Phương pháp thực hiện
3.4.2.1. Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại
Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại, em tiến hành thu thập thông tin từ các báo cáo hàng ngày của trại, kết hợp với kết quả bản thân tự theo dõi tình hình thực tế tại trang trại.
3.4.2.2. Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái sinh sản nuôi tại trại
Tìm hiểu và thực hiện các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn mà trang trại đang áp dụng.
* Thời gian làm việc và công việc hàng ngày ở khu chuồng bầu
- Thời gian:
+ Sáng: 7h - 11h.
+ Chiều: 13h30 - 17h30. - Nội dung công việc cần thực hiện:
+ Kiểm tra môi trường chuồng nuôi.
Bảng 3.1: Nhu cầu nhiệt độ và thông gió
(Nguồn: Greenfeed)
+ Kiểm tra sức khỏe lợn.
+ Chăm sóc nái mang thai, vệ sinh phòng bệnh. + Thử lợn, ép lợn chưa lên giống.
+ Phối giống.
+ Làm công tác thú y, chăm sóc và điều trị bệnh. + Ghi chép sổ sách, làm báo cáo kết quả.
* Quy trình chăm sóc lợn nái mang thai
Quy trình phối giống, chăm sóc lợn nái mang thai tại chuồng bầu cần phải được thực hiện đúng, chính xác và tỉ mỉ sẽ cho đàn nái đạt kết quả đậu thai cao, số lượng con nhiều và có thể duy trì khai thác nái được lâu dài. Ngoài vấn
Nhiệt độ thích hợp 17 - 21⁰C
Nhiệt độ ảnh hưởng (stress) >26⁰C
Độ ẩm 50 - 70%
Tốc độ gió 1,5 - 2 m/s
đề đưa ra được một quy trình chung phù hợp, còn phải luôn theo dõi và đánh giá kết quả, xử lý kịp thời những vấn đề còn thiếu sót.
Lợn nái hậu bị lên giống chờ phối, nái cai sữa và nái chửa được nuôi ở chuồng bầu. Hàng ngày, vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả... và các dấu hiệu bệnh khác. Tổng vệ sinh chuồng nuôi, cho lợn ăn 2 bữa/ngày (sáng 7h và chiều 13h30), dọn phân vào bao không để cho lợn nằm đè lên phân, tắm lợn khi trời nóng, rửa máng, phun thuốc sát trùng hàng ngày, xịt gầm. Cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Kiểm tra tình trạng toàn đàn lợn để điều chỉnh lượng quạt cũng như bật dàn mát. Vì trang trại lợn công ty Cổ phần Chăn nuôi Ánh Dương là trại khách hàng lớn của công ty Cổ phần Greenfeed nên lợn nái mang thai được ăn loại thức ăn hỗn hợp 9054/GF08 và 9044/GF07 với chế độ ăn phù hợp.
Bảng 3.2: Chế độ ăn cho lợn nái mang thai
Chế độ ăn Loại thức ăn Nái hậu bị (kg/con/ngày) Nái rạ (kg/con/ngày)
Ngày phối giống
đến 21 ngày 9054/GF08 1,6 - 1,8 2,0 - 2,2 22 - 84 ngày
9054/GF07 2,0 - 2,2 2,2 - 2,5
85 - 110 ngày 2,2 - 2,4 2,5 - 3,0
110 - 113 ngày 9054/GF08 2,0 2,0
(Nguồn: Kỹ sư trại)
Lưu ý: Chế độ ăn có thể thay đổi tùy vào thể trạng béo, gầy của lợn. Từ ngày phối giống đến 21 ngày mang thai: Cho nái ăn thức ăn 9054/GF08.
Từ ngày 22 đến ngày 84 mang thai: Cho ăn thức ăn 9044 /GF07. Từ ngày 85 đến 110 ngày mang thai cho ăn thức ăn 9044/GF07. Đối với nái chửa từ 110 đến 113 ngày cho ăn thức ăn 9054/GF08.
3.4.3. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
- Tỷ lệ lợn mắc bệnh:
Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 × 100
- Tỷ lệ lợn khỏi:
Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 ×× 100
3.4.4. Phương pháp tính toán các chỉ tiêu
Các số liệu thu thập được xử lý theo máy tính cầm tay và phần mềm Microsoft Excel 2016 trên máy tính cá nhân.
∑ số lợn mắc bệnh ∑ số lợn theo dõi ∑ số con khỏi bệnh
Phần 4
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty Cổ phần Chăn nuôi Ánh Dương - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng trong 2 năm từ 2019 - 2020 Dương - huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng trong 2 năm từ 2019 - 2020
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty cổ phần chăn nuôi Ánh Dương huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng từ năm năm 2019 - 2020
STT Loại lợn 2019 2020
1 Lợn đực giống 04 04
2 Quy mô nái 300 450
3 Lợn nái sinh sản 250 410
4 Lợn hậu bị nhập mới 55 110
5 Lợn con sinh ra 2163 6745
Tổng trại (1+3+4+5) 2472 7269
(nguồn: Kỹ sư trang trại)
Kết quả bảng 4.1 cho thấy:
Cơ cấu đàn lợn tại trang trại từ khi bắt đầu đi vào sản xuất cho đến hiện tại có sự biến động rõ rệt.
Tuy thành lập vào năm 2017 nhưng năm 2018 trang trại mới đi vào xây dựng và hoàn thiện. Tháng 10/2018 trại bắt đầu nhập lứa hậu bị đầu tiên. Lợn thịt nuôi trong trại đều là lợn con do nái trong trại đẻ ra. Trong năm 2019, nước ta bùng phát Dịch tả lợn châu Phi, khiến cho tổng đàn lợn cả nước sụt giảm nghiêm trọng. Nhu cầu sử dụng thịt không ngừng tăng khiến cung nhỏ hơn cầu, kéo theo đó là giá thịt lợn cũng tăng mạnh. Nắm bắt được diễn biến thị trường, năm 2020, trại mở rộng quy mô (xây thêm chuồng bầu - đẻ, 2 chuồng thịt) và có 2 lần nhập thêm nái hậu bị để tăng số lượng đàn nái sinh sản cũng như thay thế các nái bị loại thải. Số lợn đực ít và không tăng do trang trại chủ yếu sử
dụng tinh do công ty Cổ phần Greenfeed cung cấp để phối giống. Cho đến hết tháng 2/2021, quy mô trại đã mở rộng lên đến 600 nái và 5000 thịt.
Từng cá thể lợn nái rạ cũng như là hậu bị được theo dõi cẩn thận và tỉ mỉ, các số liệu liên quan của từng nái như số tai, ngày phối giống, ngày đẻ dự kiến, số con đẻ ra, số con nuôi, cân nặng sơ sinh trung bình đàn con, ngày cai sữa, cân nặng khi cai sữa, số con chọn nuôi bình quân/ nái (ổ)... được ghi trên thẻ nái.
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản * Quản lý môi trường chuồng lợn nái * Quản lý môi trường chuồng lợn nái
- Kiểm tra nhiệt độ môi trường chuồng nuôi tối thiểu liên tục. - Tạo nhiệt độ chuồng thích hợp.
- Chất lượng nước uống sạch, mát và không bị nhiễm khuẩn. Đảm bảo lợn được uống nước tự do.
* Chuyển lợn nái lên chuồng đẻ
Trước khi chuyển lợn nên tắm rửa sạch sẽ cho lợn nái bằng nước pha thuốc sát trùng loãng hoặc nước xà phòng.
Chuyển lợn lúc trời mát, sáng sớm hoặc chiều tối. Lùa nhẹ nhàng, không đánh đập tạo stress cho lợn. Chuyển lợn theo từng lượt, mỗi lượt khoảng 5 con. Không nên lùa khi lợn ăn no khiến cho thai bị chèn ép.
* Nhận nái cai sữa đến chuồng bầu
Chuẩn bị đủ ô chuồng trống để đón nái: Các ô chuồng được xếp liên tiếp sát nhau và ở đầu chuồng gần ô đực để kích thích việc động dục.
- Nái mới về thì cho nhịn một bữa để tạo stress.
* Quản lý phối giống
- Quản lý giai đoạn chờ phối của nái rạ
+ Thực hiện sắp xếp lợn theo nhóm, chuẩn bị khu nhận lợn nái cai sữa. + Đo điểm thể trạng: Phân loại, sắp xếp (Chú ý: Lợn bệnh và lợn có thể trạng dưới 2 điểm vào 1 khu). Xác định con nào cần cho ăn thêm vì quá gầy.
+ Đánh dấu bằng kẹp thẻ.
+ Kiểm tra và điều trị lợn bệnh: Viêm khớp, viêm tử cung, loại những con nặng khó hồi phục.
+ Tiêm ADE nếu bên chuồng đẻ chưa tiêm. + Tiếp xúc đực từ ngày thứ 2.
+ Cho ăn tự do bằng cám nái đẻ.
+ Kiểm tra lên giống tất cả lợn cai sữa nhưng bỏ qua 1 chu kỳ những con dưới 2 điểm, tích cực kích thích chu kỳ sau (18 ngày sau lần lên giống trước).
- Tiếp xúc đực
+ Mục đích: Kích thích lợn lên giống, rụng trứng nhiều. Phát hiện lợn lên giống và thời điểm chịu đực hoặc bị lốc.
+ Đối tượng: Lợn nái cai sữa, lợn hậu bị chuẩn bị phối, lợn có vấn đề. + Nọc thí tình: Nọc trưởng thành (>12 tháng tuổi), có mùi mạnh. Sung sức nhưng không hung hăng. Loại (thay thế) nọc thí tình khi quá to hoặc lười biếng. Sử dụng nọc hằng ngày từ 1 - 1,5 giờ/lần.
+ Ở trại em thực tập, nọc thí tình chỉ phục vụ việc phối nhóm hoặc kích thích nái lên giống. Khi kiểm tra xác định nái lên giống, nhốt riêng lợn đực vào ô nhỏ nằm giữa 2 ô lớn phía đầu chuồng. Cho nái vào ô lớn để quan sát, kiểm tra việc lên giống của nái.
+ Thời gian: Mỗi nái 2 - 5 phút/ lần/ ngày và nhẹ nhàng tiếp xúc nái, cọ xát vú, âm hộ, cọ xát 2 bên hông và đè (ngồi) lên lưng lợn.
+ Quan sát dịch, màu sắc âm hộ. + Xác định con nào lên giống.
* Loại thải và thay thế đàn
- Mục đích: Duy trì năng suất cao và ổn định qua nhiều năm. Ổn định
- Nguyên nhân
+ Hậu bị: 40 tuần tuổi, 6 tuần tiếp xúc nọc mà không lên giống. + Nái lứa thứ 2 trở đi: có 2 lần số con sinh thấp.
+ Từ lứa 7 - 8: Số con thấp so với trung bình đàn, nuôi con kém sữa. + Sảy thai 2 lần liên tiếp, sẩy thai trên 90 ngày.
+ Viêm tử cung sau phối 2 lần, không đậu thai 3 lần liên tiếp. + Lợn cai sữa sau 40 ngày không lên giống lại.
+ Lợn bệnh: Viêm tử cung nặng, viêm khớp, viêm dạ dầy, viêm hư vú. + Thể trạng quá kém không hồi phục hoặc do chết đột tử, bệnh quá cấp.
Bảng 4.2. Số lượng lợn nái mang thai trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại qua 6 tháng thực tập
Tháng Nái hậu bị chờ phối (con)
Nái mang thai (con) 6 37 46 7 8 75 8 0 132 9 0 134 10 0 134 11 39 61 Tính chung 84 582
Trong quá trình thực tập 6 tháng trang trại Ánh Dương, qua bảng 4.2. Tính chung, em đã chăm sóc 84 lợn nái hậu bị và 582 lợn nái mang thai. Số lượng lợn chăm sóc có sự chênh lệch giữa các tháng vì tháng 6, 7, 11 là các tháng em làm bên chuồng phối (chuồng bầu 3) và tháng 8, 9, 10 là các tháng em làm bên chuồng mang thai (chuồng bầu 2). Ở chuồng phối, em đã học được các quy trình và các phương pháp như phối, pha chế tinh, bảo quản tinh, kích
thích nái cai sữa lên giống, xác định nái lên giống, sắp xếp lợn theo từng khu riêng biệt... Ở chuồng mang thai, em được học cách bắt lốc, xác định biểu hiện khác thường của nái, chế độ dinh dưỡng của từng giai đoạn mang thai... Qua đó, em cũng trau dồi được nhiều kinh nghiệm thực tế cũng như tăng thêm tình yêu của mình với ngành nghề đang học.
4.3. Tình hình phối và đậu thai của lợn nái nuôi tại trại lợn
Bảng 4.3. Tình hình đậu thai của lợn nái trong 6 tháng cuối năm 2020
Tháng Số nái phối (con) Số con đậu thai (qua 21 ngày) (con) Tỷ lệ (%) Số con không đậu thai (con) Tỷ lệ (%) 6 87 84 96,55 3 3,45 7 55 54 98,18 1 1,82 8 76 74 97,37 2 2,63 9 50 47 94,00 3 6,00 10 59 55 93,22 4 6,78 11 97 95 97,94 2 2,06 Tính chung 424 409 96,46 15 3,54
Qua bảng 4.3 cho thấy, tỷ lệ lợn nái đậu thai cao, chiếm 96,46%. Lợn không đậu thai, lên giống lại do rất nhiều nguyên nhân. Các nguyên nhân phổ biến là thể trạng nái yếu, khiến nái không động dục đúng chu kỳ; kiểm tra lại vấn đề môi trường: nóng quá hoặc lạnh quá làm ảnh hưởng đến sự động dục của lợn nái; phối đã quá kỳ động dục; chất lượng và cách lưu trữ tinh không đảm bảo... Xác định chính xác thời điểm phối giống sẽ: Tăng tỷ lệ đậu thai; tăng số con trong lứa; bảo đảm đàn con đều; bảo đảm sức khỏe nái và kéo dài thời gian sử dụng (trên 10 lứa).
4.4. Kết quả thực hiện biện pháp phòng bệnh cho lợn nái sinh sản
4.4.1. Kết quả phòng bệnh bằng các biện pháp an toàn sinh học
Mầm mống bệnh dịch như vi khuẩn, vi rút, nấm… Có thể được mang theo từ người và các loại động vật khác vào trại và trong điều kiện thuận lợi sẽ phát triển và phát tán trong khắp trại. Vì vậy, quy trình phòng bệnh cho đàn lợn